Tìm hiểu cách điều trị nổi mụn bọc ở cằm
MỤC LỤC:
Cách điều trị mụn bọc tại nhà
Cách điều trị mụn bọc ở cằm bằng liệu pháp y tế
Các biện pháp chăm sóc da nên thực hiện
Cách điều trị mụn bọc tại nhà
Làm sạch kỹ vùng da bị mụn bọc
Làm sạch da là một thói quen tốt, bạn nên duy trì cho dù da mặt có bị mụn hay không. Vì sau một ngày dài, da đã tiếp xúc với quá nhiều khói bụi, vi khuẩn, tiết nhiều dầu, bã nhờn… gây bít lỗ chân lông cho nên bạn cần làm sạch da.
Bạn có thể dùng nước tẩy trang, sữa rửa mặt dịu nhẹ, lành tính để làm sạch sâu bên trong da, vì nếu chỉ rửa mặt với nước thì da chắc chắn không thể sạch bã nhờn hoàn toàn.
Nổi mụn bọc ở cằm - cách điều trị và phòng ngừa
Trị mụn bọc ở cằm bằng kem đặc trị
Dùng các loại kem đặc trị mụn bọc ở cằm cũng là phương pháp phổ biến, được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng đối với những trường hợp bị mụn bọc trung bình và nặng.
Các loại kem bôi được chỉ định thường chứa các thành phần tá dược như sau:
Benzoyl Peroxide: hợp chất này có tác dụng diệt khuẩn và giúp giảm sự phát triển của nhân mụn. Thuốc cũng có khả năng tiêu diệt và ức chế hoạt động của vi khuẩn C. acnes gây mụn. Benzoyl Peroxide có thể được sử dụng kết hợp với các loại thuốc kháng sinh hoặc Retinoid. Để có hiệu quả điều trị tốt nhất, nồng độ sử dụng của Benzoyl Peroxide được khuyến cáo nên từ 2,5% đến 10%.
AHA/BHA/PHA: các thành phần phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da. Chúng giúp loại bỏ các lớp tế bào chết, đẩy nhân mụn từ bên trong mụn bọc ở cằm ra ngoài và làm sạch lỗ chân lông, giúp da thông thoáng hơn và loại bỏ chất bẩn.
Retinoid: thành phần trong kem trị mụn bọc, hoạt chất tiền vitamin A, thường được sử dụng kết hợp với kháng sinh uống, hỗ trợ điều trị mụn. Khi sử dụng Retinoid bạn có thể có cảm giác châm chích như kim châm, da cũng có thể trở nên khô và bong tróc, làm tăng sắc tố của da khiến da sạm màu.
Cách điều trị mụn bọc ở cằm bằng liệu pháp y tế
Với những trường hợp bị mụn bọc ở cằm trung bình và nặng, đã dùng các biện pháp trị mụn tại nhà như bôi kem, vệ sinh chăm sóc da đúng cách nhưng vẫn không khỏi thì cần đến các cơ sở chuyên khoa da liễu uy tín để được can thiệp bằng các liệu pháp y tế.
Kháng sinh đường uống
Những người gặp tình trạng mụn bọc ở cằm nghiêm trọng thường được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh đường uống. Có 2 loại thuốc thường được sử dụng để điều trị mụn bọc là Doxycycline và Minocycline.
Kháng sinh đường uống giúp giảm sự phát triển của vi khuẩn trên da và có thể mang lại kết quả trong việc điều trị mụn bọc ở cằm sau một vài tuần. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh cần tuân theo chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo liều lượng và hạn chế tác dụng phụ.
Isotretinoin dạng uống
Isotretinoin dạng uống là một loại thuốc được sử dụng để điều trị mụn bọc ở cằm. Thuốc này có tác dụng làm giảm kích thước của tuyến bã nhờn, giảm tiết dầu, giảm sự xâm nhập của vi khuẩn C. acnes và có khả năng kháng viêm. Khi sử dụng Isotretinoin để điều trị mụn bọc ở cằm, quá trình điều trị thường bắt đầu từ mức liều thấp, tùy thuộc vào tình trạng cơ thể của mỗi người. Bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng phù hợp để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Isotretinoin là một loại thuốc mạnh và có thể gây tác dụng phụ. Vì vậy, việc sử dụng thuốc cần được giám sát chặt chẽ bởi bác sĩ da liễu để đảm bảo tác dụng kháng viêm và làm giảm mụn của thuốc được tối ưu hóa, hạn chế tác dụng phụ.
Liệu pháp laser
Trị mụn bằng laser là một phương pháp điều trị mụn tiên tiến sử dụng công nghệ cao, được áp dụng để điều trị mụn bọc phổ biến hiện nay. Phương pháp này sử dụng tia laser có các bước sóng cụ thể để tác động trực tiếp lên da với mục tiêu giảm tình trạng mụn, kháng viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn bọc ở cằm.Ngoài ra, tia laser còn có khả năng kích thích tái tạo tế bào da, giúp da mềm mịn hơn và cải thiện sẹo mụn.
Sau quá trình điều trị mụn bằng laser, da của bạn cần được chăm sóc một cách tốt nhất. Bạn cần bôi kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời, sử dụng các sản phẩm chăm sóc da nhẹ nhàng và không gây kích ứng, tuân thủ chế độ chăm sóc da hàng ngày đúng hướng dẫn từ chuyên gia.
Peel da (lột da hóa học)
Một phương pháp hiệu quả, đơn giản và tối ưu để điều trị mụn bọc ở cằm là lột da hóa học, còn được gọi là Peel da trị mụn. Có ba cấp độ peel da khác nhau gồm: bề mặt, nông và sâu. Quá trình này sử dụng các hóa chất có nồng độ cao để thẩm thấu sâu và tác động mạnh lên da.
Giúp loại bỏ các lớp tế bào chết và tế bào da đã lão hóa, đồng thời hỗ trợ điều trị mụn bọc từ sâu bên trong da.
Thuốc peel da thường là dung dịch chứa các thành phần hóa học như: axit salicylic, axit glycolic, axit trichloroacetic… Các hóa chất này sẽ tác động lên da, gây ra quá trình lột tế bào da tự nhiên, kích thích tái tạo tế bào mới.
Kết quả da trở nên mềm mịn hơn, sạch mụn và tăng cường quá trình phục hồi của da. Để đạt được kết quả tốt nhất và tránh tác động phụ, việc sử dụng phương pháp này nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn và giám sát của bác sĩ da liễu.
Mụn bọc ở cằm có thể gây ra cảm giác đau nhức và khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thẩm mỹ của những người bị mụn.
Song song với việc điều trị, bạn cũng cần chú ý chăm sóc da thật tốt để phòng ngừa nổi mụn bọc ở cằm.
Khi điều trị mụn bọc tại nhà bạn cần làm sạch da và không nên cố nặn mụn
Các biện pháp chăm sóc da nên thực hiện
Để chăm sóc da cơ bản và ngăn ngừa mụn bọc, em có thể thực hiện các biện pháp sau:
Làm sạch da
Rửa mặt đúng cách: Sử dụng sữa rửa mặt 2 lần/ngày, nên ưu tiên sữa rửa mặt dịu nhẹ, có độ pH phù hợp, không chứa xà phòng, không tạo bọt, không gây kích ứng da.
Tẩy trang kỹ: Luôn tẩy trang để loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và lớp trang điểm trên da.
Tẩy tế bào chết
Tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần: Sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học hoặc vật lý nhẹ nhàng để loại bỏ lớp da chết, giúp lỗ chân lông thông thoáng và ngăn ngừa mụn.
Dưỡng ẩm
Sử dụng kem dưỡng ẩm: Chọn kem dưỡng ẩm phù hợp với loại da, giúp da luôn đủ độ ẩm, từ đó giảm tiết dầu thừa, một trong những nguyên nhân gây mụn.
Chống nắng
Dùng kem chống nắng hàng ngày: Ngay cả khi trời râm hay khi ở trong nhà, ánh nắng vẫn có thể tác động đến da. Chọn kem chống nắng không gây bít tắc lỗ chân lông, có chỉ số SPF phù hợp (thường là SPF 30 trở lên).
Chế độ ăn uống và sinh hoạt
Ăn uống lành mạnh: Hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường, dầu mỡ, thức ăn nhanh. Tăng cường rau xanh, trái cây và nước uống để cung cấp dưỡng chất cho da.
Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm để cơ thể và da được phục hồi.
Giảm căng thẳng: Stress có thể kích thích tuyến dầu hoạt động mạnh hơn, gây ra mụn. Hãy tìm cách thư giãn như yoga, thiền, hoặc các hoạt động yêu thích.
Trong các bước chăm sóc da kể trên, rửa mặt là bước quan trọng nhưng ít người thực hiện đúng. Sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa xà phòng, không tạo bọt, không gây kích ứng, có độ pH phù hợp có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo lựa chọn.
Sữa rửa mặt Lenka Đặc điểm nổi bật: Thành phần: Cách dùng: Chú ý: Trường hợp da quá nhờn, trang điểm đậm, quá nhiều bụi bẩn thì rửa thêm một lần nữa. |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm