Suy giảm trí nhớ hay còn được gọi ngắn gọn là trí nhớ kém, đãng trí, lẫn… là một hệ quả bởi sự thoái hóa não bộ, khiến cho khả năng ghi nhớ và tái hiện trí nhớ bị kém dần đi. Theo thống kê, có tới 80% người trẻ than phiền vì gặp vấn đề suy giảm trí nhớ. Trí nhớ kém cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới suy giảm chất lượng cuộc sống đòi hỏi cần có ngay những giải pháp cho tình trạng này.
Cùng tìm hiểu nguyên nhân và những giải pháp hữu ích trong bài viết dưới đây nhé!
1. Suy giảm trí nhớ nguyên nhân do đâu?
1.1. Lưu thông máu não kém
Một trong các nguyên nhân suy giảm trí nhớ hay gặp chính là do tác động của việc huyết ứ, huyết hư dẫn đến tình trạng lưu thông máu não kém.
Ở người trẻ, các hoạt động cần dùng đến não bộ nhiều, đòi hỏi việc lưu thông máu lên não diễn ra mạnh mẽ. Nếu việc lưu thông máu diễn ra trì trệ hoặc gặp các vấn đề sẽ dễ dàng dẫn đến việc não bộ bị tổn thương và gây chứng suy giảm trí nhớ.
1.2. Trầm cảm và stress
Cuộc sống với rất nhiều áp lực từ công việc, gia đình, học hành… dễ dẫn đến căng thẳng và stress. Stress là tác nhân có tác động trực tiếp đến thần kinh nhận thức và làm giảm tốc độ phản ứng với sự vật, khiến con người khó tập trung suy nghĩ, dễ phân tán tư tưởng và giải quyết vấn đề chậm chạp. Nếu kéo dài sẽ làm não bộ suy giảm chức năng và trí nhớ sa sút dần.
1.3. Rối loạn giấc ngủ
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng với sức khỏe, ngủ là thời gian cơ thể nghỉ ngơi, tái tạo lại năng lượng và đào thải độc tố… Nhu cầu giấc ngủ của mỗi người là 7-8 tiếng một ngày, chất lượng giấc ngủ phải đủ sâu... Nếu chất lượng giấc ngủ không tốt, não bộ sẽ khó được phục hồi mà dẫn đến căng thẳng và stress, các nguy cơ tổn thương não, suy giảm trí nhớ cũng vì thế mà dễ tăng cao.
1.4. Công việc quá tải
Khi cơ thể cùng lúc phải làm quá nhiều việc thì bộ não sẽ làm việc quá tải và đó chính là một trong những nguyên nhân suy giảm trí nhớ. Nên tập trung làm tốt một việc ở một thời điểm, sắp xếp công việc hợp lý tránh việc cùng lúc phải giải quyết nhiều vấn đề để hạn chế các nguy cơ quá tải, ảnh hưởng đến não bộ.
1.5. Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt
Dinh dưỡng là 1 phần quan trọng, không thể thiếu nếu bạn muốn có một bộ não khỏe mạnh, nhanh nhạy.
Cần bổ sung một số khoáng chất, nhất là các loại vitamin nhóm B (B1 và B12). Vitamin B1 giúp duy trì việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, ảnh hưởng đến tâm trạng, trí nhớ và suy nghĩ của con người.
2. Suy giảm trí nhớ ảnh hưởng gì tới cuộc sống
Tế bào thần kinh thoái hóa ở độ tuổi trên 20, từ tuổi 25 trở đi, mỗi ngày có tới 3.000 tế bào não chết đi mà không sản sinh thêm. Cùng với đó là những yếu tố làm ảnh hưởng tiêu cực đến tế bào thần kinh, tác động tiêu cực đến cuộc sống của người bệnh.
2.1. Cuộc sống
Người bệnh bị suy giảm trí nhớ có thể biểu hiện ở những việc đơn giản ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày như: đi chợ quên mang tiền, quên vị trí để đồ, quên tắt điện khi đi ra ngoài, đột nhiên quên mình định làm gì... Tình trạng kéo dài dễ gây cho người bệnh thay đổi tâm trạng và hành vi, cảm xúc, hay cáu gắt và ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh.
2.2. Công việc, học tập
Khi bị suy giảm trí nhớ, người bệnh thường lơ đãng, thiếu tập trung vào việc học hay làm việc. Khả năng ghi nhớ suy giảm cũng khiến tư duy và suy nghĩ về các vấn đề sa sút theo. Việc đó dẫn đến hậu quả phản ứng chậm chạp với mọi thứ và không còn khả năng đáp ứng được các công việc, các bài học.
2.3. Sức khỏe
Các chuyên gia khẳng định nếu tình trạng suy giảm trí nhớ không được giải quyết kịp thời thì trong vòng 3 năm có thể sẽ chuyển sang giai đoạn sa sút trí tuệ. Điều này cực kỳ nguy hiểm, nhất là đối với người trẻ tuổi.
Khi mắc chứng suy giảm trí nhớ, não bộ mất dần khả năng điều khiển các cơ quan trong cơ thể, dẫn đến các chức năng của các bộ phận gặp vấn đề và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí có thể chết tế bào não, teo não, tổn thương mạch máu não hoặc tổn thương chất trắng…gây tử vong cho người bệnh.
3. Đối tượng nào dễ bị suy giảm trí nhớ?
Trước đây, những căn bệnh về suy giảm trí nhớ được coi là bệnh của người già do quá trình lão hóa. Tuy nhiên, cuộc sống càng hiện đại nhiều áp lực, suy giảm trí nhớ ngày càng bị trẻ hóa, xuất hiện rất nhiều trường hợp người trẻ tuổi cũng dễ bị giảm trí nhớ.
3.1. Bệnh suy giảm trí nhớ ở người già
Vấn đề trí nhớ giảm sút ở người cao tuổi là quy luật tự nhiên, xảy ra ở theo quy luật bình thường của tuổi tác. Độ tuổi càng cao đồng nghĩa với tốc độ lão hóa các tế bào trong cơ thể càng nhanh chóng, trong đó số lượng tế bào thần kinh mất đi rất nhanh chóng.
Tuy nhiên, ở mỗi người lại có một mức độ thoái hóa khác nhau, điều này giải thích cho nhiều trường hợp có đối tượng 90 – 100 tuổi vẫn minh mẫn, trí nhớ khá tốt, nhưng lại có người 50 – 60 tuổi đã bắt đầu có dấu hiệu của quên quên nhớ nhớ, nhầm lẫn, kém minh mẫn.
3.2. Bệnh suy giảm trí nhớ ở người trẻ
Suy giảm trí nhớ hiện nay rất đáng báo động ở giới trẻ. Có đến 20% bệnh nhân của hội chứng trí nhớ kém là ở độ tuổi dưới 35 – đây là một hiện thực do hậu quả của cuộc sống công nghệ số hiện đại gây ra. Đáng báo động là tỷ lệ ấy càng lúc càng có xu hướng tăng lên, đe dọa trực tiếp đến chất lượng nhân lực chung của toàn xã hội.
4. Dấu hiệu của suy giảm trí nhớ?
Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà biểu hiện nhận biết khác nhau, có thể phân biệt dấu hiệu bệnh theo nhóm đối tượng người già và người trẻ như sau:
Ở người trẻ:
- Khó ghi nhớ một lượng thông tin, kiến thức mới hoặc nhớ xong nhanh quên.
- Trí nhớ bị xáo trộn.
- Khó khăn trong lập kế hoạch hay giải quyết các công việc hằng ngày.
- Phán đoán, đánh giá, phân tích tình hình kém.
- Thay đổi tính cách, tâm trạng thất thường.
Ở người già:
- Hay cáu gắt, dễ nổi nóng.
- Dễ quên những việc vừa xảy ra, những việc trước đây vẫn nhớ rõ.
- Quên những thói quen hằng ngày như cài cúc áo, ăn cơm, đường đi về nhà…
- Hay để quên đồ rồi không tìm lại được chúng và nói đã mất.
- Lú lẫn về thời gian, nơi chốn.
- Giảm khả năng ngôn ngữ, chữ viết, hoạt động chân tay rối loạn.
- Tự tách bản thân khỏi những người xung quanh, sợ phải ra ngoài.
5. Các biện pháp cải thiện suy giảm trí nhớ
Người bệnh có thể áp dụng những biện pháp phòng ngừa, điều trị bệnh suy giảm trí nhớ một cách khoa học sau đây:
5.1. Tăng cường rèn luyện trí óc
- Tăng cường đọc sách, xem tin tức, vui chơi các hoạt động lành mạnh ngoài trời.
- Chơi một loại nhạc cụ nào đó.
- Chơi các bộ môn như: cờ tướng, cờ vua…để vận dụng trí não thường xuyên
- Có thú vui riêng như nấu ăn, cắm hoa, chăm sóc cây cảnh…
5.2. Xây dựng thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học
- Xây dựng thời gian biểu cho giờ ngủ nghỉ khoa học để có những giấc ngủ chất lượng, tránh trường hợp mất ngủ, ngủ không ngon giấc...
- Nên có vài phút ngủ trưa mỗi ngày, chỉ cần 10 – 20 phút để não bộ được nghỉ ngơi.
- Thể dục thể thao đều đặn, vừa sức.
5.3. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
- Hạn chế các loại thực phẩm gây suy giảm trí nhớ như: đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, nước ngọt có ga, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, nhiều cholesterol, lạm dụng gia vị….
- Tăng cường ăn rau xanh và trái cây.
- Hạn chế rượu bia, café, thuốc lá và các chất kích thích khác.
6. Cải thiện suy giảm trí nhớ bằng sản phẩm hoạt huyết Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2
Trong trường hợp điều trị chứng trí nhớ kém, thuốc Tây y thường giới hạn ở một số loại thuốc bổ não, vitamin, thuốc an thần đơn giản, hiệu quả không quá tối ưu mà lại thường đi kèm nhiều tác dụng phụ. Xét về lâu dài, người bệnh có thể chuyển hướng sang điều trị bằng Đông y với các ưu điểm: Hiệu quả hơn; An toàn hơn; Ít tái phát hơn.
Có thể Tây y xác định được rất nhiều nguyên nhân cụ thể có thể dẫn đến chứng suy giảm trí nhớ, nhưng đối với Đông y, 90% nguyên nhân gói gọn lại do Thiếu Máu Não! Não bộ chính là cơ quan trung ương quản lý việc lưu trữ thông tin để hình thành trí nhớ. Não bộ cần được tưới máu liên tục để hoạt động. Nếu như để xảy ra tình trạng thiếu máu lên não thì suy giảm trí nhớ ắt sẽ là một trong các triệu chứng điển hình.
Đông y quan niệm chữa bệnh từ gốc. Đối với chứng kém trí nhớ, cần phải tập trung điều trị làm sao để tăng cường mạnh mẽ máu lên não, cung cấp đủ oxy, dinh dưỡng cho não hoạt động bình thường. Cơ chế của Đông y chính là Hoạt huyết, Bổ huyết, tức là phá tan những nơi huyết ứ, tắc trệ, đồng thời bồi bổ cho chất lượng máu tăng lên, như vậy hiệu quả nhất định lâu dài, bệnh ít tái phát trở lại.
Nhưng không phải cứ hoạt huyết Đông y là tốt. Đông y là một thị trường nhiễu loạn, với vô số sản phẩm bị quảng cáo phóng đại, không đúng tác dụng thật sự, khiến nhiều người dùng hoang mang.
Phải là sản phẩm hoạt huyết Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 thì mới có hiệu quả thực sự, uy tín, đáng tin cậy:
Được bào chế theo phương pháp Ngự Y Mật Phương bí truyền quý hiếm, hiệu quả vượt trội, không phải bài hoạt huyết dân gian thông thường. Đây là phương pháp hoạt huyết được lưu giữ nghìn năm, từng được dùng để chữa bệnh cho Vua Chúa, quan lại triều đình, rất quý và hiệu quả đặc biệt tốt.
Được sản xuất trên dây chuyền nhà máy hiện đại, đạt tiêu chuẩn GMP-WHO. Tiêu chuẩn GMP-WHO là hệ thống quy định và những hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới, đảm bảo nhà sản xuất luôn làm ra sản phẩm đạt chất lượng đăng ký và an toàn cho người sử dụng.
Sản phẩm cho hiệu quả trong vòng khoảng 10-15 ngày đã thấy tiến triển tốt rõ rệt. Đồng thời, khả năng đáp ứng tương thích của sản phẩm với người sử dụng cũng rất cao (trên 90%).
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm