Người trẻ làm nhiều việc cùng lúc bị kiệt sức, chuyên gia "bật mí" việc cần làm đầu tiên

Người trẻ làm nhiều việc cùng lúc bị kiệt sức, chuyên gia "bật mí" việc cần làm đầu tiên
“Nếu chỉ trông vào lương cố định hàng tháng của công ty, cuối tháng chắc chắn tôi sẽ không còn đồng nào, chưa nói đến việc tiết kiệm", chị Minh (23 tuổi) tâm sự trong tiếng thở dài. 21 giờ tối, chị lại bắt đầu làm công việc thứ hai trong ngày, mỗi tối chị thường chỉ có 4 tiếng để ngủ.

Không muốn “giật gấu vá vai”, người trẻ chấp nhận làm việc “chân trong, chân ngoài” để có tiền sống

21 giờ tối, khi nhiều người đã dành thời gian nghỉ ngơi, chị Nguyễn Nhật Minh (23 tuổi, Bắc Từ Liêm) lại mở laptop, đeo tai nghe và bắt đầu công việc thứ hai trong ngày – dựng video thuê. Ban ngày, chị Minh là nhân viên của một công ty truyền thông với mức lương 8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, theo chị, với chi phí sinh hoạt ở Hà Nội, số tiền đó không thể giúp chị đủ sống. Để duy trì cuộc sống nơi đất khách, chị chấp nhận làm thêm ngoài giờ với lịch trình kín mít từ sáng đến khuya.

Ra trường với tấm bằng cử nhân truyền thông loại giỏi, chị Minh từng kỳ vọng về một công việc ổn định, đủ để trang trải cuộc sống. Thế nhưng, chị cho rằng, thực tế lại là “một câu chuyện khác”: Tiền thuê trọ 3 triệu đồng, điện nước, internet 500 nghìn đồng, ăn uống khoảng 3 triệu đồng, chưa kể tiền xăng xe, và các chi phí phát sinh khác khiến số tiền lương gần như không còn lại bao nhiêu.

“Nếu chỉ trông vào lương cố định hàng tháng của công ty, cuối tháng chắc chắn tôi sẽ không còn đồng nào, chưa nói đến việc tiết kiệm. Thế nên tôi nhận thêm công việc dựng video và thể hiện lời bình cho các clip , phóng sự, tin tức, … để có thêm thu nhập”, chị Minh tâm sự.

Người trẻ làm nhiều việc cùng lúc bị kiệt sức, chuyên gia "bật mí" việc cần làm đầu tiên

Công việc dựng video ngoài giờ hành chính giúp chị Minh kiếm thêm 4 - 6 triệu đồng/tháng. Ảnh: Trung Hiếu.

Chia sẻ với PV Dân Việt, chị Minh cho biết, công việc dựng video giúp chị có thêm từ 4 - 6 triệu đồng mỗi tháng, còn thể hiện lời bình mang về cho chị thêm khoảng 1 triệu đồng nữa. Tổng thu nhập mỗi tháng của chị dao động từ 13 - 15 triệu đồng. Với số tiền này, chị Minh “tạm” đủ sống và có thể để ra một khoản tiết kiệm nhỏ.

Theo chị Minh, mặc dù làm nhiều việc cùng lúc được xem như một động lực để chị có thể bản thân và kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, điều này cũng khiến chị đôi lúc cảm thấy tự ti về chính mình.

“Việc thường xuyên thức khuya để hoàn thành các đầu việc, đôi khi chỉ ngủ 4 - 5 tiếng mỗi đêm mà sáng hôm sau vẫn phải dậy đi làm đúng giờ, khiến tôi cảm thấy cơ thể mệt rã rời. Thậm chí, giờ tôi không còn thời gian để thư giãn, nhiều khi căng thẳng khiến bản thân mất tập trung và chất lượng công việc không đạt được như kỳ vọng và có khi còn làm ảnh hưởng tới người khác, dù tôi không hề muốn như vậy”, chị Minh tiếp lời.

Tương tự chị Minh, chị Thanh Huyền (24 tuổi, Nam Từ Liêm) cũng có lịch trình làm việc không kém phần tất bật. Từ 8 giờ sáng tới 17 giờ chiều các ngày trong tuần, chị làm công việc biên soạn đề tại một trung tâm giáo dục tư nhân ở Hà Nội. Ngoài ra, buổi tối sau giờ tan làm và cuối tuần, chị còn nhận dạy gia sư cho học sinh để kiếm thêm thu nhập. Chị , đều đặn ba buổi tối mỗi tuần, chị lại tất bật rời chỗ làm tới thẳng nhà học sinh mà có đôi khi còn “không kịp ăn uống”.

Công việc dạy thêm giúp chị Huyền có thêm 5 - 7 triệu đồng/tháng, nhưng đổi lại, chị gần như không có thời gian nghỉ ngơi. “Thứ bảy, chủ nhật tôi cũng phải tranh thủ dạy, vì nếu nghỉ, thu nhập sẽ bị hao hụt ngay. Có những ngày tôi cảm thấy kiệt sức, đôi khi mệt quá đến mức ngủ gật trên xe buýt, nhưng nghĩ đến tiền phòng trọ, tiền ăn uống, sinh hoạt... tôi lại tự nhủ bản thân mình phải cố gắng”, chị Huyền tâm sự thêm.

Làm nhiều việc cùng lúc: Chuyên gia “mách nước” cách cân bằng cuộc sống

Theo khảo sát vào cuối năm 2024 của một công ty về các giải pháp toàn diện xây dựng nguồn nhân lực hạnh phúc và thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn, với sự tham gia của hơn 65.000 người đi làm của khoảng 700 doanh nghiệp trong 18 nhóm ngành trên toàn quốc, có tới 74% cho rằng thu nhập hiện tại không đủ để chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu.

khảo sát cũng cho thấy, 65% nhân viên có nhiều hơn một nguồn thu nhập ngoài lương. Trong đó 15% từ nguồn thu nhập thụ động (tiết kiệm hoặc trợ cấp gia đình), 50% từ nguồn chủ động (làm thêm hoặc tự kinh doanh).

Trao đổi về vấn đề này, ThS Đỗ Đức Long - Giảng viên khoa Xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhận định, nhìn ở góc độ tích cực, nếu một người có thể làm được nhiều việc và vẫn cảm thấy thoải mái, điều đó liên quan chủ yếu tới kỹ năng lập kế hoạch, sắp xếp thời gian và phân tích vấn đề để xử lý sao cho phù hợp, theo thứ tự ưu tiên nhất định.

Ông Long cũng đưa ra quan điểm, nếu muốn làm nhiều việc cùng lúc mà vẫn đảm bảo hiệu quả và hạn chế thấp nhất cảm giác áp lực cho bản thân, mỗi người cần nhìn nhận thêm, đánh giá kỹ hơn về các công việc đó xem có phù hợp với bản thân hay không. Từ đó có sự chuẩn bị chu đáo, phù hợp trước khi “bắt tay” vào thực hiện để các đầu việc đều đạt hiệu quả nhất định, đồng thời có thể khai thác, tận dụng, phát huy tốt đa những năng lực, sở trường của mỗi người.

Người trẻ làm nhiều việc cùng lúc bị kiệt sức, chuyên gia "bật mí" việc cần làm đầu tiên

Nhiều người trẻ thức xuyên đêm làm thêm các công việc "tay trái" để kiếm thêm thu nhập. Ảnh minh hoạ: Trung Hiếu.

Còn theo Tiến sĩ tâm lý Lê Minh, sự tự nghỉ ngơi đôi khi là điều rất cần thiết đối với mỗi người, nhất là lúc có nhiều công việc đều cần được giải quyết ngay mà bản thân họ lại cảm thấy căng thẳng. “Chúng ta có thể nghỉ ngơi một chút để sau đó quay lại công việc với tiến độ nhanh hơn. Một số gợi ý như mọi người ra ngoài đi bộ, uống một ly cà phê với bạn bè hay xem một đoạn phim ngắn để …”, ông Minh nói.

Vị chuyên gia tâm lý này chia sẻ thêm, hiện nay, đa số các nhà tuyển dụng đòi hỏi nhân viên cần sáng tạo rất nhiều. Do đó, mỗi người cần phải cân nhắc thật kỹ khi có ý định làm thêm những công việc khác bên ngoài. “Khi chúng ta được phân công công việc, nếu hoàn thành tốt và lại có điểm sáng tạo thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao.

Ngược lại, nếu bản thân mỗi người không nhiệt tình với công việc thì cơ quan hoặc nhà tuyển dụng có thể đánh giá chúng ta theo những khía cạnh tiêu cực, thậm chí là sa thải nhân viên. Cho nên, dù bạn làm một hay nhiều công việc cùng lúc, điều quan trọng nhất là phải làm sao để có thể thích ứng được với công việc đó, tự tạo ra cho mình niềm vui, hứng thú trong công việc và có sự nghỉ ngơi hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất”, ông Minh cho biết.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Phim Việt chiếu rạp dịp Tết gây ấn tượng mạnh

Phim Việt chiếu rạp dịp Tết gây ấn tượng mạnh

06-02-2025 11:01

Mặc lời khen, tiếng chê đầy ồn ào nhưng từ doanh thu bán vé đã chứng minh phim Việt vẫn có sức hút mạnh mẽ đối với khán giả.

Nổi bật trang chủ
Bóng đá Việt Nam năm 2025: Thử thách tại Thái Lan
06 Tháng 02, 2025

Sau chức vô địch ASEAN Cup 2024, huấn luyện viên Kim Sang Sik có thêm nhiều động lực và niềm tin để tiếp tục hướng tới mục tiêu mới.

Đọc thêm
Thủ tướng yêu cầu tập trung triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Thủ tướng yêu cầu tập trung triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

06 Tháng 02, 2025

Thủ tướng yêu cầu tập trung triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 2035 ngay...

Tân binh Man United nhận lương ‘bèo bọt’ khó tin

Tân binh Man United nhận lương ‘bèo bọt’ khó tin

06 Tháng 02, 2025

Tân binh Patrick Dorgu chỉ nhận mức lương ‘bèo bọt’ với khoảng 40.000 bảng Anh/tuần khi gia nhập Man Utd.

Ông Trump tuyên bố sốc: Mỹ sẽ tiếp quản Gaza

Ông Trump tuyên bố sốc: Mỹ sẽ tiếp quản Gaza

06 Tháng 02, 2025

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đang tổ chức một cuộc họp báo chung sau khi hai người gặp nhau...

Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước "hé lộ" kịch bản tăng trưởng tín dụng khi GDP Việt Nam đạt hai con số

06 Tháng 02, 2025

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: “Năm nay, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng...

15 nhiệm vụ, giải pháp của Bộ GD&ĐT thực hiện Nghị quyết của Chính phủ năm 2025

15 nhiệm vụ, giải pháp của Bộ GD&ĐT thực hiện Nghị quyết của Chính phủ năm 2025

05 Tháng 02, 2025

Bộ GD&ĐT xác định 15 nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 8/1/2025 của Chính phủ.

0.69466 sec| 2272.227 kb