I. Tại sao bạn lại bị mất ngủ?
- Mất ngủ tạm thời hay ngắn hạn: Từ vài ngày đến vài tuần, thường do các yếu tố tác động tức thì như: mất việc, mất người thân...
- Mất ngủ kéo dài hơn 1 tháng thường kèm với các bệnh lý về thể chất hay tâm thần… với một số nguyên nhân thường gặp như nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, phòng ngủ không thoáng khí, thay đổi môi trường sống; rối loạn về tâm - thần kinh như stress kéo dài, tức giận hay lo buồn, quá lo lắng về chứng mất ngủ, ngủ quá nhiều vào ban ngày và các bệnh lý khác.
II. Những biểu hiện của người bị mất ngủ:
- Trằn trọc khó ngủ
- Thức giấc nhiều lần giữa đêm
- Không ngủ được cả đêm
- Thức dậy quá sớm và không ngủ lại được.
Mất ngủ có thể gây ảnh hưởng trầm trọng đến mọi sinh hoạt trong ngày như: Buồn ngủ cả ngày; suy nghĩ phán đoán kém và chậm chạp; không thể tập trung vào chi tiết; không nhớ sự việc ngay cả khi vừa mới xảy ra; dễ bị kích động vì những chuyện nhỏ nhặt.
III. Những mẹo hay giúp ngủ ngon và nhanh vào giấc ngủ:
1. Chất lượng phòng ngủ:
Bạn nên chuẩn bị cho mình những điều kiện tốt nhất cho giấc ngủ. Một phòng ngủ với không gian ấm cúng, ánh sáng vừa phải, nhiệt độ thích hợp là yếu tố quan trọng giúp con người dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Cụ thể:
- Một phòng ngủ ấm cúng cùng chiếc giường êm ái
- Phòng ngủ có nhiệt độ và ánh sáng phù hợp. Thông thường, nhiệt độ phòng ngủ thích hợp nhất là từ 25 đến 28 độ và ánh sáng có cường độ nhẹ là tốt nhất.
- Phòng ngủ yên tĩnh, cách âm tốt, cách ly với những ồn ào, náo nhiệt bên ngoài.
2. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ
Các chuyên gia cho rằng, việc tắm 1-2 tiếng trước khi khi ngủ là cách hiệu quả để giữ cho cơ thể con người luôn được ấm áp và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Với nhiệt độ nước lý tưởng để mang lại hiệu quả này là từ 40 đến 42,5 độ C. Hơn nữa, sau một ngày làm việc căng thẳng, việc làm này cũng tương tự như một biện pháp giảm mệt mỏi và giảm stress vô cùng hiệu quả.
3. Hít thở sâu cải thiện giấc ngủ tốt:
Một nghiên cứu do các nhà khoa học tại Trường Đại học Harvard, Mỹ thực hiện đã đưa ra kỹ thuật thở 4 – 7 – 8 giúp con người ngủ sâu chỉ trong vòng 60 giây mà không cần tới việc dùng thuốc. Kỹ thuật thở 4-7-8 giúp cho lượng oxi lưu thông đến phổi được thuận lợi hơn, nhờ đó các hệ thần kinh được thư giãn thoải mái và hạn chế tình trạng mất bình tĩnh ở người. Tuy nhiên, để có hiệu quả trong điều trị mất ngủ, bạn cần kiên trì thực hiện biện pháp này mỗi ngày trong 1 đến 2 tháng và mỗi lần làm đều đặn 3 lần thở. Cụ thể, cách áp dụng như sau:
- Thở ra toàn bộ hơi trong bụng.
- Ngậm miệng và hít không khí vào bằng mũi, vừa giữ hơi thở vừa đếm nhẩm trong đầu từ 1 từ 7.
- Thở ra không khí hoàn toàn bằng miệng và đếm tiếp tục đêmms nhẩm từ 1 đến 8.
Lưu ý: Khi thực hiện phải luôn thở ra bằng miệng và hít thở vào bằng mũi. Đồng thời cũng cần giữ nguyên vị trí của lưỡi ở chân hàm răng trên.
4. Ngâm chân nước ấm trước khi ngủ
Việc xoa bóp và ngâm chân mang lại hiệu quả tích cực trong việc thúc đẩy quá trình lưu thông máu đồng thời giúp cơ thể giảm thiểu đáng kể tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Chính vì vậy, phương pháp này có thể giúp giấc ngủ của con người được sâu hơn. Chúng ta nên dùng nước ấm hòa cùng muối trắng. Bởi dung dịch này vừa có thể loại bỏ được những tế bào chết và khử mùi hôi chân hiệu quả. Cụ thể:
- Đun nước cho sôi khoảng 50 – 60 độ thì tắt bếp.
- Đổ nước ấm ra chậu rồi hòa thêm lượng muối trắng vừa đủ.
- Tiến hành ngâm chân với nước muối ấm trong khoảng 10 – 15 phút vào buổi tối trước khi đi ngủ.
5. Bấm huyệt dũng tuyền giúp ngủ sâu hơn
Huyệt dũng tuyền có vị trí tại gan bàn chân. Khi tác dụng đúng cách vào huyệt này, chúng ta có thể giải tỏa căng thẳng, áp lực sau một ngày làm việc mệt mỏi, đồng thời giúp chất lượng giấc ngủ được cải thiện đáng kể. Bạn có thể xác định huyệt dũng tuyền bằng cách co bàn chân và các ngón chân lại, lúc này, sẽ có một vết lõm xuất hiện ở gan bàn chân. Đây chính là vị trí chính xác của huyệt vị này.
Cách bấm huyệt như sau:
- Trước khi đi ngủ, bạn cần ngâm bàn chân trong nước ấm 45 độ rồi cọ xát, massage nhẹ nhàng ở hai bàn chân khoảng 10 đến 15 phút.
- Lau khô chân và gác chân trái lên đùi phải, dùng ngón tay cái day, ấn nhẹ tại vị trí huyệt dũng tuyền với tần suất là từ 2 đến 4 giây/ lần. Thực hiện như vậy khoảng 100 lần sau đó đổi bên chân.
6. Mẹo trị mất ngủ với phương pháp ngồi thiền
Ngồi thiền là biện pháp hiệu quả giúp giúp an thần, tĩnh tâm và giải tỏa lo âu, căng thẳng. Không những thế, phương pháp này nếu được áp dụng đúng cách còn có thể trị chứng mất ngủ, giúp điều hoà cơ thể và hỗ trợ hình thành một đồng hồ sinh học tốt cho cơ thể. Kiên trì thực hiện phương pháp này mỗi ngày 1 lần trước khi ngủ. Trong khoảng 1 đến 2 tuần, chất lượng giấc ngủ sẽ được cải thiện rõ rệt.
Cách ngồi thiền trị mất ngủ thực hiện như sau:
Đặt hai tay đặt lên đầu gối và thả lỏng cơ thể. Cằm hơi cúi nhẹ, mắt nhắm để tập trung. Giữ nguyên tư thế này trong 5 đến 10 phút với người mới tập. Thở ra nhẹ nhàng bằng mũi. Bước này bạn cần thực sự tập trung để có thể giảm căng thẳng và suy nghĩ bất an trong đầu.
7. Tập yoga hỗ trợ điều trị mất ngủ
Tập Yoga cũng là một trong những mẹo vặt trị mất ngủ được khá nhiều người áp dụng. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp con người giải phóng được những năng lượng tích cực đồng thời mang lại một có thể khỏe khoắn, một làn da tươi trẻ và một vóc dáng đẹp.
Để điều trị mất ngủ, bạn có thể áp dụng tư thế Anahata Sana (Trái tim tan chảy) với cách thực hiện như sau:
- Thực hiện tư thế quỳ cao gối trên tấm thảm.
- Đưa hai cánh tay ra phía trước ngực và duỗi thẳng.
- Cúi phần đầu và ngực xuống sàn sau đó đẩy nhẹ phần hông hướng về phía gót chân và giữ nguyên tư thế này trong 3 đến 5 phút.
8. Mẹo trị mất ngủ với phương pháp diện chẩn
Diện chẩn cũng là một trong những mẹo vặt trị mất ngủ kinh niên tại nhà cực hưu ích. Các chuyên gia đánh giá, bằng việc tác động, xoa bóp vào những điểm nhạy cảm khuôn mặt và chân, phương pháp này có thể giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi và cải thiện chất lượng giấc ngủ vô cùng tốt.
Cách diện chẩn thực hiện như sau:
- Xoa bóp chân: Ngâm chân trong một chậu nước ấm có pha gừng và tinh dầu oải hương trong 20 phút sau đó lau khô và xoa bóp vị trí lòng bàn chân trong 15 đến 30 phút.
- Bấm huyệt an thần: Xác định huyệt an thần ở vị trí giữa hai chân mày và phần trên sống mũi và thực hiện thao tác ấn, dạy vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
9. Bổ sung các chất bổ cho cơ thể để cải thiện giấc ngủ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số thực phẩm nếu được tăng cường bổ sung vào cơ thể cũng sẽ mang lại hiệu quả cải thiện chất lượng giấc ngủ. Đồng thời, cách này cũng giúp giảm thiểu những hệ lụy do chứng mất ngủ gây ra như đau đầu, mệt mỏi, hoa mắt,…
Cụ thể:
- Quả kiwi: Do có chứa hàm lượng lớn vitamin C, vitamin E, hoạt chất folate và serotonin. Chúng đều là những thành phần thiết yếu giúp cơ thể được ngủ ngon giấc hơn.
- Sữa tươi cùng sữa chua: Có thể giúp cơ thể hấp thụ tốt canxi và giúp giấc ngủ được ngon hơn, sâu hơn.
- Omega-3 cùng vitamin D: Có chứa nhiều trong cá, nhất là cá hồi. Việc tăng cường bổ sung omega-3 và vitamin D mỗi ngày sẽ rất có lợi cho giấc ngủ.
- Đậu nành: Có chứa hàm lượng lớn isoflavone. Đây là hoạt chất giúp điều chỉnh giấc ngủ trở nên chất lượng hơn.
10. Chọn tư thế ngủ đúng
- Nằm ngửa khi ngủ là cách tốt nhất để giảm chứng mất ngủ vì lúc này cả đầu, cổ và cột sống được nghỉ ở tư thế trung lập. M
- Ngủ nằm nghiêng như hình dạng bào thai có thể hạn chế hô hấp và khiến bạn cảm thấy đau khớp hoặc đau lưng vào buổi sáng. Theo thống kê, tư thế nằm nghiêng, gập đầu gối khá phổ biến, có đến 41% người lớn nằm ngủ với hình dáng thai nhi. Tuy nhiên, tư thế này chỉ được khuyến khích cho phụ nữ mang thai (vì giúp cải thiện lưu thông máu) nhưng có thể không tốt cho người bình thường.
- Nằm sấp là tư thế tệ nhất nếu bạn muốn có một giấc ngủ ngon và khỏe mạnh. Cột sống khó giữ được vị trí trung lập khi bạn nằm sấp, từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến lưng và cổ. Ngoài ra, cách ngủ này có thể khiến bạn cảm thấy tê liệt do tạo áp lực lớn lên khớp và cơ bắp.
11. Chữa mất ngủ với mật ong
Hai thành phần chính của mật ong là glucose và fructose. Chúng đều có tác dụng làm giảm cơn đói, ổn định lưu lượng máu trong cơ thể nhờ đó để giúp giấc ngủ của con người được ngon hơn. Đặc biệt loại thực phẩm này còn chứa cả tryptophan. Đây là một chất có khả năng kích thích não bộ sản xuất ra serotonin để tạo nên hormon melatonin giúp cải thiện tình trạng mất ngủ buồn nôn, chóng mặt hiệu quả.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị 10g hoa cúc khô, 5g cam thảo khô và 3 thìa mật ong nguyên chất.
- Cho hoa cúc và cam thảo vào ấm, đun sôi với khoảng 500ml nước sau đó tắt bếp rồi cho mật ong đã chuẩn bị vào khuấy đều.
- Dùng nước thuốc trên khi còn ấm trước lúc đi ngủ 30 phút.
Lưu ý: Kiên trì thực hiện trong khoảng 1 tuần, bạn sẽ thấy triệu chứng mất ngủ được thuyên giảm đáng kể. Không dùng mật ong cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, người bị huyết áp và tiểu đường.
12. Quả la hán:
Quả la hán có chứa hàm lượng glucose gấp 3 đến 4 lần đường mía. Tuy nhiên lượng calo trong loại quả này lại rất ít nên có thể áp dụng để thanh lọc cơ thể, giải tỏa căng thẳng mệt mỏi mà không gây tác dụng phụ, nhất là đối với người bị tiểu đường, tim mạch hay béo phì.
Người xưa thường áp dụng quả la hán để cải thiện chất lượng giấc ngủ và đa số trường hợp đều mang lại những hiệu quả tích cực.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị vài quả la hán rồi đem rửa sạch, ngâm quả với nước muối loãng.
- Cắt quả la hán thành từng lát mỏng rồi cho vào ấm hãm cùng 1 lít nước sôi.
- Sử dụng nước này để uống mỗi ngày cho đến khi triệu chứng mất ngủ được khắc phục.
13. Trà chuối luộc
Ngoài hàm lượng magie dồi dào thì trong quả chuối xanh còn chứa thành phần kali. Theo các chuyên gia, cả hai khoáng chất đều có khả năng làm giãn các cơ, thư giãn gân cốt, đầu óc, từ đó giúp con người nhanh chóng chìm vào giấc ngủ hơn. Ngoài ra, các thành phần này cũng giúp cơ thể giải phóng lượng lớn nồng độ hormone căng thẳng – cortisol tích luỹ suốt 1 ngày.
Cách áp dụng:
- Chuẩn bị 3 quả chuối xanh, rửa sạch sau đó cắt bỏ phần đầu và đuôi.
- Cho nồi vào nồi và luộc chín với lượng nước vừa đủ.
- Đổ phần nước chuối đã luộc ra cốc. Cắt chuối thành miếng nhỏ vừa ăn
Lưu ý: Uống nước chuối trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng và 10 phút sau thì lấy chuối luộc ra để ăn. Áp dụng cách trên mỗi ngày và kiên trì thực hiện trong 1 tuần.
14. Uống trà tâm sen
Tâm sen là một trong những vị thuốc thường được áp dụng trong nhiều bài thuốc Đông y, trong đó có cả thuốc trị mất ngủ. Bởi loại dược liệu này sở hữu tác dụng dưỡng tâm, an thần, thanh nhiệt, qua đó giúp khắc phục tình trạng mất ngủ hay ngủ chập chờn. Cụ thể, thành phần alkaloid, flavonoid, cùng các acid amin chứa trong tâm sen có thể giúp hệ thần kinh của con người được thư giãn, ngăn chặn tình trạng căng thẳng mệt mỏi quá độ.
Cách pha trà tâm sen:
- Tâm sen khô đem sao vàng hoặc sấy khô và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
- Mỗi ngày, lấy khoảng 1 nắm tim sen khô hãm cùng 500ml nước sôi trong 12 phút.
Lưu ý: Dùng nước trà tâm sen để uống mỗi ngày và thực hiện liên tục trong 1 tuần. Thời gian sử dụng trà tâm sen để trị mất ngủ không nên kéo dài quá 30 ngày.
15. Trà hoa cúc
Thành phần có trong hoa cúc có tác dụng làm lành những tổn thương của hệ thần kinh, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi rất tốt. Đáng chú ý, trong dược liệu này còn chứa nhiều hoạt chất có khả năng giảm đau, kháng viêm, thanh lọc, đào thải độc tố bên trong cơ thể.
Cách pha thành trà với cách thực hiện đơn giản như sau:
- Cho khoảng 5 đến 7 bông hoa cúc khô vào ấm hãm cùng 350ml nước sôi.
- Hãm trà cúc trong vòng 15 phút rồi thưởng thức khi còn ấm.
Lưu ý: Để chữa mất ngủ, mỗi ngày bạn chỉ nên uống từ 1 đến 2 tách trà cúc và tuyệt đối không để qua đêm.
16. Trà gừng
Trà gừng cũng có công dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả. Là nhờ hoạt chất cineol tìm thấy trong gừng có thể giảm stress, căng thẳng, lo âu hiệu quả. Đồng thời hoạt chất này cũng có khả năng hỗ trị điều trị chứng đau nửa đầu, ổn định tâm trạng của con người khi ngủ. Đặc biệt, nếu gừng được sử dụng đúng cách thì còn có tác dụng thích quá trình trao đổi chất và tăng cường tuần hoàn máu não.
Cách pha trà:
- Sử dụng 3 lát gừng tươi cho vào ấm, hãm cũng lượng nước vừa đủ rồi đậy nắp kín trong 15 phút.
- Khi hãm trà xong, bạn nên cho thêm một chút mật ong để dễ uống và tăng hiệu quả trị mất ngủ.
17. Hoa tam thất
Theo ghi chép của Y học cổ truyền, dược liệu này có tác dụng tương tự như thuốc an thần nhưng có nguồn gốc tự nhiên. Hoa tam thất có khả năng hỗ trợ quá trình lưu thông khí huyết, giảm mệt mỏi, căng thẳng và cả điều hòa khí huyết. Chính vì vậy nó có thể được áp dụng để cải thiện giấc ngủ hiệu quả.
Sử dụng theo các bước sau:
- Lấy khoảng 3 – 4 nụ hoa tam thất cho vào ấm giữ nhiệt
- Thêm 500ml nước sôi già vào hãm trong khoảng 20 phút
Lưu ý: Chia nước tam thất thành 2 – 3 lần uống mỗi ngày khi ấm. Những người bị huyết áp thấp tốt nhất không nên sử dụng nụ hoa tam thất để trị mất ngủ hay một số bệnh lý khác.
18. Lá đinh lăng
Hàm lượng saponin chứa trong lá đinh lăng có khả năng giảm triệu chứng đau đầu, giúp an thần và thông kinh hoạt lạc. Nhờ vậy loại dược liệu khi được áp dụng đúng cách sẽ mang lại những hiệu quả tích cực trong việc điều trị chứng mất ngủ, cùng các triệu chứng liên quan như đau đầu, hoa mắt.
Cách dùng như sau:
- Chuẩn bị lá đinh lăng khô, cỏ nhọ nồi, rau má, hải đồng bì và nham tang mỗi loại 20g; chi liên, phục linh, nghiệt bì mỗi loại 10g và xấu hổ 16.
- Nguyên liệu đã chuẩn bị đem rửa qua với nước để loại bỏ bụi bẩn sau đó cho vào ấm sắc cùng 800ml nước.
- Bật lửa đun sôi thuốc cho đến khi cạn còn một nửa thì tắt bếp.
- Chắc nước thuốc ra, chi làm 2, 3 phần bằng nhau rồi uống trong ngày.
Lưu ý: Thực hiện cách trên 7 ngày liên tục để cải thiện hiệu quả tình trạng mất ngủ.
19. Mẹo chữa mất ngủ bằng tinh dầu:
Tinh dầu chiết xuất từ hoa oải hương,hoa nhài, hoa hồng hay từ gỗ đàn hương có tác dụng tâm, an thần và giúp hệ thần kinh con người được thư giãn thoải mái sau một ngày làm việc mệt mỏi. Chính vì vậy, những loại tinh dầu này có thể áp dụng để tăng cường chất lượng giấc ngủ cũng như hỗ trị điều trị chứng mất ngủ hiệu quả.
Nhiều người thường áp dụng bằng cách xông tinh dầu. Một số khác lại hòa một vài giọt tinh dầu với nước ấm và dùng nước này để tắm trước khi đi ngủ khoảng 1-2 tiếng.
IV. Những lưu ý để áp dụng mẹo vặt chữa mất ngủ tại nhà hiệu quả
- Chỉ áp dụng mẹo chữa mất ngủ tại nhà trong trường hợp bệnh nhẹ, mới xuất hiện và chưa gây ra biến chứng nghiêm trọng.
- Đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh vì thuốc tác dụng chậm, cần thời gian dài mới thẩm thấu được vào cơ thể.
- Hiệu quả phụ thuộc vào tùy cơ địa của mỗi người. Nếu áp dụng cách này trong một khoảng thời gian mà không mang lại hiệu quả thì tốt nhất bạn nên chuyển sang phương pháp điều trị khác phù hợp hơn.
- Nếu mắc một số bệnh lý mãn tính hay đang dùng thuốc Tây y, thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện những mẹo trên.
- Nếu áp dụng mẹo trị mất ngủ tại nhà mà có biểu hiện bất thường thì tốt nhất, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để khắc phục kịp thời.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm