I. Nhiệt miệng thường kéo dài bao lâu thì khỏi?
Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện những vết loét nông ở vùng khoang miệng, bên trong má, phía trong môi hoặc ở phần lưỡi lợi. Những vết loét có hình tròn hoặc oval, ban đầu là những đốm trắng nhỏ, sau đó lan rộng ra rồi vỡ ra sau vài ngày. Đây là một bệnh không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ tới giao tiếp cũng như quá trình ăn uống của người bệnh. Vì khi ăn, nếu không may đụng chạm tới vết loét cũng dẫn tới đau nhói rất khó chịu.
Chắc không ít lần bạn tự hỏi nhiệt miệng bao lâu thì khỏi? Thông thường, nhiệt miệng thường kéo dài trong khoảng 7 đến 10 ngày là sẽ tự khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài trên 2 tuần, người bệnh nên đi thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
II. Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Bên cạnh tìm hiểu nhiệt miệng bao lâu thì khỏi, bạn cũng nên xác định được đúng nguyên nhân của nhiệt miệng để từ đó đưa ra được giải pháp hay phương pháp chữa trị phù hợp. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt miệng. Cụ thể, theo Tây y, nhiệt miệng là do nhiễm khuẩn răng miệng, rối loạn nội tiết tố, cơ thể thiếu vitamin… Còn theo Đông y, nhiệt miệng thực chất là do nhiệt độc, liên quan đến quá trình đào thải độc tố từ gan, mật, tụy, thận.
Bên cạnh đó, một vài tác nhân bên ngoài hay yếu tố nguy cơ cũng có thể gây ra tình trạng nhiệt miệng như:
- Bị tổn thương vùng khoang miệng do không may cắn vào má trong, vào lưỡi.
- Chăm sóc răng miệng không đúng cách: Đánh răng quá mạnh, sử dụng kem đánh răng hoặc nước súc miệng không phù hợp.
- Mắc phải một số bệnh lý như: Bệnh tự miễn Behcet, rối loạn tự miễn dịch Celiac, viêm đại tràng, viêm ruột…
III. Nhiệt miệng lâu khỏi có nguy hiểm không?
Tình trạng nhiệt miệng hoàn toàn có thể tự khỏi mà không cần phải chữa trị sau khoảng 7 - 10 ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài trên 2 - 3 tuần, người bệnh cần có các phương pháp điều trị phù hợp và nên đi khám vì nó có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm hoặc sẽ chuyển sang các biến chứng khác nghiêm trọng hơn.
Nhiệt miệng kéo dài lâu khỏi do điều trị không đúng cách có thể sẽ chuyển sang các biến chứng nguy hiểm như áp xe trong miệng, nghiêm trọng hơn vi khuẩn từ biến chứng này khi xâm nhập dẫn tới nhiễm trùng xoang hàm, viêm mô tế bào lan tỏa, nặng nữa gây nhiễm trùng não, ảnh hưởng tới tính mạng.
Một trong những bệnh lý nguy hiểm mà có biểu hiện ban đầu giống nhiệt miệng đó chính là bệnh ung thư miệng. Bạn nên đi khám nếu như vết loét nhiệt miệng có kèm thêm các dấu hiệu sau:
- Vết loét nhiệt miệng khiến bạn thấy rất đau và cản trở nhiều trong sinh hoạt.
- Bạn bị sốt cao.
- Vết loét có kích thước to đến bất thường.
- Nốt loét nhiệt kéo dài hơn 3 tuần và không có biểu hiện sẽ dần khỏi.
- Bị nhiệt miệng kéo dài nhiều lần, lặp lại thường xuyên mặc dù đã sử dụng các phương pháp chữa tự điều chỉnh...
IV. Các cách tự chữa nhiệt miệng tại nhà
Xuất phát từ các nguyên nhân gây nhiệt miệng liệt kê ở bên trên từ đó bạn có thể thực hiện các cách giúp giảm thiểu nguy cơ bị nhiệt miệng bao gồm: Tránh ăn thức ăn cay, nóng, có chứa nhiều axít; đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng; răng miệng chăm sóc đúng cách; có lối sống lành mạnh thử các bài tập giúp giảm stress giúp cân bằng cơ thể... Ngoài ra bạn có thể áp dụng các cách sau để chữa nhiệt miệng tại nhà:
1. Chữa nhiệt miệng bằng nước muối
Nhờ có tính sát khuẩn, việc sử dụng nước muối sẽ làm lành và khô vết loét nhanh hơn. Từ đó giúp khắc phục hiệu quả tình trạng nhiệt miệng.
Cách dùng:
- Bỏ 1 thìa muối vào cốc nước ấm rồi khuấy đều. Súc miệng khoảng 15 - 20 giây rồi nhổ ra. Có thể súc nhiều lần trong ngày (cách vài giờ) để làm lành vết nhiệt nhanh hơn.
- Để tiện lợi hơn, người bệnh có thể dùng nước muối sinh lý (bán tại các nhà thuốc), nên làm ấm lại nước trước khi súc.
2. Dùng mật ong - Mẹo dân gian trị nhiệt miệng
Trong mật ong có chứa các thành phần giúp kháng khuẩn và chống viêm rất hiệu quả, có tác dụng giảm đau và sưng vết nhiệt miệng, ngăn ngừa khả năng bị nhiễm trùng.
Cách dùng: Ngậm hoặc trực tiếp thoa mật ong lên vết nhiệt miệng khoảng 4 - 5 lần/ngày.
3. Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng trà xanh
Trà xanh nhờ đặc tính chống viêm giúp sát khuẩn và thúc đẩy quá trình làm lành vết loét.
Cách dùng:
- Lá trà tươi đem rửa sạch, hãm với nước rồi để nguội. Dùng nước chè này để súc miệng, ngậm 5 - 10 phút trong miệng. Có thể thực hiện nhiều lần trong ngày.
- Có thể dùng thêm bã trà xanh đã hãm, đem đắp trực tiếp lên vết loét.
4. Chữa nhiệt miệng theo Đông y
Theo Đông y, nguyên nhân gây ra nhiệt miệng là do quá trình đào thải độc tố từ gan, mật, tụy, thận có vấn đề. Chính vì thế, cốt lõi của việc chữa nhiệt miệng không chỉ là làm lành vết loét, giảm cơn đau sưng mà cần có giải pháp làm mát cơ thể, giải độc cơ thể, tăng cường dưỡng chất, nâng cao hệ miễn dịch để ngăn chặn vi khuẩn tấn công gây nhiệt miệng kéo dài.
Việc sử dụng các sản phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp cân bằng âm dương, giúp giải độc cơ thể, loại bỏ các tạp chất từ máu, các chất độc tích tụ ở nội tạng là một trong những cách khắc phục tới tận gốc căn nguyên.
Tuy nhiên, không phải cứ dùng Đông y là giúp giải độc hiệu quả vì thị trường Đông y hiện nay tràn lan các sản phẩm, không rõ nguồn gốc, cho tác dụng hời hợt. Phải là sản phẩm lọc máu, thải độc Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 mới giúp tăng cường chức năng thải độc của cơ thể, thải độc, tiêu độc hiệu quả thực sự.
Sản phẩm với cơ chế giúp làm sạch và loại bỏ các độc tố, chất có hại và dư thừa trong cơ thể đưa ra ngoài bằng cách kích thích gan thải độc tố ra ngoài, tăng cường đào thải qua gan, từ đó giúp khắc phục hiệu quả và triệt để tình trạng nhiệt miệng nặng, lâu ngày không khỏi.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm