Nhiễm trùng sau sinh là một vấn đề phổ biến trong giai đoạn hậu sản
MỤC LỤC:
Tổng quan về nhiễm trùng sau sinh
Nguyên nhân gây nhiễm trùng sau sinh
Ai có nguy cơ nhiễm trùng sau sinh?
Triệu chứng nhiễm trùng sau sinh
Biến chứng của nhiễm trùng sau sinh
Điều trị và quản lý nhiễm trùng sau sinh
Phòng ngừa nhiễm trùng sau sinh
Tổng quan về nhiễm trùng sau sinh
Nhiễm trùng sau sinh là một trong năm nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ sau sinh, chiếm tỷ lệ 10-15% số ca tử vong trong thời kỳ hậu sản.
Nhiễm trùng sau sinh, hay nhiễm trùng hậu sản là thuật ngữ chung dùng để chỉ tình trạng xảy ra khi vi khuẩn lây nhiễm vào tử cung và các khu vực xung quanh sau khi phụ nữ sinh con.
Giai đoạn hậu sản được định nghĩa là khoảng thời gian kéo dài trong 6 tuần, bắt đầu ngay sau khi sản phụ sinh con. Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng nhưng cũng thường bị bỏ qua, hầu hết các trường hợp tử vong mẹ và/hoặc trẻ sơ sinh xảy ra trong giai đoạn hậu sản.
Nhiễm trùng có thể xuất phát từ vết loét hở trong tử cung (tại vị trí nhau thai), vết rách ở cổ tử cung, âm đạo, vùng chậu hoặc vết mổ ở những phụ nữ sinh mổ.
Tuy nhiên, nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, từ ngực đến đường tiết niệu.
Nhiễm trùng âm đạo thường xảy ra phổ biến trong giai đoạn hậu sản
Nguyên nhân gây nhiễm trùng sau sinh
Tử cung bình thường được coi là môi trường vô trùng. Sau khi sinh con, những vi khuẩn sống trên da như Streptococcus hoặc Staphylococcus có thể theo vết rách hoặc vùng da tổn thương để xâm nhập vào bên trong.
Những vi khuẩn này phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt và ấm áp ở vùng bụng dưới.
Nhiễm trùng sau sinh có thể bắt đầu trong tử cung sau khi mẹ bị vỡ nước ối. Ngoài ra, tử cung có thể bị nhiễm trùng nếu túi ối và chất lỏng bị nhiễm trùng.
Nhiễm trùng sau sinh có thể xảy ra do thao tác khi lấy thai
Ai có nguy cơ nhiễm trùng sau sinh?
Phụ nữ mang thai khi đã lớn tuổi hoặc còn rất trẻ
Người bị nhiễm độc thai nghén
Suy giảm hệ thống miễn dịch
Viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc mắc bệnh lây truyền qua tình dục
Không kiểm soát cân nặng dẫn đến béo phì, thừa cân
Người bị tăng huyết áp, đái tháo đường thai kỳ
Thiếu máu hoặc bổ sung dinh dưỡng không đủ
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bao gồm:
Phụ nữ mổ lấy thai có khả năng nhiễm trùng cao hơn
Thời gian phẫu thuật kéo dài
Chuyển dạ kéo dài hoặc vỡ túi ối muộn
Khám cổ tử cung và âm đạo thường xuyên
Loại bỏ nhau thai bằng tay hoặc loại bỏ không hoàn toàn
Phân của thai nhi được tìm thấy trong nước ối
Băng huyết nghiêm trọng sau sinh
Triệu chứng nhiễm trùng sau sinh
Nhiễm trùng sau sinh thường biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau, phụ thuộc vào vị trí, loại vi khuẩn và mức độ tổn thương.
Một số dấu hiệu phổ biến bao gồm:
Chảy máu từ vết mổ hoặc chảy máu từ âm đạo
Sốt dai dẳng hoặc sốt cao hơn 38°C.
Đau nhức ở vùng bụng, đáy chậu hoặc vị trí vết mổ
Dịch tiết âm đạo bất thường, có mùi hôi hoặc quá nhiều, có màu vàng, xanh hoặc mủ.
Triệu chứng giống cảm cúm: ớn lạnh, đau nhức cơ thể và mệt mỏi
Tăng hoặc sưng tử cung
Đau ở một hoặc cả hai vú
Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng như: buồn nôn và nôn thường xuyên, nước tiểu sẫm màu, hoặc đau đầu dữ dội.
Biến chứng của nhiễm trùng sau sinh
Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm:
Nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng huyết
Sốc hoặc sốc nhiễm trùng
Viêm tắc tĩnh mạch vùng chậu nhiễm trùng
Áp xe (tụ mủ) và viêm phúc mạc
Viêm cân cơ hoại tử
Các triệu chứng sốc, bệnh toàn thân và đau bụng dữ dội có thể chỉ ra các biến chứng như hội chứng sốc nhiễm độc hoặc viêm cân hoại tử.
Điều trị và quản lý nhiễm trùng sau sinh
Thuốc kháng sinh: được dùng để tiêu diệt và loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng. Việc lựa chọn kháng sinh cần dựa trên kết quả xác định chủng gây bệnh và mức độ bệnh.
Thuốc giảm đau, hạ sốt thường được dùng nhằm giảm bớt sự khó chịu liên quan đến nhiễm trùng.
Truyền dịch và nghỉ ngơi
Chăm sóc vết mổ giúp ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn và thúc đẩy quá trình lành vết thương.
Phòng ngừa nhiễm trùng sau sinh
Ngoài việc nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý, chăm sóc vết thương đúng cách, phụ nữ sau sinh cũng cần ghi nhớ thực hành vệ sinh thật tốt.
Bao gồm rửa tay thường xuyên, vệ sinh vùng kín đúng cách giúp ngăn ngừa vi khuẩn không thể xâm nhập và gây bệnh.
Sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín thành phần lành tính, giúp làm sạch nhẹ nhàng, khử mùi hôi, bảo vệ vùng kín, mang lại cảm giác tự tin với hương thơm quyến rũ.
Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ hằng ngày, đặc biệt trong thời kỳ ra nhiều huyết trắng, thời kỳ kinh nguyệt, hậu sản, thai nghén, ngăn ngừa viêm nhiễm nấm ngứa.
Dung dịch vệ sinh phụ nữ có thành phần thảo dược (ví dụ như Thiên Mai) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Làm sạch nhẹ nhàng, an toàn, mềm mại Thiên Mai – đã thử là dùng mãi Thành phần Công dụng Cách dùng: Bảo quản: Phân loại Hạn dùng: Sản xuất và chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm