Nhìn lại các chính sách giáo dục nổi bật trong năm 2021

Nhìn lại các chính sách giáo dục nổi bật trong năm 2021
Năm 2021 là một năm đặc biệt, khi mà tình hình dịch bệnh Covid còn diễn biến phức tạp bên cạnh những chính sách mới về giáo dục như Luật Giáo dục, Luật Lao động,… có hiệu lực nên đã kéo theo rất nhiều chính sách liên quan giáo dục có nhiều thay đổi.

Chính thức tăng tuổi nghỉ hưu giáo viên

Kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Giáo viên làm việc trong điều kiện bình thường, bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định trên.

Ngoài ra, giáo viên cũng có thể về hưu trước tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp:

Nghỉ hưu trước tuổi (về hưu ở tuổi thấp hơn) nếu giáo viên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước 1/1/2021. Có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với tuổi quy định nêu trên;

Trường hợp giáo viên bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81% được về hưu khi đủ 55 tuổi 3 tháng với nam và 50 tuổi 4 tháng với nữ;

Trường hợp giáo viên bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, tuổi nghỉ hưu được tính là đủ 50 tuổi 3 tháng với nam, 45 tuổi 4 tháng với nữ.

Bộ Giáo dục ban hành 4 Thông tư về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông

Điểm nổi bật của các Thông tư này là quy định mới về cách bổ nhiệm, xếp lương của giáo viên các cấp. Theo đó, từ ngày 20/3, cách xếp lương cho giáo viên các cấp theo chức danh nghề nghiệp mới tương ứng như sau:

Giáo viên mầm non áp dụng hệ số lương từ 2,1 – 6,38 (hiện áp dụng hệ số dao động từ 1,86 – 4,98); Giáo viên tiểu học áp dụng hệ số lương dao động từ 2,34 – 6,78 (hiện nay hệ số lương của nhóm này dao động từ 1,86 – 4,98); Giáo viên trung học cơ sở áp dụng hệ số lương dao động từ 2,34 – 6,78 (hiện hưởng lương theo hệ số lương từ 2,1 – 6,38); Giáo viên trung học phổ thông áp dụng hệ số lương dao động từ 2,34 – 6,78 (tương đương hạng cũ);

Nhìn lại các chính sách giáo dục nổi bật trong năm 2021
Tùy vào hạng mục chức danh lương giáo viên sẽ được tăng so với hiện nay.

Như vậy, tùy vào hạng chức danh, nhìn chung lương giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đều được điều chỉnh tăng so với hiện nay.

Tuy nhiên đến tháng 12/2021 hầu như các địa phương vẫn chưa thể tiến hành bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mới do bất cập, bất công của chùm Thông tư mới và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Nội vụ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương sửa đổi bất cập của chùm Thông tư trên.

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2021 và các năm tiếp theo cơ bản giữ ổn định

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (gọi tắt là Quy chế) ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, có hiệu lực từ ngày 27/4/2021.

Các nội dung cơ bản giữ lại những điểm hợp lý của các kỳ thi các năm trước và có sửa đổi một số nội dung về điều kiện dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 như sau:

Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Quy chế phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thuộc chương trình giáo dục thường xuyên thì không yêu cầu xếp loại loại.

Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Quy chế phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở và phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém.

Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do xếp loại học lực kém ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 (năm) điểm (tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc trường phổ thông nơi đăng ký dự thi), bảo đảm khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện dự thi về xếp loại học lực theo quy định.

Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú xác nhận việc chấp hành chính sách pháp luật và các quy định của địa phương để được trường phổ thông nơi học lớp 12 xác nhận đủ điều kiện dự thi về xếp loại hạnh kiểm theo quy định;...

Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 1, 2, 6

Theo lộ trình, năm học 2021 - 2022 học sinh lớp 2 và lớp 6 trên cả nước sẽ thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 88/2014/QH13, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị quyết 51/2017/QH14.

Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 05/9/2021 nhưng chỉ áp dụng ngay trong năm học 2021 - 2022 đối với học sinh lớp 6. Các khối lớp khác được áp dụng theo lộ trình.

Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 05/9/2021. Theo đó, có nhiều điểm đáng chú ý:

Xếp loại học sinh theo 4 mức (Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt): Thông tư 22 xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh theo các mức Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt, thay vì xếp loại học lực là Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu và xếp loại hạnh kiểm là Tốt, Khá, Trung bình, Yếu như trước đây.

Xóa bỏ danh hiệu học sinh tiên tiến: Thông tư 22 không còn quy định về danh hiệu học sinh tiên tiến mà chỉ khen tặng danh hiệu học sinh giỏi và học sinh xuất sắc.

Không còn phân biệt môn chính, môn phụ: Cụ thể, Điều 9 Thông tư này quy định, học sinh sẽ được xếp loại học lực ở mức Tốt nếu tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét được ở mức Đạt; tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số có điểm trung bình môn từ 6,5 trở lên, trong đó ít nhất 6 môn có điểm trung bình môn từ 8,0 trở lên.

Trong khi đó, theo quy định cũ, để được xếp loại học lực giỏi, học sinh phải đạt điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của một trong ba môn là Toán, Văn, Ngoại ngữ phải đạt từ 8,0 trở lên (điểm a khoản 1 Điều 13 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT).

Như vậy, theo Thông tư mới, tất cả các môn đều được tính điểm như nhau, không chỉ riêng Toán, Văn, Ngoại ngữ.

Công nhận dạy và đánh giá dạy học trực tuyến

Nhìn lại các chính sách giáo dục nổi bật trong năm 2021
Việc dạy và đánh giá dạy học trực tuyến đã được công nhận

Thông tư 09/2021/BGDĐT về dạy học trực tuyến Thông tư này quy định người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông quyết định hình thức tổ chức dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp tại trường.

Tổ chức dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông trong thời gian học sinh không đến trường để học tập vì lý do bất khả kháng. Tuy nhiên rất tiếc, Bộ Giáo dục và Đào tạo không ban hành quy định cụ thể về việc quy đổi tiết dạy từ trực tuyến sang trực tiếp nên đến giai đoạn hiện nay các địa phương không thể ban hành quy định quy đổi khiến giáo viên chịu nhiều thiệt thòi.

Đào tạo chứng chỉ sư phạm chính thức trở lại sau 7 năm tạm dừng

Ngày 5/4/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 11/2021/TT-BGDĐT về việc ban hành Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học và Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT về việc ban hành Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông (gọi tắt là Thông tư 11 và Thông tư 12).

Theo Thông tư Ban hành chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, bắt đầu từ ngày 22/5, các cơ sở được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lại. Thông tư tạo điều kiện cho các sinh viên giỏi nhưng các chuyên ngành khác ngoài sư phạm được có cơ hội trở thành giáo viên.

Giáo viên từ khối 7 đến khối 12 được sử dụng giáo án hiện hành

Ngày 23/6/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học cho năm học 2021-2022.

Nhìn lại các chính sách giáo dục nổi bật trong năm 2021
Giáo viên từ khối 7 đến khối 12 được sử dụng giáo án hiện hành

Theo đó, năm học 2021-2022, các cơ sở giáo dục trung học thực hiện đồng thời chương trình giáo dục phổ thông 2018 với lớp 6 và chương trình giáo dục phổ thông 2006 với các lớp 7 đến lớp 12. Theo Công văn này, chỉ giáo viên dạy lớp 6 mới áp dụng hướng dẫn của Công văn 5512 từ năm học 2021-2022. Đồng thời, mẫu giáo án mới ban hành kèm Công văn 5512 cũng chỉ mang tính tham khảo với giáo viên thay vì “bắt buộc” tất cả các giáo viên phải thực hiện như Công văn 5512 đã từng yêu cầu.

Quy định mới về thời gian và hình thức đào tạo trình độ tiến sĩ

Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ, quy định về thời gian và hình thức đào tạo như sau:

Thời gian đào tạo tiêu chuẩn của trình độ tiến sĩ từ 03 năm (36 tháng) đến 4 năm (48 tháng) do cơ sở đào tạo quyết định, bảo đảm phần lớn nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian này.

Nghiên cứu sinh được phép hoàn thành chương trình đào tạo sớm hơn so với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa không quá 1 năm (12 tháng), hoặc chậm hơn so với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa nhưng tổng thời gian đào tạo không vượt quá 6 năm (72 tháng)... Hiện hành, quy định thời gian gia hạn tối đa là 24 tháng.

Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện theo hình thức chính quy; nghiên cứu sinh phải dành đủ thời học tập, nghiên cứu tại cơ sở đào tạo theo kế hoạch đã được phê duyệt; trong đó khi đăng ký đủ 30 tín chỉ trong một năm học được xác định là tập trung toàn thời gian.

Chính thức bỏ chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ, các chứng chỉ chức danh giáo viên hạng I, II, III, IV

Nghị định 89/2021/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực 10/12 có quy định: Không quy định việc bắt buộc quy định chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học trong việc tuyển dụng, thăng hạng,… Bỏ các chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng I, II, III, IV mà thay bằng 1 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành, thời gian bồi dưỡng cũng giảm từ 6-8 tuần trước đây còn 6 tuần.

Quy định mới về thăng hạng giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT về thăng hạng giáo viên mầm non, phổ thông công lập có hiệu lực 15/01/2022.  Thông tư thăng hàng áp dụng các quy định mới về thi, xét thăng hạng giáo viên theo Nghị định 115/2020/NĐ-CP.

Tuy nhiên, vì Thông tư ban hành trong khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đang khẩn trương sửa đổi chùm Thông tư 01, 02, 03, 04/2021 về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên nên về thời gian áp dụng và thực thi sẽ còn chờ một thời gian dài.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Da nhờn, lỗ chân lông to: Nguyên nhân và cách khắc phục

Da nhờn, lỗ chân lông to: Nguyên nhân và cách khắc phục

22-11-2024 16:40

Bạn đang gặp phải tình trạng da nhờn, lỗ chân lông to gây tự ti khi giao tiếp? Đây là vấn đề khá phổ biến và có thể được cải thiện đáng kể với một chế độ chăm sóc da phù hợp.

Nổi bật trang chủ
Những sao Việt gắn bó với sự nghiệp
22 Tháng 11, 2024

Bên cạnh hoạt động nghệ thuật, nhiều sao Việt còn đảm đương vai trò của một nhà giáo. Họ tham gia giảng dạy ở nhiều trường Đại học, Cao đẳng...trên khắp cả nước.

Đọc thêm
4 lần đổi nghệ danh của Hoài Lâm

4 lần đổi nghệ danh của Hoài Lâm

22 Tháng 11, 2024

Hoài Lâm trải qua 4 lần đổi nghệ danh sau khoảng 15 năm bước chân vào con đường ca hát.

Đội tuyển Việt Nam đón tin vui ở Asian Cup 2027

Đội tuyển Việt Nam đón tin vui ở Asian Cup 2027

22 Tháng 11, 2024

Đội tuyển Việt Nam được xếp vào nhóm hạt giống số một ở vòng loại Asian Cup 2027.

ICC ban hành lệnh bắt Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel

ICC ban hành lệnh bắt Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel

22 Tháng 11, 2024

Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav...

Lặng thầm vun vén cho học trò

Lặng thầm vun vén cho học trò

22 Tháng 11, 2024

Nhiều thầy, cô giáo dạy học ở những điểm trường vùng sâu, xa cũng đồng thời là người kết nối các nguồn, lo cho học...

Bảo tàng không phải là chỗ để giới trẻ 'phông bạt'

Bảo tàng không phải là chỗ để giới trẻ 'phông bạt'

22 Tháng 11, 2024

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khánh thành, miễn phí vé vào cửa trong những ngày qua đã thu hút lượng lớn người...

0.82756 sec| 2312.375 kb