Mách mẹ mẹo chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng tại nhà

Mách mẹ mẹo chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng tại nhà
Bệnh tay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm với tốc độ lây lan cao. Hiện chưa có thuốc chữa nhưng nếu phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách khi trẻ bị tay chân miệng thì sẽ không có gì đáng lo ngại. Tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm từ người sang người do siêu vi trùng đường ruột Coxsackievirus và Enterovirus 71(EV71) gây ra với tốc độ lây lan nhanh chóng. Bệnh xảy ra quanh năm, tăng cao vào tháng 2 đến tháng 4 và tháng 9 đến tháng 12 hàng năm chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi, trẻ lớn ít gặp hơn. Do vậy, việc phát hiện bệnh sớm cho con sẽ giúp cha mẹ kịp thời xử lý, tránh gây những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe của bé.

Mách mẹ mẹo chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng tại nhà

I. Các dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng:

1. Nổi ban trên da: Đây là dấu hiệu đặc trưng thường gặp khi trẻ bị chân tay miệng. Khi phát bệnh, trẻ sẽ có những nốt ban với đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bọng nước. Những ban đỏ này xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Những nốt ban có kích thước từ 2-5mm ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục. Dấu hiệu nổi ban trên da bé thường không đau, không ngứa và có thể kéo dài tới 10 ngày.

2. Loét miệng: Những vết loét thường có đường kính từ 4-8mm và ở trong miệng, trên lưỡi và vòm miệng của trẻ khiến bé gặp khó khăn khi nuốt. Với những dấu hiệu này nhiều cha mẹ lầm tưởng bé bị viêm loét miệng thông thường.

3. Sốt: Sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.

II. Các triệu chứng nặng bao gồm:

- Sốt cao liên tục không thể hạ được.

- Giật mình

- Mệt mỏi không chơi, ngủ nhiều, lơ mơ, ngủ gà.

- Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú ở tay, chân.

- Thở nhanh, thở bất thường: ngưng thở, thở nông, rút lõm ngực, khò khè

- Run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng

Mách mẹ mẹo chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng tại nhà

III. Cách chăm sóc trẻ tay chân miệng tại nhà:

1. Vệ sinh miệng: Với trẻ bị tay chân miệng, các nốt phỏng mọc trong miệng là vấn đề đáng ngại nhất khiến trẻ đau không ăn được, không cho cha mẹ vệ sinh răng miệng dẫn đến nguy cơ bị bội nhiễm viêm nha chu, nấm miệng. Nhiều bố mẹ dùng khăn sữa, bông gạc thấm nước muối rửa răng miệng cho trẻ, tăng nguy cơ chạm, vỡ các nốt phỏng càng tăng, làm vết loét thêm nặng. Cách vệ sinh miệng tốt nhất là sử dụng nước muối sinh lý súc miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn, trước khi đi ngủ, ngủ dậy. Cố gắng khuyến khích trẻ uống nhiều nước, súc miệng nước muối là có thể làm sạch răng miệng mà không gây nguy hiểm.

2. Dinh dưỡng: Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau. Vì vậy, thức ăn cho trẻ cần chọn thức ăn mềm, mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu, như bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, Với trẻ còn bú cần tiếp tục cho bú ; cần vệ sinh răng miệng, nghỉ ngơi, tránh kích thích.

3. Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt…Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm

4. Nếu trẻ có sốt thì dùng thuốc hạ sốt bằng Paracetamol, uống với liều 10-15mg/kg/lần, mỗi 4-6 giờ, chỉ sử dụng khi trẻ sốt từ 38,5oC trở lên kết hợp lau mát 2 bên hõm nách và bẹn.

IV. Phòng lây nhiễm:

Bệnh lây từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết mũi họng, dịch của các bọng nước khi vỡ, qua đường phân- miệng. Do đó để tránh lây lan cho trẻ khác người chăm sóc trẻ tay chân miệng cần:

Khi phát hiện trẻ có biểu hiện tay chân miệng cần cho trẻ nghỉ học và đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Hạn chế tiếp xúc (ôm, hôn trẻ) dùng chung các vật dụng đồ chơi.

Không làm vỡ các bọng nước tránh nhiễm trùng và lây lan bệnh.

Không đến nhà trẻ, trường học, nơi trẻ chơi tập trung 10-14 ngày đầu bệnh.
 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Nổi bật trang chủ
Khách du lịch cần biết: Điều chỉnh thời gian hoạt động phố đi bộ hồ Gươm dịp Giỗ Tổ và lễ 30/4 - 1/5
04 Tháng 04, 2025

Trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận sẽ hoạt động liên tục trong 4 tối, bắt đầu từ hôm nay (4/4). Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, thời gian hoạt động kéo dài 5 tối. UBND quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội vừa công bố thông tin này để người dân và du khách chủ động kế hoạch tham quan, vui chơi

Đọc thêm
Cảnh sát “bóc” kịch bản lừa đảo dưới hình thức mua bán vàng trên mạng

Cảnh sát “bóc” kịch bản lừa đảo dưới hình thức mua bán vàng trên mạng

04 Tháng 04, 2025

Theo cơ quan công an, lợi dụng nhu cầu mua bán, trao đổi vàng, các đối tượng lừa đảo đã xây dựng ra kịch bản...

Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về việc Mỹ áp thuế đối ứng 46%

Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về việc Mỹ áp thuế đối ứng 46%

04 Tháng 04, 2025

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng quyết định áp thuế chưa phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế-thương mại cùng có lợi...

Lịch nghỉ hè của học sinh Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh thành năm 2025

Lịch nghỉ hè của học sinh Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh thành năm 2025

04 Tháng 04, 2025

Lịch nghỉ hè của học sinh năm 2025 theo khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025. Dưới đây là lịch nghỉ của của học...

Đền thiêng cấm du khách vì

Đền thiêng cấm du khách vì "sợ" văn hóa Nhật Bản bị hủy hoại

04 Tháng 04, 2025

Một ngôi đền linh thiêng tại đảo Tsushima, tỉnh Nagasaki (Nhật Bản) đã chính thức cấm toàn bộ du khách trong và ngoài nước sau...

5 đại gia V-League muốn có tiền vệ Hendrio

5 đại gia V-League muốn có tiền vệ Hendrio

04 Tháng 04, 2025

Có năng lực chuyên môn tốt và sự am hiểu sâu sắc về bóng đá Việt Nam, Hendrio đang được nhiều đội lớn tại V-League...

1.35048 sec| 2276.188 kb