I. Tại sao trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ?
Theo quan niệm dân gian, trẻ sơ sinh vặn mình nhiều chứng tỏ là bé đang phát triển tốt, mau lớn. Khi bé vặn mình nhiều người chủ quan không tìm cách cải thiện cho bé dẫn đến biểu hiện này diễn ra thường xuyên, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của con.
Hiện tượng này ở trẻ sơ sinh có thể là biểu hiện bình thường do trẻ chưa phát triển hoàn thiện hệ thống não bộ, các tế bào thần kinh chưa được biệt hóa, vỏ não và thể vân còn yếu dẫn đến phần dưới vỏ hoạt động mạnh. Điều này làm bé có biểu hiện múa vờn, tay chân hoạt động thường xuyên, vặn mình.
Dấu hiệu vặn mình thường xuất hiện sau sinh vài tuần đến 2 tháng tuổi. Đây cũng có thể được giải thích một phần là do trẻ đã quen với môi trường chật hẹp trong tử cung mẹ nên khi ra ngoài trẻ chưa kịp thích nghi. Mẹ có thể quan sát thêm để nhận biết bé đang gặp phải tình trạng vặn mình do sinh lý hay do bệnh lý.
II. Cách nhận biết trẻ vặn mình sinh lý hay bệnh lý:
1. Trẻ vặn mình do sinh lý:
Có rất nhiều nguyên nhân sinh lý tác động làm xuất hiện vặn mình, rướn mình ở trẻ sơ sinh như:
Do trẻ đói : mẹ nên chia khoảng cách giữa các lần bú hợp lý (khoảng 2 - 3 giờ bú 1 lần), vì dạ dày bé rất nhỏ chỉ có thể chứa một lượng sữa vừa đủ. Mẹ nên tránh để bé quá đói hoặc quá no, vì sẽ làm trẻ dễ vặn mình làm ọc sữa sau khi bú.
Môi trường xung quanh : có thể trẻ vặn mình, rướn mình do môi trường xung quanh bé ồn ào, quá nhiều ánh sáng, phòng ngủ không được ấm áp, thoải mái.
Vệ sinh : trẻ tè ướt tã , quần áo hoặc mẹ quấn bé quá chật.
Rặn tiểu, đi ngoài : biểu hiện vặn mình có thể xuất hiện khi bé cố sức rặn tống thứ gì đó ra ngoài.
Đối với vặn mình do nguyên nhân sinh lý trẻ sẽ có những biểu hiện như vặn người, rướn mình, gồng đỏ mặt nhưng chỉ vài phút là hết. Và bình thường, trẻ vẫn tăng cân đều đặn, phát triển tốt. Khi trẻ được 3 - 4 tháng tình trạng này sẽ tự khỏi, nên bố mẹ không cần lo lắng.
2. Vặn mình do bệnh lý:
Thiếu canxi : đây là một trong những bệnh lý dẫn đến vặn mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh. Khi cơ thể bé thiếu canxi sẽ gây ra kích thích cho hệ thần kinh, đau nhức xương làm bé vặn mình, khó ngủ sâu giấc và quấy khóc.
Một số bệnh lý khác : da trẻ bị tổng thương và ngứa rát, trẻ bị côn trùng cắn, trẻ có tiếng khò khè khó thở, trào ngược dạ dày thực quản ,...
Vặn mình do bệnh lý trẻ sẽ có những biểu hiện như vặn vẹo, rướn mình thường xuyên khi ngủ, kèm theo các biểu hiện khác như đổ mồ hôi trộm, ngủ không sâu giấc hay giật mình, nôn ói, quấy khóc. Nghiêm trọng hơn, khi bị thiếu canxi bé có thể bị tình trạng còi xương, chậm lớn hoặc suy dinh dưỡng.
III. Các mẹo dân gian chữa vặn mình hay rướn ở trẻ:
1. Cho trẻ tắm nắng
Trẻ sơ sinh hay vặn mình và rướn khi ngủ có thể do bị thiếu vitamin D. Và tắm nắng chính là một mẹo chữa rướn cho bé tự nhiên. Khi được tắm nắng, bé sẽ có hệ xương khớp cứng cáp và ổn định hơn. Nhờ đó, con nhanh chóng lớn và mạnh khỏe hơn.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng việc tắm nắng. Trẻ nên được phơi nắng trước 9h và sau 4h chiều là thích hợp nhất. Vào những thời điểm này, nhiệt độ nắng sẽ dễ chịu hơn và không gây hại cho cơ thể non nớt của trẻ sơ sinh.
2. Sử dụng lá trầu không chữa vặn mình an toàn:
Lá trầu không là một trong những mẹo dân gian được các mẹ truyền tai nhau để chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh an toàn mà lại hiệu quả. Không có tính ấm, lá trầu không sẽ giúp giữ ấm cho da trẻ tốt. Để đem lại hiệu quả cao hơn, hãy hơ lá trầu qua lửa rồi đắp lên vùng da của bé vào mỗi buổi sáng.
Một cách khác, có thể giã nát lá trầu rồi xát nhẹ vào da bé: vùng trán, mông, cánh tay hay đùi. Không chỉ có tác dụng kháng khuẩn và tăng sức đề kháng, lá trầu không còn giúp bé ngủ sâu giấc hơn.
3. Nước chanh và lòng trắng trứng gà
Sử dụng lòng trắng trứng gà trộn với nước cốt chanh sau đó ba mẹ dùng hỗn hợp này thoa lên lưng và người bé. Hỗn hợp này đem lại hiệu quả cao trong việc giảm tình trạng đỏ mặt do vặn mình. Các mẹ có thể áp dụng 2-3 lần 1 tuần và trước khi cho con đi ngủ khoảng 2 tiếng.
4. Bổ sung rau xanh, thực phẩm giàu canxi
Thiếu canxi sẽ đồng nghĩa với việc trẻ hay bị mất ngủ và kết quả là dễ vặn mình hơn. Chính vì vậy, có không ít ý kiến cho rằng rau xanh hay thực phẩm giàu canxi là thiết yếu trong chế độ ăn của trẻ sơ sinh.
Khi trẻ có thể ăn dặm, mẹ hãy thêm rau xanh và các loại thức ăn giàu canxi như thịt tôm, cua, trứng, cá hồi vào chế độ dinh dưỡng của bé. Những loại thực phẩm này đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế táo bón, khó chịu và làm giảm triệu chứng vặn mình.
5. Quấn cho bé tạo cảm giác an toàn và cố định
Đây cũng có thể được xem là một mẹo dân gian chữa rướn ở trẻ sơ sinh nên thực hiện. Khi làm quen với môi trường ngoài bụng mẹ, bé sẽ cảm thấy chơi vơi và rất dễ cọ quậy vặn mình nếu không được bao bọc xung quanh. Do đó, bạn có thể lấy gối vòng xung quanh để con có cảm giác an toàn và yên tâm ngủ sâu giấc. Cách này sẽ giúp con bớt vặn mình và rướn trong lúc ngủ.
6. Làm theo những gì bé muốn, lưu ý cảm xúc của trẻ
Bé có thể đang bộc lộ một cảm xúc nào đó. Vậy nên, mẹ phải tìm ra điều gì đang khiến bé khó chịu và không thoải mái. "Đọc" được cảm xúc và mong muốn của trẻ sơ sinh sẽ giúp mẹ chữa rướn cho bé thành công.
Cho bé ăn, vỗ về hay massage cho bé là những gì mà mẹ có thể thử để xem tình trạng vặn mình có giảm đi đáng kể không. Mẹo này thực sự an toàn và không gây ra ảnh hưởng trực tiếp nào cho bé.
Trên đây là các mẹo dân gian chữa rướn ở trẻ sơ sinh mà các bà mẹ có thể áp dụng trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ. Điều này rất cần thiết để cải thiện các triệu chứng vặn mình, rướn mình gây nhiều khó chịu cho bé.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm