Ngứa lòng bàn chân là bệnh gì? 7 cách trị tại nhà hiệu quả nhất

Ngứa lòng bàn chân là bệnh gì? 7 cách trị tại nhà hiệu quả nhất
Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng bị ngứa. Ngứa có thể xảy ra ở khắp mọi nơi trên cơ thể, nhưng nếu bị ngứa ở lòng bàn chân thì sao? Liệu đó có phải cảnh báo cho bệnh lý nguy hiểm không hay có nguyên nhân đặc biệt nào khiến điều đó xảy ra không? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để biết nguyên nhân và cách điều trị

I - Ngứa lòng bàn chân là do những nguyên nhân nào?

Ngứa ngáy là hiện tượng phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, trong đó thường hay gặp nhất đó là ngứa ở lòng bàn chân. Đây là tình trạng gây ra cảm giác khó chịu và ngứa âm ỉ ở phía trong lòng bàn chân (gan bàn chân), ảnh hưởng đến khả năng tập trung vào công việc và hoạt động hàng ngày. Đặc biệt, khi ngứa xảy ra vào ban đêm, nó có thể tác động tiêu cực tới chất lượng giấc ngủ và tình thần người bệnh.

Hiện tượng lòng bàn chân bị ngứa đa phần đều không đáng lo ngại nếu nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố bên ngoài. Cụ thể, tình trạng này có thể xảy ra do một số tác nhân như:

  • Khô da: Tình trạng này có thể do thời tiết, sử dụng mỹ phẩm, thiếu nước hoặc bạn đang mắc các bệnh lý đến da như vẩy nến, chàm…Tùy vào mức độ nghiêm trọng da của bạn sẽ có biểu hiện như khô rát, nứt nẻ, ngứa ngáy.
  • Côn trùng cắn: Đôi khi bàn chân có thể đạp phải nọc độc của các loại côn trùng như muỗi, kiến, ong… khiến vùng gan bàn chân vốn đã nhạy cảm lại càng bị kích ứng gây ngứa rát và sưng.
  • Do tập luyện thể dục: Điều này thường xảy ra khi chúng ta bắt đầu tập luyện thể thao với cường độ khá cao làm giãn nở các mao mạch ở chân. Tình trạng này sẽ gây cảm giác ngứa châm chích ở phía lòng bàn chân, nhưng thường sẽ hết nhanh chóng khi bạn thích ứng với quá trình luyện tập.
  • Do cạo lông chân: Việc này khiến da bị ngứa, khô, đỏ tình trạng này xảy ra khi bạn vừa cạo lông chân xong. Sau khi cạo lông chân một thời gian có thể đối mặt với tình trạng lông mọc ngược cũng gây ngứa. Ngoài ra, nếu bạn cạo thường xuyên còn có thể gây viêm nang lông.
  • Tác động từ giày, tất: Một số loại giày dép, vớ làm từ chất liệu kém, hoặc do dùng loại quá chật đều khiến chân bị áp lực, bí bách, đổ mồ hôi, tạo điều kiện khiến nấm phát triển, gây ra cảm giác ngứa ngáy không thoải mái.
  • Lòng bàn chân đang mọc da non: Trong trường hợp bàn chân của người bệnh từng bị tổn thương, bỏng, sau một thời gian xuất hiện cảm giác ngứa thì có thể đó là hiện tượng mọc da non. Tuy khá là khó chịu nhưng đây cũng là dấu hiệu da đang phục hồi nên người bệnh cũng cần tránh gãi, chà xát mạnh.

Những nguyên nhân gây ngứa lòng bàn chân

II - Ngứa lòng bàn chân là dấu hiệu của bệnh gì?

Ngoài những nguyên nhân tác động từ môi trường bên ngoài thì tình trạng ngứa lòng bàn chân thường xuyên còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý bên trong cơ thể như bệnh về gan, ứ mật, nhiễm nấm, dị ứng, tiểu đường…

1. Chức năng gan suy giảm

Gan là cơ quan chính có nhiệm vụ chuyển hóa và loại bỏ độc tố ra ngoài, khi chức năng gan suy giảm, độc tố bị tích tụ lại trong cơ thể gây nên tình trạng ngứa lòng bàn chân, bàn tay, đặc biệt vào ban đêm. Khi gan yếu ngứa không chỉ xảy ra ở lòng bàn chân mà có thể hiện ở mọi nơi trên cơ thể. Một biểu hiện đặc trưng khi chức năng gan bị suy giảm nữa là bị vàng da.

2. Bệnh ứ mật

Acid mật bao gồm axit cholic và chenodeoxycholic được gan tiết ra để cân bằng nồng độ của các chất béo, đường, năng lượng trong tế bào và hỗ trợ gan loại bỏ độc tố trong cơ thể.

Nếu axit mật bị ứ đọng lại, chúng sẽ đi vào máu và kích thích dây thần kinh gây cảm giác gây ngứa ở da, gây ngứa tập trung ở gan bàn chân.

Ứ mật - một trong nhiều nguyên nhân gây ngứa lòng bàn chân

3. Rối loạn nội tiết tố

Đối tượng thường hay bị thay đổi nội tiết tố nhất là phụ nữ và phụ nữ tiền mãn kinh. Khi hormon nội tiết tố thay đổi sẽ gây ảnh hưởng đến dịch mật nên gây ra tình trạng ngứa ngáy ở gan bàn tay, gan bàn chân và một số vị trí khác trên cơ thể như lưng, bụng... Ngứa trong trường hợp này có thể gây khó chịu trong một thời gian và tự khỏi sau khi nội tiết đã ổn định trở lại.

4. Chân bị nhiễm nấm

Nấm da chân thường xuất hiện khi chân tiếp xúc với môi trường ẩm ướt, chẳng hạn như mang giày quá chật, đi tất ẩm hoặc để chân tiếp xúc trực tiếp với nước bẩn. Tình trạng này ngoài gây ngứa thì về lâu dài có thể khiến da bàn chân bị viêm nhiễm, nên cần điều trị sớm để nấm không lây nhiễm rộng hơn.

5. Dị ứng, nổi mề đay

Dị ứng là nguyên nhân rất phổ biến gây ngứa ở lòng bàn chân. Dị ứng có thể do thức ăn, do thay đổi thời tiết hoặc do các dị nguyên như bụi bẩn, hóa chất, chất gây kích ứng da... Ngoài triệu chứng ngứa ngáy dữ dội ở các vị trí thường gặp như tay, bụng, lưng, mặt thì dị ứng còn có thể gây ngứa, mẩn đỏ nổi cục tại vùng lòng bàn chân kèm các khu vực lân cận như mu bàn chân, ngón chân.

Nổi mề đay gây ngứa dưới lòng bàn chân

6. Bệnh lý về da

Đa phần các bệnh lý về da sẽ khiến chúng ta có cảm giác ngứa. Vùng lòng bàn chân cũng là vị trí dễ mắc các bệnh lý này do là môi trường vi khuẩn, nấm dễ phát triển. Những bệnh lý phổ biến gây ngứa bao gồm:

  • Vảy nến: Dấu hiệu điển hình là da bàn chân khá khô, bong chóc như vảy. Các vùng da bị tổn thương có màu đỏ hoặc trắng, kèm với đó là cảm giác ngứa kèm đau và sưng.
  • Viêm da cơ địa: Một dạng tổn thương da của bệnh chàm, là một tình trạng da mạn tính khiến da bị ửng đỏ, hình thành các mảng bong chóc gây ngứa mạnh.
  • Tổ đỉa: Bệnh tổ đỉa cũng có thể xuất hiện ở lòng bàn chân hoặc các kẽ ngón chân mặc dù bệnh này thường bị ở tay nhiều hơn. Bệnh khiến lòng bàn chân nổi những hạt mụn nước tập trung thành từng cụm hoặc rải rác trên gan bàn chân.
  • Ghẻ nước: Đây là bệnh lý dễ bị nhầm lẫn với bệnh tổ đỉa do cũng gây ra triệu chứng ngứa, lòng bàn chân cũng nổi những hột mụn nước nhỏ. Ghẻ nước do con ghẻ kí sinh, gây ngứa nhiều hơn vào ban đêm hoặc khi chân bí bách, toát mồ hôi nhiều.

7. Bệnh tiểu đường

Ngứa lòng bàn chân cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc . Bời người bị bệnh tiểu đường thường có nồng độ đường trong máu cao. Từ đó kéo theo các các vấn đề liên quan đến dây thần kinh làm kích ứng da, ngứa dưới lòng bàn chân. Tình trạng này đôi khi sẽ gây ngứa nhiều hơn về đêm, kèm với biểu hiện ngứa lòng bàn tay.

Tiểu đường khiến lòng bàn chân bị ngứa ngáy

8. Hội chứng chân không yên

Hội chứng này khiến người bệnh luôn có cảm giác khó chịu, bứt rứt ở chân đặc biệt là khi ở yên một chỗ. Nhiều trường hợp gây suy nhược, mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Giới y học cũng chưa xác định được rõ nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Tuy nhiên nhiều giả thuyết cho rằng tình trạng này là do sự mất cân bằng của các chất trong não.

III - Tại sao lòng bàn chân bị ngứa nhiều hơn về đêm?

Vào buổi tối đặc biệt là khi chuẩn bị vào giấc ngủ, cơn ngứa ngáy ở lòng bàn chân thường dữ dội hơn khiến bạn khó chìm vào giấc ngủ hoặc thậm chí gây mất ngủ.

Ban ngày não bộ chúng ta phải nhận rất nhiều cảm giác khác nhau không riêng gì ngứa, đó có thể là cảm giác khi chúng ta di chuyển, đi giày hay những cảm giác phát sinh nói chuyện, thực hiện những hoạt động hàng ngày. Tất cả những điều đó làm phân tán dây thần kinh cảm nhận khiến cảm giác ngứa bị lấn át làm chúng ta không thấy ngứa hoặc cảm thấy ít ngứa hơn.

Ban đêm là lúc cơ thể chúng ta ở trạng thái nghỉ ngơi, không còn bị phân tán bởi nhiều yếu tố khác nên chúng ta sẽ cảm thấy cơn ngứa ở lòng bàn chân dữ dội hơn ban ngày. Bên cạnh đó, một số bệnh về da liên quan tới nấm, virus cũng gây ngứa hơn vào ban đêm do lúc này là thời điểm chúng hoạt động mạnh nhất.

Nguyên nhân gây ngứa lòng bàn chân vào ban đêm

VI - Hiện tượng ngứa lòng bàn chân có nguy hiểm không?

Ngứa lòng bàn chân thông thường không đáng lo ngại, nhưng nếu tình trạng này kéo dài hoặc kèm theo sưng, đau, nổi mẩn thì bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân. Vì rất có thể đó là biểu hiện của bệnh lý như tiểu đường, gan, thận…

V - Những cách trị ngứa lòng bàn chân tại nhà hiệu quả

1. Chữa ngứa trong lòng bàn chân bằng mẹo dân gian

Bạn có thể giảm sự khó chịu khi bị ngứa bằng một số mẹo sau đây:

  • Chườm lạnh: Bạn có thể chườm trực tiếp đá lạnh vào phần bị ngứa, hoặc ngâm chân trong chậu nước lạnh 10-20 phút để làm giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Tắm bột yến mạch: Trong bột yến mạch có chất chống viêm tự nhiên, ngoài ra bột yến mạch cũng có làm ẩm, dịu da giúp cải thiện tình trạng ngứa, khô da.
  • Thoa kem dưỡng ẩm: Để kịp thời cấp ẩm cho da, tránh tình trạng da khô gây ngứa.
  • Chườm lá kinh giới: Kinh giới có dụng chống viêm, điều trị mề đay, mẩn ngứa rất hiệu quả. Bạn thực hiện bằng cách đem lá kinh giới rửa sạch rồi sao nóng rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị ngứa.
  • Dùng lá khế ngâm chân: Trong dân gian thường dùng nước lá khế tắm để điều trị mề đay, mẩn ngứa cũng rất hiệu quả. Bạn đun sôi nước lá khế đợi nguội rồi ngâm bàn chân hàng ngày để có hiệu quả.

Cách trị ngứa lòng bàn chân tại nhà

2. Giảm hết ngứa bằng thuốc Tây y

Các bác sĩ thường kê những thuốc sau để điều trị ngứa lòng bàn chân:

  • Thuốc kháng histamin: Giảm các triệu chứng ngứa ngáy, các nốt mề đay, mẩn đỏ gây, cảm giác khó chịu trên da nhanh chóng.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng trong trường hợp ngứa lòng bàn chân có viêm nhiễm.
  • Thuốc chứa corticoid: Có tác dụng giảm ngứa, chống viêm.
  • Kem bôi chứa steroid: Giảm ngứa, cấp ẩm cho da.

Các thuốc Tây tuy có hiệu quả nhanh, giải quyết được nhanh chóng các triệu chứng tuy nhiên một nhược điểm mà bất kỳ loại thuốc tây nào cũng có là có thể xảy ra tác dụng phụ. Vì vậy, khi sử dụng hãy tuân thủ theo đúng sự hướng dẫn của dược sĩ.

3. Điều trị bằng thuốc Đông y

Ưu điểm lớn nhất của Đông y là lành tính, ít tác dụng phụ, lại tập trung điều trị bệnh tận căn nguyên. Vì vậy nếu chọn đúng sản phẩm sẽ mang lại hiệu quả rất tốt và bệnh ít tái phát trở lại.

Đối với chứng ngứa lòng bàn chân do nóng trong, gan nóng, suy giảm chức năng gan gây ra, Đông y thường dùng các vị thuốc có tính thanh nhiệt, giải độc để tác động từ bên trong, từ đó giúp loại bỏ độc tố, tiêu viêm, giảm sưng giảm ngứa.

Tuy nhiên, không phải Đông y nào cũng mang lại hiệu hiệu quả rõ rệt, trên thị trường còn xuất hiện nhiều sản phẩm không rõ nguồn gỗ, xuất xứ còn không mang lại hiệu quả. Vì vậy nếu chọn Động y để điều trị hãy chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thương hiệu uy tín, đáng tin cậy.

Viên lọc máu thải độc toàn thân Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 giúp thanh lọc độc tố trong cơ thể, ngăn ngừa gan nhiễm độc nhờ đó giúp cải thiện các tình trạng do độc tố tích tụ gây ra như: Ngứa ngáy, nổi mẩn, dị ứng...

Đây là một sản phẩm chuẩn Đông y thế hệ 2 được bào chế theo phương pháp Ngự y mật phương luôn đảm bảo chất lượng. Được kiểm soát chặt chẽ từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra. Được sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP -WHO là sự lựa chọn tin cậy cho người bệnh khi tìm đến Đông y để trị chứng ngứa ngáy do chức năng gan kém gây ra.

VI - Phải làm sao để phòng tránh tình trạng ngứa lòng bàn chân?

Bạn có thể áp dụng những cách sau để phòng ngừa tình trạng ngứa lòng bàn chân:

  • Không đi giày hoặc tất quá chật. Ưu tiên sử dụng giày thông thoáng khí và chọn những đôi tất được làm từ các nguyên liệu tự nhiên thoáng khí.
  • Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đặc biệt là dưới lòng bàn chân do vị trí này thường hay bị bỏ qua.
  • Thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm đặc biệt là vào mùa hanh khô.
  • Tránh dùng chung giày, tất với người đang bị bệnh về da, nấm.
  • Hạn chế sử dụng khăn hoặc đồ công cộng.
  • Ưu tiên chọn những sản phẩm tẩy rửa có nguồn gốc từ tự nhiên.
  • Nếu phải tiếp xúc với các tác nhân gây ngứa như nước bẩn, đất, cát nên đeo ủng để bảo vệ đôi chân.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể hàng ngày, tránh để cơ thể thiếu nước dẫn đến khô da.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm có thể gây dị ứng như: Hải sản, đồ uống có chất kích thích, đồ ăn nhiều dầu mỡ…

Những cách phòng tránh ngứa lòng bàn chân

Ngứa lòng bàn chân có thể không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, mang đến nhiều cảm giác khó chịu. Bài viết trên đã cung cấp cơ bản những thông tin xung quanh vấn đề ngứa lòng bàn chân, mong rằng sẽ giúp ích cho bạn.

Ngứa lòng bàn chân là bệnh gì? 7 cách trị tại nhà hiệu quả nhất

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Nổi bật trang chủ
Trường học chủ động phương án chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT 2025
23 Tháng 11, 2024

Giúp học sinh lớp 10 lựa chọn tổ hợp môn phù hợp hay tổ chức khảo sát HS khối 12 đăng ký hai môn tự chọn là cách nhiều trường thực hiện...

Đọc thêm
Tiến Linh háo hức đá cặp cùng Xuân Sơn ở AFF Cup

Tiến Linh háo hức đá cặp cùng Xuân Sơn ở AFF Cup

23 Tháng 11, 2024

Tiền đạo Tiến Linh đánh giá cao năng lực của sao nhập tịch Xuân Sơn và háo hức được đá cặp với tiền đạo này....

VTV lên tiếng về vụ ô tô 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Hòa Bình

VTV lên tiếng về vụ ô tô 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Hòa Bình

23 Tháng 11, 2024

Xe 16 chỗ của Trung tâm Phim truyền hình (VFC) thuộc Đài Truyền hình Việt Nam gây tai nạn nghiêm trọng tại Mai Châu, Hòa...

Xuất hiện băng tuyết trên đỉnh Fansipan

Xuất hiện băng tuyết trên đỉnh Fansipan

23 Tháng 11, 2024

Vào sáng sớm nay (23/11), khu vực đỉnh Fansipan, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, nhiệt độ xuống rất thấp, xuất hiện lớp băng...

Tuyển sinh đại học 2025: Dự kiến “gắt gao” khi xét học bạ?

Tuyển sinh đại học 2025: Dự kiến “gắt gao” khi xét học bạ?

23 Tháng 11, 2024

Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm, đặc biệt là phương thức xét tuyển...

Man United, Arsenal gặp khó trong thương vụ Viktor Gyokeres

Man United, Arsenal gặp khó trong thương vụ Viktor Gyokeres

23 Tháng 11, 2024

Man United và Arsenal đang gặp nhiều khó khăn trong việc chiêu mộ Viktor Gyokeres của Sporting.

0.72897 sec| 2295.898 kb