Cụ thể, các ngành Kinh tế nông nghiệp, Kinh tế đầu tư, Tâm lý học tại ĐH Tân Trào không có thí sinh nào trúng tuyển đợt 1. Trường xét tuyển bổ sung nhưng kết quả vẫn không tuyển được thí sinh nào cho các ngành này. Một số ngành có thí sinh trúng tuyển đếm trên đầu ngón tay như Chính trị học, Lâm sinh, Sư phạm Sinh học, Chăn nuôi, Quản lý văn hóa, Khoa học cây trồng, Công tác xã hội, Quản lý đất đai.
Thậm chí, với những ngành đang thiếu nhân lực như Giáo dục mầm non, số lượng thí sinh trúng tuyển đợt 1 không nhiều. ĐH Tân Trào vẫn phải tuyển bổ sung 315/350 chỉ tiêu.
Trường ĐH Tân Trào phải xét tuyển bổ sung khối lượng lớn thí sinh. Ảnh: ĐH Tân Trào
Trường ĐH Tây Nguyên cũng xuất hiện tình trạng tương tự. Trường này có 4 ngành không có thí sinh nào trúng tuyển gồm Sinh học, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Công nghệ sau thu hoạch, Quản lý tài nguyên rừng. Nhiều ngành khác có số thí sinh trúng tuyển đợt 1 rất ít như Lâm sinh, Kinh tế nông nghiệp, Khoa học cây trồng, chăn nuôi.
Tại ĐH Hà Tĩnh, các ngành Kinh tế nông nghiệp, Khoa học cây trồng, Kỹ thuật xây dựng xét tuyển nhiều phương thức nhưng không có thí sinh trúng tuyển, một vài ngành chỉ có 1-2 thí sinh. Ngành khoa học vật liệu của Trường ĐH Quy Nhơn cũng chỉ có 2 thí sinh trúng tuyển nên trường quyết định dừng mở ngành năm nay, vận động thí sinh chuyển sang ngành khác.
Ngành kỹ thuật hạt nhân của ĐH Đà Lạt từng có điểm chuẩn 25,5, cao nhất trường vào năm 2016. Năm nay điểm chuẩn 16 nhưng chỉ có 7 thí sinh trúng tuyển. Các ngành Sư phạm tin học, Sinh học, Dân số và phát triển, Lịch sử số thí sinh trúng tuyển dao động vỏn vẹn từ 1-7 thí sinh/ngành.
Tình trạng này cũng diễn ra ở nhiều trường đại học khác như Quảng Nam, Quảng Bình, Phú Yên, Kiên Giang, Khánh Hòa. Có những ngành có thí sinh trúng tuyển nhiều nhưng cũng vài ngành chỉ lác đác chưa đến 10 thí sinh.
Theo báo Tiền Phong, những ngành khó tuyển sinh thường có 2 đặc điểm nổi bật. Đó là thuộc các trường “đóng đô” ở ngoại tỉnh và thường là các ngành truyền thống của trường đã có lịch sử đào tạo khá dài.
Thực trạng khó tuyển sinh ở một số ngành, một số trường diễn ra đã lâu. Thời gian gần đây, các trường càng gặp nhiều khó khăn hơn khi nhiều thí sinh không lựa chọn đại học để tiếp tục học tập, lập nghiệp
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm