Chấn thương sọ não nhẹ là tình trạng chấn thương thần kinh phổ biến
MỤC LỤC
Chấn thương sọ não nhẹ là gì?
Nguyên nhân gây chấn thương sọ não nhẹ
Các triệu chứng trong chấn thương sọ não nhẹ
Điều trị và phục hồi sau chấn động não nhẹ
Cải thiện tình trạng đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh sau chấn động với Thuốc Hoạt huyết Đông y
Chấn thương sọ não nhẹ là gì?
Chấn thương sọ não là một trong những vấn đề thần kinh phổ biến trên toàn cầu, ảnh hưởng tới hơn 40 triệu người mỗi năm.
Trong đó, hầu hết các trường hợp là chấn thương sọ não nhẹ (mTBI), chiếm hơn 90% trên tổng số ca chấn thương sọ não được báo cáo.
Chấn thương sọ não nhẹ là tình trạng tổn thương đến não, thường do va đập vào đầu hoặc lắc mạnh đầu và cơ thể.
Va chạm này dẫn đến sự gián đoạn hoạt động dẫn truyền hóa học của não, làm biến đổi cách các phần của não “giao tiếp” với nhau (kết nối chức năng) hoặc tổn thương mô não.
Mặc dù hầu hết các chấn thương nhẹ ở đầu không gây tổn thương não lâu dài, nhưng nó có thể gây ra sự gián đoạn tạm thời cho chức năng não có thể kéo dài ít nhất vài tuần.
Nguyên nhân gây chấn thương sọ não nhẹ
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC), té ngã là nguyên nhân hàng đầu gây ra chấn thương sọ não nhẹ, chiếm gần 1 nửa tổng số nguyên nhân.
Các nguyên nhân dẫn đến té ngã thường là va chạm xe cơ giới, chấn thương khi chơi thể thao và tai nạn xe đạp.
Yếu tố rủi ro khác bao gồm bạo lực thể chất, sử dụng rượu bia hoặc có tiền sử chấn động trước đây.
Nguyên nhân gây chấn thương sọ não nhẹ là do va đập hoặc lắc lư liên tục
Các triệu chứng trong chấn thương sọ não nhẹ
Chấn thương sọ não nhẹ là sự gián đoạn sinh lý do chấn thương gây ra đối với chức năng não.
Diễn biến chính của bệnh bao gồm 2 giai đoạn chính: Giai đoạn cấp tính và giai đoạn muộn.
Giai đoạn cấp tính
Thường đặc trưng bởi sự xuất hiện của hàng loạt các triệu chứng, được gọi là rối loạn sau chấn thương giai đoạn đầu.
Mức độ nghiêm trọng của tổn thương não là từ nhẹ đến trung bình, biểu hiện ngay lập tức hoặc sau khi não bị chấn động tối đa tới 48 giờ. Các triệu chứng chính bao gồm:
- Mất ý thức thường kéo dài dưới 30 phút
- Gặp khó khăn trong việc suy nghĩ, tập trung hoặc giữ thăng bằng
- Khó nhớ từ hoặc lời nói lặp đi lặp lại
- Cảm thấy choáng váng, bối rối hoặc mơ hồ
- Trải qua cảm giác áp lực ở đầu hoặc đau đầu
- Có vấn đề về thăng bằng, nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Cảm giác mệt mỏi, thay đổi tâm trạng hoặc rối loạn giấc ngủ.
Các triệu chứng cấp tính thường có xu hướng giảm dần trong vòng vài giờ và thường biến mất trong vài ngày đến vài tuần.
Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm ở cả trẻ em và người lớn bao gồm những thay đổi về thần kinh như:
- Buồn ngủ hoặc không thể thức dậy
- Nói ngọng, tê, yếu hoặc khó phối hợp
- Sự bất đối xứng về kích thước của đồng tử (một cái lớn hơn cái kia)
- Các đợt nôn mửa, run rẩy/co giật hoặc co giật lặp đi lặp lại
- Bồn chồn, kích động hoặc nhầm lẫn đáng kể
- Đau đầu dữ dội và ngày càng trở nên tồi tệ hơn
Chấn thương sọ não gây ra nhiều triệu chứng
Hội chứng sau chấn động (PCS)
Tập hợp các biểu hiện xảy ra do chấn động não kéo dài dai dẳng trên 4 tuần ở trẻ em, thanh thiếu niên và trong hơn 2 tuần đối với người lớn, được gọi là hội chứng sau chấn động hoặc các triệu chứng dai dẳng sau chấn động.
Đây là vấn đề phổ biến ở những người trải qua trạng thái chấn động não, chiếm khoảng 80% tổng số các trường hợp mắc bệnh.
Các vấn đề thường gặp bao gồm: nhạy cảm với tiếng ồn , các vấn đề về khả năng tập trung và trí nhớ, khó chịu, trầm cảm, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, hồi hộp và lo lắng.
Chúng thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày, và tự biến mất sau khoảng 3 tháng. Tuy nhiên, với một số trường hợp, triệu chứng có thể kéo dài lâu hơn, thậm chí lên tới 1 năm.
Điều trị và phục hồi sau chấn động não nhẹ
Hầu hết các trường hợp chấn thương sọ não nhẹ đều có thể hồi phục hoàn toàn, trong khoảng vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc lâu hơn.
Việc điều trị được chỉ định cụ thể cho từng cá nhân, dựa trên chẩn đoán và mức độ bệnh.
Các mục tiêu chính bao gồm bao gồm Giáo dục nhận thức người bệnh, phục hồi chức năng và điều trị triệu chứng mắc phải.
Điều trị triệu chứng
Chấn thương sọ não nhẹ thường không cần điều trị gì ngoài việc nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau không kê đơn để điều trị chứng đau đầu.
Các thuốc thường được chỉ định trong trường hợp này bao gồm thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu, thuốc hỗ trợ giấc ngủ và thuốc giãn cơ
Kích thích từ xuyên sọ (TMS): một phương pháp điều trị mới, được FDA phê chuẩn để điều trị một số loại trầm cảm phụ, cũng có thể dùng trong điều trị các triệu chứng sau chấn thương sọ não nhẹ.
Đây là một loại điều chế thần kinh được cung cấp không xâm lấn, có thể giúp cải thiện tình trạng trầm cảm và đau đầu.
Can thiệp phẫu thuật
Phẫu thuật khẩn cấp có thể cần thiết để giảm thiểu tổn thương thêm cho các mô não trong một số trường hợp.
Các phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng bao gồm:
- Loại bỏ máu đông (khối máu tụ)
- Phẫu thuật tụ máu não
- Mở nắp sọ giải ép trong tăng áp lực nội sọ
- Sửa chữa vỡ xương sọ hoặc loại bỏ xương sọ
- Các phương pháp có thể được chỉ định là: Phẫu thuật mở khí quản cấp cứu; Ống thông dạ dày nội soi qua da (PEG)
Phục hồi chức năng
Quá trình phục hồi sau chấn thương sọ não có thể cần một khoảng thời gian đáng kể vì một số người cần học lại các kỹ năng cơ bản, chẳng hạn như đi lại hoặc nói chuyện.
Một loạt các phương pháp trị liệu sẽ được chỉ định dựa trên kết quả đánh giá chức năng não bộ toàn diện, thường được phối hợp của nhiều chuyên ngành bao gồm ngôn ngữ trị liệu, vận động trị liệu, hoạt động trị liệu và vật lý trị liệu.
Quá trình trị liệu phục hồi thường bắt đầu ở bệnh viện và tiếp tục tại đơn vị phục hồi chức năng nội trú, cơ sở điều trị nội trú hoặc các dịch vụ điều trị ngoại trú.
Tự chăm sóc tại nhà
Bệnh nhân chấn thương sọ não nhẹ và người nhà cần được thông báo đầy đủ và rõ ràng về các biến chứng có thể gặp phải, phương pháp quản lý và ngăn ngừa tái phát.
Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ nhiều hơn, uống nhiều nước và chế độ ăn uống lành mạnh là điều cần thiết giúp não bộ phục hồi nhanh hơn.
Cần cảnh báo bệnh nhân về việc đảm bảo không thực hiện các hoạt động thể chất hay chơi thể thao có nguy cơ cao gây chấn động tái phát khi chưa phục hồi hoàn toàn.
Tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ và chuyên gia trị liệu.
Điều quan trọng là cần thăm khám định kỳ thường xuyên để nắm bắt tiến triển phục hồi cũng như đánh giá nguy cơ các tổn thương lâu dài.
Cải thiện tình trạng đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh sau chấn động với Thuốc Hoạt huyết Đông y
Hoạt huyết Đông y từ xưa đến nay vẫn luôn là một giải pháp hữu hiệu và an toàn để điều trị các triệu chứng như suy giảm trí nhớ, mất ngủ, đau đầu, chóng mặt...
Các vị thuốc thường được sử dụng như Ngưu tất, Ích mẫu, Xuyên khung, Xích thược, Thục địa, Đương quy có tác dụng tăng cường tuần hoàn đưa máu và dinh dưỡng cung cấp cho các tế bào não hoạt động, giúp đẩy nhanh tốc độ tái tạo các tế bào bị tổn thương chức năng.
Không những thế, khí huyết lưu thông là nền tảng đưa dinh dưỡng đến nuôi dưỡng và cung cấp nguyên liệu cần thiết cho sự tái tạo các mô não.
Thuốc Hoạt huyết Đông y (ví dụ như Hoạt huyết Nhất Nhất) thường được dùng trong các trường hợp huyết hư, ứ trệ, thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh)…
Hiện thuốc đều có bán tại nhà thuốc trên toàn quốc, dạng viên nén dễ dàng sử dụng. Người bị đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ… có thể tham khảo sử dụng.
Hoạt Huyết Nhất Nhất - Tăng cường lưu thông máu Thành phần (Cho 1 viên nén): Chỉ định: Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não. Liều dùng, cách dùng: Lưu ý: Chống chỉ định: Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Sản xuất bởi: Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 18/2022/XNQC/YHCT ngày 10/10/2022 |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm