Nôn ra mật xanh là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tiêu hóa
MỤC LỤC
Nguyên nhân gây ra tình trạng nôn ra mật xanh
Nôn ra mật xanh có nguy hiểm không?
Cách chăm sóc và điều trị tình trạng nôn ra mật xanh
Thuốc Dạ dày Đông y – giải pháp cho bệnh dạ dày
Nguyên nhân gây ra tình trạng nôn ra mật xanh
Nôn mửa là một phản ứng của cơ thể nhằm loại bỏ tất cả những gì có trong dạ dày qua đường miệng hoặc mũi. Thông thường, người bệnh có thể nôn ra thức ăn chưa tiêu hóa hoặc các chất màu vàng, máu, đôi khi có thể là một số chất giống bã cà phê.
Nếu dịch nôn có màu sắc bất thường, đặc biệt là nôn ra mật xanh, nó có thể là dấu hiệu của một vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng.
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng nôn ra mật xanh phổ biến nhất bao gồm:
Nhiễm trùng gan
Nếu gan bị nhiễm trùng, mật và axit dạ dày kết hợp với nhau khiến bạn nôn ra dịch màu xanh. Vì vậy, tham khảo ý kiến bác sĩ để tầm soát bệnh và có hướng điều trị kịp thời.
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc có thể làm giãn cơ vòng môn vị, khiến mật thấm vào dạ dày như:
Thuốc chủ vận Beta 2 dùng cho bệnh hen suyễn và COPD
Thuốc chẹn kênh canxi dùng cho bệnh cao huyết áp
Nitrat dùng để điều trị đau thắt ngực
Xanthin dùng để điều trị bệnh gút
Thuốc benzodiazepin dùng điều trị chứng lo âu và mất ngủ
Uống rượu
Rượu làm tăng tốc độ túi mật tự làm rỗng và làm chậm sự co cơ (nhu động) di chuyển thức ăn qua ruột.
Sự kết hợp của hai điều này có thể thúc đẩy dòng chảy ngược của mật vào dạ dày, sau đó sẽ trào ngược lại nếu người đó uống rượu đến mức nôn mửa.
Sử dụng rượu quá mức có thể gây nôn dịch xanh
Ngộ độc thực phẩm
Ăn thức ăn chưa nấu chín hoặc ngộ độc thực phẩm cũng là lý do gây nôn ra dịch màu xanh. Nếu có tình trạng dị ứng với thực phẩm nào đó, tuyệt đối tránh bởi ăn chúng sẽ nôn mửa nguy hiểm.
Bệnh dạ dày
Nguyên nhân phổ biến gây nôn ra mật xanh là do bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng hoặc trào ngược dịch mật.
Khi niêm mạc dạ dày bị viêm hoặc loét, chức năng tiêu hóa bị rối loạn, dẫn đến việc thức ăn và dịch tiêu hóa không di chuyển trơn tru từ dạ dày xuống ruột non. Điều này có thể khiến dịch mật từ ruột non trào ngược lại vào dạ dày.
Dịch mật có màu xanh vàng, kích thích niêm mạc dạ dày, gây buồn nôn và nôn ra dịch mật khi cơ thể cố gắng tống xuất chất gây khó chịu.
Cơ chế này cho thấy sự bất thường trong chuyển động thức ăn và dịch tiêu hóa, dẫn đến nôn ra mật xanh.
Trào ngược dịch mật là nguyên nhân chủ yếu gây nôn ra mật xanh
Nôn ra mật xanh có nguy hiểm không?
Nôn ra mật xanh có thể nguy hiểm nếu xảy ra thường xuyên hoặc kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng như đau bụng dữ dội, tắc ruột hoặc viêm tụy.
Tình trạng này cần được kiểm tra và điều trị kịp thời để tránh biến chứng.
Cách chăm sóc và điều trị tình trạng nôn ra mật xanh
Trong trường hợp nôn ra mật, việc xác định phương pháp điều trị sẽ tùy theo nguyên nhân gây bệnh.
Điều trị bệnh lý nguyên nhân: Nếu nguyên nhân là do bệnh gan hay việc dùng thuốc điều trị bệnh gút, cao huyết áp… thì cần can thiệp vào nguyên nhân thì tình trạng nôn ra mật xanh sẽ giảm hoặc không còn.
Bổ sung nước: Sau khi nôn cơ thể có thể bị mất nước, bạn nên uống nước ấm ngay sau đó. Nếu cảm thấy khó uống, bạn nên uống từng ngụm nước nhỏ và uống một cách thường xuyên.
Ăn uống phù hợp: Sau khi nôn bạn nên ăn những thực phẩm nhạt, dễ tiêu hóa, chẳng hạn như: bánh mì nướng, bánh quy không muối, cơm, chuối.
Tránh các thực phẩm có thể gây buồn nôn và nôn như: thức ăn béo hoặc nhiều dầu mỡ, thức ăn cay, thực phẩm có đường.
Chia thành nhiều bữa nhỏ và thường xuyên hơn thay vì ăn ba bữa lớn mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bạn tiêu hoá tốt hơn và tránh tình trạng khó tiêu, buồn nôn.
Tránh mùi mạnh: Mùi nồng có thể gây buồn nôn và nôn, vì vậy mọi người nên cố gắng tránh xa mọi thực phẩm hoặc chất có mùi mạnh.
Điều trị bệnh dạ dày bằng thuốc Dạ dày Đông y
Thuốc Dạ dày Đông y – giải pháp cho bệnh dạ dày
Như đã phân tích, nguyên nhân phổ biến gây nôn ra mật xanh là do bệnh dạ dày.
Y học cổ truyền phân tích nôn mửa phần nhiều do vị khí không điều hòa được chức năng thăng giáng, làm cho khí nghịch lên gây ra nôn. Nguyên nhân của hiện tượng này có khi do nhiễm khuẩn, đầy tích, đờm ẩm, vị nhiệt quá, hàn quá... đều có thể gây ra triệu chứng nôn.
Phương pháp điều trị chủ yếu là kết hợp công dụng của các vị thuốc có tác dụng kiện tỳ, hòa vị, ôn trung, giáng nghịch nhằm cầm nôn và cải thiện sự vận hóa tỳ vị.
Thuốc Dạ dày Đông y được phát triển dựa trên bài thuốc cổ truyền chữa các chứng bệnh dạ dày, giúp điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, đau rát vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, cảm giác khó chịu ở dạ dày.
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO, thuốc có hiệu quả đối với các trường hợp viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, đau rát vùng thượng vị.
Thuốc Dạ dày dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bị nôn ra mật xanh do bệnh dạ dày có thể tham khảo sử dụng.
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO, thuốc DẠ DÀY NHẤT NHẤT Điều trị: |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm