I. Nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng thường gặp
– Nguyên nhân từ răng miệng như sâu răng, viêm nướu răng, áp xe chân răng, viêm mô-tế bào vùng hàm mặt, bệnh lý nha chu, vôi răng, đánh răng không kỹ còn mảng thức ăn bám ở các kẽ răng, ở các hốc, các lỗ sâu răng, các miếng trám răng…
– Nguyên nhân tai mũi họng như viêm họng, viêm amidan cấp, mạn, rất nhiều trường hợp viêm amidan kéo dài, thỉnh thoảng từ amidan bong ra làm bệnh nhân khạc một cục mủ nhỏ như hạt đậu, cứng và rất hôi; viêm mũi, viêm xoang cấp, viêm xoang mạn cũng có thể gây hôi miệng, nhất là khi bệnh kéo dài làm ứ dịch-mủ trong các xoang…
– Một số trường hợp áp tơ, loét miệng bội nhiễm đôi khi cũng gây hôi miệng.
– Nguyên nhân đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày – thực quản, loét thực quản, viêm dạ dày cấp – mạn, hẹp tâm vị…
– Nguyên nhân đường hô hấp như dị vật phế quản, viêm phổi, áp xe phổi…
II. Mẹo hay giảm hôi miệng
1. Trị hôi miệng bằng muối
Muối là một loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể, hơn nữa nó còn là chất sát trùng hữu hiệu nhất cho các vết thương. Trong dân gian, muối tinh pha với nước tạo thành hỗn hợp nước muối giúp ngừa đau họng, sâu răng và nó còn là cách chữa bệnh hôi miệng hiệu quả.
Súc miệng bằng hỗn hợp nước muối loãng ít nhất là 3 lần 1 ngày giúp bạn ngăn ngừa mảng bám trong răng, diệt các vi khuẩn có ở lưỡi và lợi của bạn.
2. Trị hôi miệng bằng sữa chua:
Trị hôi miệng bằng việc ăn sữa chua hằng ngày đã được chứng minh là giảm mức độ gây mùi do hydrogen sulfide trong miệng gây nên. Bên cạnh đó, sữa chua còn có tác dụng cao trong việc giảm mảng bám và vi khuẩn có hại do có chứa vitamin D – giúp tạo ra môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn phát
3. Trị hôi miệng bằng gừng:
Gừng từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên chữa những chứng bệnh gây khó chịu dạ dày. Gừng còn có khả năng đánh bật hơi thở nặng mùi. Bạn có thể dùng theo cách cắt lát gừng pha trà, kèm theo một chút chanh.
4. Trị hôi miệng vỏ chanh tươi:
Cách 1: Rửa sạch những miếng vỏ chanh, rồi nhai thật kỹ, và nuốt. Cứ làm như vậy ngày vài lần sẽ giúp cho hơi thở của bạn luôn thơm mát.
Cách 2: Bạn chải răng và cả chải lưỡi bằng hỗn hợp nước cốt chanh và muối hai lần mỗi ngày sẽ cải thiện rõ rệt tình trạng khó chịu trên..
5. Trị hôi miệng bằng lá ngò gai cực hiệu quả:
Ngò gai hay còn gọi là rau mùi tàu. Ngò gai vị the, tính ấm, có mùi thơm hắc, công dụng trục hàn tà, khử thấp nhiệt, mạnh tỳ vị, thanh uế, giải khí trướng, kích thích tiêu hóa… vẫn thường được sử dụng trong bữa cơm của các gia đình
Lấy một nắm ngò gai sắc lấy nước đặc, thêm vào vài hạt muối làm nước súc miệng, khò họng nhiều lần trong ngày, sau khoảng 5-6 ngày là có công hiệu.
6. Chè xanh giúp trị hôi miệng nhanh chóng:
Dùng trà đặc súc miệng hoặc miệng nhai lá chè có thể tẩy trừ hôi miệng. Đối với hơi thở có mùi khó ngửi sau khi ăn tỏi, thịt cừu, dê…, nên dùng 1 thìa nhỏ lá chè, chia từng lần đặt ở trong miệng, nhai chậm, chờ dịch nước bọt hóa giải lá chè xong từ từ nuốt vào.
7. Chữa hôi miệng bằng lá bạc hà:
Lá bạc hà cũng có tác dụng sát khuẩn rất tốt. Vậy nên đây cũng là một trong những cách chữa hôi miệng được áp dụng rất nhiều. Vốn dĩ các thành phần bên trong lá bạc hà còn có tính mát, mùi thơm nên giúp lưu giữ hơi thở sạch và thơm mát cho bạn. Với 3 cách dưới đây:
- Nhai trực tiếp lá bạc hà tươi.
- Ăn kèm lá bạc hà với rau sống thường ngày.
- Lá bạc hà đã rửa sạch, sau đó cắt nhỏ và vắt lấy nước cốt. Sau khi tiến hành pha nước và cốt bạc hà với 1 ly nước ấm và bỏ thêm một ít muối tạo thành hôn hợp. Chỉ cần sử dụng liên tục trong khoảng từ 2 – 3 ngày.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm