Nhận biết bệnh tai mũi họng ở trẻ em
MỤC LỤC Bệnh tai mũi họng là gì? Nguyên nhân gây bệnh tai mũi họng Triệu chứng bệnh tai mũi họng Cách phòng ngừa bệnh tai mũi họng ở trẻ em |
Bệnh tai mũi họng là gì?
Bệnh tai mũi họng ở trẻ em là nhóm bệnh lý liên quan đến tai, mũi và họng – những cơ quan thuộc hệ hô hấp trên và có mối liên kết chặt chẽ với nhau.
Do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, cấu trúc tai – mũi – họng chưa hoàn thiện nên trẻ nhỏ rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công gây viêm nhiễm. Việc mắc bệnh thường xuyên có thể khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ, cản trở hấp thu và khiến trẻ chậm lớn.
Nếu không điều trị đúng cách và dứt điểm, nó có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa mạn tính, ảnh hưởng đến thính lực và sức phát triển của trẻ.
Một số bệnh tai mũi họng thường gặp nhất ở trẻ nhỏ bao gồm: Viêm mũi dị ứng, viêm mũi cấp tính, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm VA (vòm họng),...
Biến chứng bệnh tai mũi họng có thể gặp ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân gây bệnh tai mũi họng
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh đã được biết tới, trong đó phổ biến nhất bao gồm:
- Nhiễm trùng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, thường do virus (ví dụ: cảm lạnh thông thường, cúm) hoặc vi khuẩn (ví dụ: viêm họng liên cầu khuẩn, viêm tai giữa do vi khuẩn).
- Dị ứng: Các phản ứng dị ứng với các chất như phấn hoa, bụi nhà, lông động vật có thể gây ra các vấn đề ở mũi và họng.
- Các yếu tố môi trường: Khói thuốc lá, ô nhiễm không khí có thể gây kích ứng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Bất thường cấu trúc: Một số trẻ có thể có các bất thường bẩm sinh ở tai, mũi hoặc họng, dễ dẫn đến các vấn đề sức khỏe.
- Chấn thương: Các tác động vật lý có thể gây tổn thương đến các cơ quan này.
Triệu chứng bệnh tai mũi họng
Biểu hiện bệnh tai mũi họng ở trẻ nhỏ thường rất đa dạng, tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ và sức khỏe thể trạng của trẻ. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp mà cha mẹ cần lưu ý:
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao
- Ho khan hoặc ho có đờm, ho kéo dài, đặc biệt về đêm hoặc sáng sớm
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mũi có thể trong hoặc đặc, màu vàng/xanh nếu bị nhiễm khuẩn
- Trẻ hay phải thở bằng miệng, ngủ ngáy, khó ngủ
- Đau tai, chảy dịch tai, trẻ nghe kém
- Đau họng, khàn tiếng, trẻ kêu đau khi nuốt thậm chí bỏ ăn
- Thay đổi hành vi, quấy khóc, mất ngủ, biếng ăn
Triệu chứng bệnh tai mũi họng thường gặp
Cách phòng ngừa bệnh tai mũi họng ở trẻ em
Đây là những cách phòng ngừa bệnh tai mũi họng ở trẻ em hiệu quả mà cha mẹ nên áp dụng hàng ngày để giúp bé luôn khỏe mạnh:
Duy trì vệ sinh cá nhân đúng cách
- Rửa tay đúng thời điểm: Hướng dẫn trẻ rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho/hắt hơi hoặc sau khi chơi ở nơi công cộng.
- Hạn chế đưa tay chạm vào mặt: Nhắc nhở trẻ không được sờ tay lên mắt, mũi hay miệng để tránh mang vi khuẩn, virus vào cơ thể.
- Làm sạch vật dụng cá nhân: Thường xuyên vệ sinh các đồ dùng thường xuyên tiếp xúc như đồ chơi, khăn mặt, ly uống nước, bàn chải đánh răng.
- Che khi ho, hắt hơi đúng cách: Tập cho trẻ thói quen che miệng bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay khi ho/hắt hơi. Sau đó vứt khăn vào thùng rác và rửa tay ngay.
Hạn chế tiếp xúc với nguồn lây nhiễm
- Tránh gần người đang mắc bệnh: Không để trẻ lại gần người đang có dấu hiệu viêm hô hấp như ho, sổ mũi, sốt.
- Hạn chế tiếp xúc nơi đông đúc: Không nên đưa trẻ đến nơi tập trung đông người hoặc khu vực có không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi.
- Tăng cường thông gió không gian sống: Mở cửa nhà mỗi ngày để không khí được lưu thông, giảm sự tích tụ của vi khuẩn, virus trong phòng.
Tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho trẻ
- Dinh dưỡng hợp lý: Cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm, đủ 4 nhóm chất, đặc biệt tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây để cung cấp vitamin và khoáng chất.
- Ngủ sớm và đủ giấc: Giấc ngủ chất lượng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao đề kháng tự nhiên của trẻ.
- Bổ sung nước đầy đủ: Khuyến khích trẻ uống đủ nước mỗi ngày để giúp niêm mạc mũi họng luôn ẩm, dễ dàng loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
- Vận động thường xuyên: Khuyến khích trẻ chơi thể thao, tham gia hoạt động ngoài trời phù hợp với độ tuổi để nâng cao thể chất.
- Tiêm ngừa đúng lịch: Thực hiện đầy đủ các mũi tiêm theo chương trình tiêm chủng mở rộng và khuyến cáo bổ sung từ bác sĩ để phòng các bệnh lây truyền.
Vệ sinh vùng mũi họng hàng ngày
- Làm sạch mũi: Xịt mũi, rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh mũi chuyên dụng. Xịt mũi giúp làm loãng chất nhầy ứ đọng ở các khoang mũi, đào thải chúng cùng bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, gây dị ứng, làm sạch niêm mạc mũi, xoang, giúp phòng ngừa và giúp làm giảm nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp trên.
- Súc miệng bằng nước muối ấm: Đối với trẻ lớn, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ súc miệng mỗi ngày bằng nước muối ấm, đặc biệt sau khi ra ngoài hoặc có dấu hiệu đau rát họng.
Thăm khám sức khỏe định kỳ
Thăm khám tai mũi họng định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường.
Khi có triệu chứng ho kéo dài, sốt, nghẹt mũi... thì nên cho trẻ đi thăm khám sớm để tránh biến chứng.
Trên đây là thông tin về triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh tai mũi họng cho trẻ, giúp cha mẹ có thể chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe của bé yêu.
DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO
|
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm