Mỹ trả lời câu hỏi: 'Ai đưa quân vào Ukraine'

Mỹ trả lời câu hỏi: 'Ai đưa quân vào Ukraine'
Trước khi đạt được một thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine, câu hỏi Mỹ gửi tới châu Âu là “nước nào sẽ đưa quân tới để bảo đảm an ninh cho Ukraine”?

Mỹ trả lời câu hỏi: 'Ai đưa quân vào Ukraine'

6 câu hỏi Mỹ muốn châu Âu trả lời

Theo hãng tin Anh Reuters ngày 17/2, trước thềm Hội nghị An ninh Munich (MSC), Mỹ đã gửi danh sách các câu hỏi đến đồng minh châu Âu, nhằm tìm hiểu về khả năng tăng cường hỗ trợ cho Ukraine cũng như những gì châu Âu cần Washington hỗ trợ để củng cố năng lực .

Theo đó, vấn đề đầu tiên mà Mỹ cần hỏi là châu Âu thấy cần đưa ra một cam kết như thế nào là đủ để răn đe Nga, trong khi vẫn bảo đảm xung đột ở Ukraine sẽ kết thúc với một nền an ninh lâu dài cho Ukraine.

Thứ hai là châu Âu xác định quốc gia nào có vai trò “không thể thiếu” trong việc chấm dứt xung đột Nga-Ukraine và nhận thấy những quốc gia châu Âu, hoặc nước thứ ba nào sẽ sẵn sàng tham gia vào thỏa thuận này.

Thứ ba là nếu lực lượng gìn giữ hòa bình do châu Âu đứng đầu được triển khai ở Ukraine thì quy mô của lực lượng này như thế nào, được triển khai và trong bao lâu?

Thứ tư là Mỹ và các đồng minh, đối tác của mình cần chuẩn bị những gì nếu Liên bang Nga tấn công lực lượng đa quốc gia. Các nước đồng minh và đối tác cần Washington hỗ trợ gì trong ngắn hạn và dài hạn để tham gia vào những thỏa thuận an ninh này?

Thứ năm, các nước châu Âu có thể cam kết những gì, cung cấp thêm những bảo đảm nào để giúp Ukraine giành lợi thế trên bàn đàm phán trước Nga?

Cuối cùng, các nước châu Âu có sẵn sàng gia tăng hơn nữa và thực hiện nghiêm ngặt hơn nữa các biện pháp trừng phạt đối với Liên bang Nga, đồng thời nhắm mục tiêu hiệu quả hơn vào các quốc gia thứ ba đang hỗ trợ Liên bang Nga trên toàn cầu?

Trong số những câu hỏi này, câu hỏi 2, 3 và 4 có mối quan hệ biện chứng với nhau về việc những nước nào sẵn sàng tham gia thỏa thuận và triển khai quân tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình ở Ukraine, đồng thời đưa ra vấn đề bảo đảm an ninh cho chính lực lượng này.

Trước đó, Pháp đã đưa ra ý tưởng triển khai “lực lượng gìn giữ hòa bình” thuần túy của châu Âu, được bố trí ở hậu phương, để không phải đối mặt với nguy cơ xảy ra xung đột trực tiếp với Liên bang Nga, đồng thời cũng đóng vai trò như một lực lượng răn đe Nga, bảo đảm an ninh cho Kiev.

Đáp án: OSCE và các đồng minh của Nga?

Vấn đề triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình đã được thảo luận vào ngày 09/01 tại cuộc họp của nhóm liên lạc điều phối cung cấp quân sự cho Ukraine tại Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức, nhưng việc triển khai lực lượng NATO ở Ukraine đã bị bác bỏ, bởi chính các quốc gia nội khối này.

Trên thực tế, đây là những vấn đề châu Âu không dễ trả lời và cũng không dễ để đạt được sự đồng thuận với Nga, bởi Moscow sẽ không chấp nhận việc lực lượng gìn giữ hòa bình chỉ thuần của phương Tây, bởi Điện Kremlin cho rằng, NATO sẽ núp bóng quân đội các nước phương Tây tràn vào Ukraine, đưa lực lượng, phương tiện áp sát biên giới phía tây nước Nga, đồng thời chi phối việc thực thi thỏa thuận.

Theo giới phân tích, để giải quyết nỗi lo của Nga, đồng thời bảo đảm an ninh cho chính lực lượng gìn giữ hòa bình, Mỹ và châu Âu cần phải đưa Nga và các đồng minh của Moscow tham gia vào lực lượng này.

Một giải pháp hay là sử dụng lực lượng gìn giữ hòa bình đa quốc gia dưới danh nghĩa OSCE (Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, có 57 thành viên và 11 đối tác), mà Nga chính là một thành viên trong đó.

Việc triển khai lực lượng của OSCE cũng sẽ giúp Nga có thể đưa quân vào lực lượng gìn giữ hòa bình, giống như tiền lệ ở Moldova hay Gruzia và cả Ukraine trong giai đoạn (2014–2021).

Ngoài ra, chính Mỹ cũng đưa ra một đề xuất khá hợp lý là mời thêm một số quốc gia khác như Trung Quốc hay Brazil đưa lực lượng đến Ukraine, mà điều đáng chú ý là những nước này chính là đồng minh của Nga trong BRICS, khối liên minh 15 quốc gia, mà những thành viên chủ chốt đều “không thân Mỹ”.

Theo tờ The Economist của Anh đưa tin, chính quyền mới của ông Donald Trump đang đề xuất đưa quân đội từ Brazil và Trung Quốc vào lực lượng gìn giữ hòa bình trong trường hợp Washington và Moscow đạt được một thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine.

Theo tiết lộ của tờ báo này, Washington tin rằng ngừng bắn sẽ bền vững và hòa bình sẽ ổn định hơn nếu không chỉ có quân đội phương Tây trên đường phân định, bởi chắc chắn là Nga sẽ không đồng ý với điều đó, dẫn tới thỏa thuận sẽ không thể đạt được, nói gì đến thực thi nó.

Đồng thời, chính việc “một lực lượng hoàn toàn là của châu Âu sẽ kém hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn Nga tấn công”, nên việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình trên danh nghĩa OSCE và mời thêm một số đồng mình của Nga cùng tham gia có lẽ là một giải pháp có thể được tất cả các bên chấp nhận.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Nổi bật trang chủ
Ông Trump tự tin có thể chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine vào tuần tới
24 Tháng 02, 2025

Người phát ngôn Nhà Trắng Karoline Leavitt tuyên bố rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump tin tưởng ông có thể đạt được thỏa thuận với Moscow để chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine sớm nhất là vào tuần tới.

Đọc thêm
Công an Đà Nẵng phá đường dây tổ chức đánh bạc xuyên quốc gia với số tiền giao dịch hơn 100 tỷ đồng

Công an Đà Nẵng phá đường dây tổ chức đánh bạc xuyên quốc gia với số tiền giao dịch hơn 100 tỷ đồng

23 Tháng 02, 2025

Một đường dây đánh bạc qua mạng xuyên quốc gia vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.Đà Nẵng đấu tranh, triệt phá....

U22 Việt Nam đủ sức đoạt vàng SEA Games 33

U22 Việt Nam đủ sức đoạt vàng SEA Games 33

23 Tháng 02, 2025

Với đội hình nhiều sao, đội tuyển U22 Việt Nam được kỳ vọng sẽ chinh phục thành công tấm Huy chương Vàng SEA Games 33....

Bắt khẩn cấp tài xế xe khách gây tai nạn làm 14 người thương vong ở Sơn La

Bắt khẩn cấp tài xế xe khách gây tai nạn làm 14 người thương vong ở Sơn La

23 Tháng 02, 2025

Công an tỉnh Sơn La vừa khởi tố vụ án hình sự và bắt khẩn cấp tài xế xe khách gây tai nạn giao thông...

Hàng nghìn học sinh Hà Nội dự Ngày hội tự tin vào lớp 10

Hàng nghìn học sinh Hà Nội dự Ngày hội tự tin vào lớp 10

23 Tháng 02, 2025

Sáng 23/2, Ngày hội tự tin vào lớp 10 năm học 2025-2026 diễn ra tại Trường THPT chuyên Chu Văn An, Hà Nội.

Ông Trump cảnh báo nóng Ukraine

Ông Trump cảnh báo nóng Ukraine

23 Tháng 02, 2025

Tổng thống Donald Trump đã cảnh báo Ukraine sẽ phải đối mặt với "rất nhiều vấn đề" nếu không đồng ý chuyển nhượng quyền sở...

0.73258 sec| 2255.43 kb