Theo thống kê, tỷ lệ rối loạn giấc ngủ, mất ngủ chiếm 20% dân số Việt Nam, 30% bệnh nhân mất ngủ có liên quan đến bệnh tâm thần. Đặc biệt, mất ngủ có xu hướng trẻ hóa với 25% người bệnh mất ngủ là thanh niên.
Mất ngủ kinh niên có thể gây suy nhược cơ thể, sức khỏe ốm yếu, tinh thần suy sụp. Tìm hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh và tìm được các phương pháp chữa mất ngủ tại nhà sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khoẻ bản thân
1. Nguyên nhân gây mất ngủ kinh niên theo Y học hiện đại
Mất ngủ (tên tiếng anh là insomnia) hay khó ngủ (sleeping dificulties) là chứng bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống, công việc của người bệnh.
Tây Y hiện đại chủ yếu tập trung điều trị triệu chứng, giúp giảm các triệu chứng nhanh chóng mà không tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và không hướng đến điều trị nguyên nhân của chứng mất ngủ.
2. Nguyên nhân gây mất ngủ kinh niên Theo Đông Y
Trong Đông Y, mất ngủ được gọi là “thất miên” (thất: mất, miên: ngủ) hoặc bất mị (bất: không, mị: ngủ), nguyên nhân do tâm tỳ hư, can khí uất, thận âm hư gây nên. Được cắt nghĩa hiểu là do tà khí bên ngoài nhiễu động đến hệ thần kinh bên trong cơ thể, do suy giảm chức năng ngũ tạng hoặc do máu lưu thông lên não không đủ.
Thiếu máu lên não hoặc máu lưu thông chậm lên não sẽ dẫn đến các hệ luỵ nguy hiểm liên quan đến hoạt động điều phối của các dây thần kinh trung ương. Đây được coi là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng mất ngủ. Theo số liệu của Viện nghiên cứu Lodzo, 90% trường hợp mất ngủ là do thiếu máu lên não.
3. Tác hại của mất ngủ kinh niên
Theo các nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy rằng: Những người ở độ tuổi 60 trở lên thường xuyên phải đối mặt với tình trạng mất ngủ. Tỷ lệ nữ giới bị mất ngủ cao hơn nam giới.
Nguyên nhân là vì nữ giới thường có tâm lý nhạy cảm hơn nam giới, dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, lo âu. Bên cạnh đó, phụ nữ phải trải qua nhiều giai đoạn thay đổi mạnh mẽ về hormone như kỳ kinh nguyệt, mang thai, sinh nở, tiền mãn kinh…
Dễ nhận thấy nhất là tác hại của mất ngủ gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc hàng ngày của bệnh nhân. Người bệnh dễ lâm vào tình trạng mệt mỏi, stress, lâu dần có thể gây các hội chứng tâm lý bất định như hoang tưởng, trầm cảm…dẫn đến tiêu cực cho bản thân và gia đình. Theo nghiên cứu, 30% bệnh nhân mất ngủ có liên quan đến bệnh tâm thần. Mất ngủ làm tăng nguy cơ mắc thừa cân, béo phì, tiểu đường…
Khi bệnh đã trở thành Mất ngủ mãn tính, nếu không điều trị sớm sẽgây ra vô số những bệnh lý nguy hiểm như: thoái hóa tế bào, ngộ độc tế bào...dẫn đến các bệnh liên quan đến tim mạch, cao huyết áp, nặng có thể gặp nguy cơ đột quỵ và đột tử.
4. Một số bài thuốc chữa mất ngủ kinh niên hay nhất
4.1. Bài thuốc từ cây lạc tiên
Lạc tiên là một trong những vị thuốc Nam trị mất ngủ hữu hiệu được nhiều người biết đến với những tên gọi khác như nhãn lồng, chùm bao.
Theo Đông y, cây lạc tiên có vị ngọt, tính hàn, tác dụng bổ dưỡng, an thần, đặc biệt theo Tây Y, lạc tiên có chứa là passiflorin – thành phần quan trọng trong nhiều loại thuốc an thần nhẹ, giúp tăng hiệu quả chất lượng giấc ngủ.
Một số bài thuốc trị mất ngủ từ cây lạc tiên:
- Bài 1:Lạc tiên rửa sạch, phơi khô ngoài nắng và đem hãm như nước trà để uống hàng ngày
- Bài 2:Chồi non và lá cây lạc tiên rửa sạch, dùng như các loại rau xanh khác để nấu canh giải nhiệt, có tác dụng an thần
4.2. Bài thuốc từ Lá vông
Trong Đông y, lá vông (lá vông nem, tên khoa học: Erythrina variegata L) được xem là một vị dược liệu quý, có tình bình, vị đắng nhạt và hơi chát. Nếu được sử dụng đúng cách, lá vông có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, trị mất ngủ kinh niên hiệu quả.
Theo nghiên cứu của Tây y, chiết xuất của lá vông có chứa hoạt chất erythrin, giúp hạn chế chức năng hoạt động của hệ thần kinh trung ương, từ đó giảm căng thẳng, stress, mang lại giấc ngủ sâu hơn.
Một số bài thuốc trị mất ngủ từ lá vông:
- Bài 1:Sử dụng 8 – 16gr lá vông phơi khô cùng 200ml nước sắc ở lửa nhỏ cho đến khi cô đọng còn 50ml thì gạn lấy nước uống, sử dụng vào buổi tối.
- Bài 2: Ngâm lá vông phơi khô, đã được thái nhỏ với rượu trắng theo tỷ lệ: 100gr lá vông với 1 lít rượu trắng (30 – 40 độ) trong khoảng 20 ngày. Sau đó, mỗi ngày uống một chén rượu nhỏ.
4.3. Bài thuốc từ Tâm sen
Tâm sen được nhắc đến như một bài thuốc dân gian được lưu truyền từ lâu đời. Tâm sen được xem như một loại dược liệu quý, có tính hàn, tác dụng thanh tâm, giải nhiệt và an thần.
Đặc biệt, tâm sen đã được các nhà khoa học nghiên cứu và khẳng định có chứa thành phần an thần (nelumbin và nuciferin), cùng nhiều hoạt chất giúp tăng cường tuần hoàn máu, ổn định thần kinh, rối loạn nhịp tim và hạ đường huyết.
Một số bài thuốc trị mất ngủ từ Tâm sen:
- Bài 1 - Dùng độc vị:Cho một lượng tim sen vừa đủ vào trong bình trà cùng với một lượng nước sôi vừa đủ để hãm trong khoảng 10 – 15 phút. Khi tim sen lắng xuống đáy bình thì gạn lấy phần nước để dùng.
- Bài 2 - Kết hợp tim sen với các vị thuốc khác:Chuẩn bị tim sen, hoa nhài, táo nhân và lá vông khô với liều lượng vừa đủ. Cho toàn bộ dược liệu này vào bình trà cùng với một lượng nước sôi và tiến hành hãm khoảng 15 phút thì gạn lấy phần nước để dùng trị bệnh mất ngủ kinh niên.
4.4. Bài thuốc dùng gừng tươi
Một số tài liệu báo cáo khoa học kết luận: trong Gừng có chứa nhiều thành phần tinh dầu, hoạt chất như: shogaola, zingeron,…có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, đặc biệt, tăng sự lưu thông máu đến các bộ phận trong cơ thể và cả não bộ, giúp não bộ ổn định, an thần.
Giới Y học cổ truyền còn cho biết, gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng kích thích quá trình lưu thông máu, giúp làm ấm cơ thể, giải tỏa sự căng thẳng và hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ kinh niên.
Bài thuốc trị mất ngủ từ Gừng như sau:
- Chuẩn bị 1 củ gừng tươi và 2 thìa đường nâu
- Đem gừng rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ lớp đất cát và tạp chất, sau đó gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài và cắt thành từng lát mỏng
- Cho toàn bộ gừng đã được sơ chế vào trong cốc rồi đổ 500ml nước sôi để hãm trong khoảng 10 – 15 phút
- Tiếp đến, cho đường nâu vào khuấy đều cho đường tan hết
- Dùng ngay khi nước còn ấm. Uống hỗn hợp vào buổi trưa và buổi tối trước khi đi ngủ.
Các bài thuốc dân gian trên được lưu truyền lâu đời nhưng thực tế chỉ tập trung vào tác dụng an thần hoặc sử dụng độc vị sẽ chỉ có tác dụng đối với chứng mất ngủ nhẹ, thoáng qua, tức thời. Đối với mất ngủ kinh niên trầm trọng sử dụng bài thuốc dân gian này cần kiên trì sử dụng thời gian dài may ra mới có hiệu quả.
5. Một số lưu ý khi sử dụng bài thuốc chữa mất ngủ kinh niên
- Đi ngủ và thức dậy đúng giờ
- Nên ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, thời gian ngủ trưa không nên quá dài (chỉ từ 30 phút – 1 giờ để cơ thể được nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động mà không ảnh hưởng tới giấc ngủ tối)
- Vận động nhẹ nhàng (tập thể dục, đi bộ, ngồi thiền…) vào buổi tối và tránh ăn quá no trước khi đi ngủ
- Tạo không gian phòng ngủ thoải mái (nhiệt độ phù hợp, tránh xa tiếng ồn và ánh sáng mạnh)
- Cố gắng thả lỏng bản thân trước khi đi ngủ, không mang sự căng thẳng, áp lực công việc lên giường ngủ
- Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử thông minh (máy tính, điện thoại di động, tivi…) trước khi đi ngủ từ 30 – 60 phút
- Massage nhẹ nhàng trước khi đi ngủ hoặc ngâm chân bằng nước ấm để lưu thông khí huyết
- Tăng cường sử dụng các thực phẩm cải thiện chất lượng giấc ngủ như: cà chua, chuối, trứng, yến mạch, trà thảo mộc, sữa…
- Không tự ý sử dụng hay lạm dụng thuốc ngủ. Bởi điều này có thể gây lệ thuộc vào thuốc, tăng nguy cơ trầm cảm.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm