Theo dự kiến phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2022 Đại học Kinh tế Quốc dân vừa công bố, thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế có thể đăng ký xét tuyển kết hợp theo đề án riêng của trường.
Cụ thể, trường dành 10-15% trong số 6.100 chỉ tiêu để xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với điểm bài thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc Đại học Quốc gia TP.HCM và 15-20% để xét tuyển kết hợp chứng chỉ này với điểm 2 môn thi tốt nghiệp THPT.
Thí sinh cần có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm tính đến ngày 1/6, đạt IELTS 5.5, TOEFL ITP 500, TOEFL iBT 46 hoặc TOEIC (4 kỹ năng L&R 785, S 160 & W 150) trở lên.
Trường Đại học Mở TPHCM: Ưu tiên xét tuyển thẳng học bạ có chứng chỉ ngoại ngữ, đủ điều kiện xét tuyển theo kết quả học tập THPT (học bạ) và đạt điểm IELTS (hoặc các chứng chỉ khác quy đổi tương đương). Trong đó, các ngành Ngôn ngữ: IELTS 6.0, các ngành còn lại là IELTS 5.5
Học viện Phụ nữ Việt Nam thông báo xét tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế còn giá trị sử dụng tính đến ngày xét tuyển, tương đương IELTS 5.5 trở lên.
Trường ĐH Kinh tế - luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) dành 20% chỉ tiêu với chương trình chất lượng cao cho phương thức xét kết quả học THPT và chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, trong đó IELTS yêu cầu từ 5.0 trở lên.
Trường ĐH Phenikaa thông báo tuyển thẳng những học sinh tốt nghiệp THPT và có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương IELTS từ 5.5 trở lên; đồng thời có tổng điểm trung bình lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 của tổ hợp môn xét tuyển bằng kết quả học tập bậc THPT đạt từ 22.5 điểm trở lên.
Đại học Ngoại thương đưa ra phương thức xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và học bạ dành cho thí sinh hệ chuyên và không chuyên hoặc kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ với SAT, ACT, A-Level. Trường cũng xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ và kết quả thi tốt nghiệp THPT. Hai phương thức này chỉ áp dụng cho các chương trình dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại.
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM ưu tiên xét tuyển thẳng đối với thí sinh có chứng chỉ IELTS quốc tế 6.0 trở lên vào ngành Sư phạm Tiếng Anh và Ngôn ngữ Anh tới 30% chỉ tiêu của ngành.
Năm nay, Đại học Thủy lợi dự kiến xét tuyển thẳng thí sinh có học lực năm lớp 12 đạt loại khá và có chứng chỉ tiếng Anh từ 5.0 trở lên.
Đại học Quốc gia Hà Nội: thực hiện xét tuyển các thí sinh có chứng chỉ quốc tế như: Chứng chỉ quốc tế A-Level của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh với tổ hợp kết quả 3 môn thi theo các khối thi quy định của ngành đào tạo tương ứng. Theo đó, mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60).
Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt điểm 1100/1600 hoặc 1450/2400 trở lên. Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT (American College Testing) đạt điểm từ 22/36. Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương và có tổng điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 12 điểm (trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc Ngữ văn).
Đại học Bách khoa TP.HCM thông tin đối xét tuyển tổ hợp có môn Tiếng Anh, thí sinh có chứng chỉ IELTS 6.0 được quy đổi thành 10 điểm, IELTS 5.5 được quy đổi thành 9 điểm và IELTS 5.0 được quy đổi thành 8 điểm môn này. Trong khi đó, chứng chỉ TOEFL iBT 79 được quy đổi thành 10 điểm. Mức thấp nhất là TOEFL iBT 46-47 tương ứng 8 điểm.
Với các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, nhà trường quy định thí sinh dự tuyển phải đạt điều kiện tiếng Anh tối thiểu IELTS 4.5 hoặc tương đương. Nếu không, thí sinh phải vượt qua kỳ thi sơ tuyển tiếng Anh của trường.
Tại Đại học Kinh tế TP.HCM, ở phương thức xét tuyển đối với thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài và có chứng chỉ quốc tế, thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài cần có chứng chỉ IELTS từ 6.0 trở lên hoặc TOEFL iBT từ 73 điểm trở lên hay SAT mỗi phần tối thiểu 500 điểm, ACT từ 20 điểm trở lên.
Bên cạnh những trường đã công bố phương án tuyển sinh dự kiến, một số trường khác cũng dự định xét tuyển căn cứ một phần vào điểm thi IELTS. Trong đó, tại Đại học Giao thông Vận tải, PGS Nguyễn Thị Hòa, Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, cho biết năm nay, ngoài xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ, xét tuyển thẳng, xét kết quả thi Đánh giá tư duy, trường còn xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và điểm hai môn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Đại học Thăng Long sẽ tuyển sinh theo 4 phương thức, một trong số đó là xét kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT. Không chỉ khối kinh tế, kỹ thuật, ở khối y dược, chứng chỉ IELTS hay TOEFL cũng trở thành lợi thế.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Thí sinh có điểm trung bình các môn học của từng học kỳ lớp 10, 11, 12 đạt 7 trở lên (với thí sinh tốt nghiệp năm 2021, chỉ tính học kỳ 1 lớp 12) và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây thì được đăng ký xét tuyển vào ngành phù hợp với Môn học đoạt giải hoặc Chứng chỉ quốc tế:
Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tin học, Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Nhật; Thí sinh có một trong các chứng chỉ Quốc tế ACT >= 20, SAT >= 1000; Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS Academic >= 5.5, TOEFL iBT >= 50; Chứng chỉ Tiếng Hàn TOPIK >=3; Chứng chỉ tiếng Trung HSK>=3; Chứng chỉ Tiếng Nhật N=<4 (các chứng chỉ phải còn hiệu lực).
Trong đó, nếu đạt 5.5 IELTS sẽ tương đương 8 điểm quy đổi; 6.0 IELTS tương đương 9 điểm quy đổi; IELTS 6.5 – 9.0 tương đương 10 điểm quy đổi. Tổng chỉ tiêu đối với các thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố và thí sinh có chứng chỉ quốc tế dự kiến là 350. Trường sẽ xét từ cao xuống thấp cho tới khi hết chỉ tiêu.
Trường Đại học FPT: Xét tuyển thẳng ngành Ngôn Ngữ Anh với thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 80 hoặc IELTS (Học thuật) từ 6.0 hoặc quy đổi tương đương.
Học viện Chính sách và Phát triển: Tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày xét tuyển) đạt IELTS 4.5 trở lên (hoặc tương đương) và có điểm TBC học tập lớp 12 đạt từ 7,0 trở lên.
Tại Đại học Y Dược TP.HCM, thí sinh đạt IELTS 6.0 trở lên có thể đăng ký xét tuyển theo phương thức kết hợp vào ngành Y khoa, Răng - Hàm - Mặt, Dược học, vào ngành Điều dưỡng nếu IELTS 5.0 trở lên…
Khoa Y (Đại học Quốc gia TP.HCM) dành chỉ tiêu nhất định để xét kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.
Trường Đại học Mỏ - Địa chất: Tuyển thẳng thí sinh đạt IELTS 4.5, TOEFL iBT 53, TOEFL ITP 450 trở lên và có tổng điểm Toán và một môn khác (trừ tiếng Anh) trong tổ hợp thi tốt nghiệp THPT từ 10 trở lên. Phương thức này lấy 2% tổng chỉ tiêu.
Trường Đại học Luật TP.HCM: Ưu tiên xét tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ Tiếng Anh IELTS đạt điểm từ 5,0 trở lên còn giá trị đến ngày 30.6.2021 và phải có điểm trung bình của 5 học kỳ THPT (trừ học kỳ 2 lớp 12) của 3 môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển đạt tổng điểm từ 21 trở lên.
Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM ưu tiên xét tuyển và xét học bạ theo quy chế xét tuyển của trường, áp dụng cho chương trình chất lượng cao và 85 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ Quốc tế song bằng. Thí sinh có IELTS từ 5.0 trở lên.
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM: Các ngành đại trà hoặc CLC, điểm trung bình học bạ 5 học kỳ của từng môn theo tổ hợp từ 6,0 trở lên, IELTS từ 5.0 trở lên. Riêng ngành Sư phạm Tiếng Anh và Ngôn ngữ Anh, điểm trung bình học bạ 5 học kỳ của từng môn theo tổ hợp từ 6,0 trở lên, IELTS từ 6.0 trở lên.
Trường Đại học Tôn Đức Thắng: Ưu tiên xét tuyển theo quy định, thí sinh có chứng chỉ IELTS ≥ 5.0 còn thời hạn trong vòng 2 năm tính đến ngày 01.10.2021 xét tuyển thẳng vào chương trình đại học bằng tiếng Anh.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm