1. Ngày đầu tiên con đi học mầm non thường sẽ khóc, nôn trớ, khó ngủ, có thể có mơ sảng ban đêm, thói quen sinh lý thay đổi hoặc ốm nhẹ thì phụ huynh nên hiểu đó là chuyện rất bình thường. Ông, bà, bố, mẹ, người thân cần chuẩn bị tâm lý cho bản thân, không nên đổ lỗi cho nhau và cho người khác.
2. Không nên để trẻ mang theo các đồ dùng, đồ chơi của trẻ đến lớp vì cả ngày hôm đó con sẽ ôm khư khư, chỉ chú ý tới đồ dùng của mình nên sẽ rất khó khăn khi cô giáo muốn con tham gia các hoạt động. Nếu bị các bạn khác giật đồ chơi con sẽ khóc nhiều hơn (trẻ con sẽ không tránh khỏi khi thấy đồ chơi của bạn là rất thích và muốn dành giật) đấy cũng là nguyên nhân khiến trẻ thích nghi chậm hơn với các bạn khác.
3. Không nên gọi điện cho cô trong giờ làm việc, thử hỏi sau khi bạn gọi thì bố mẹ khác lại tiếp tục gọi…các cô sẽ không có thời gian chăm sóc các con. Hoặc với hình thức liên lạc bằng zalo, nhóm chat phụ huynh như hiện nay ở hầu hết trường mầm non sẽ giúp bố mẹ thuận tiện hơn trong việc liên lạc với cô cũng như hình ảnh của con. Một số trường có có gắn các thiết bị Camera tiện cho phụ huynh theo dõi con.
4. Không nên để trẻ sử dụng trang sức đắt tiền, các loại vòng hay dây buộc tóc có hạt vì các bé rất thích chơi với loại này, khi bị đứt ra thì các loại hột/hạt chính là nguyên nhân gây mất an toàn cho trẻ.
5. Trong lớp chắc chắn còn nhiều trẻ khác cần được cô chăm sóc, bởi vậy không nên đòi hỏi cô xem con bạn là trung tâm (bế bồng, theo sát con bạn cả ngày). Mong muốn này vô hình chung khiến con bạn khó tự lập, độc lập hơn. Hãy vui khi thấy con bạn không cần cô phải bồng bế, đút thức ăn.
6. Giấu bệnh sẽ bất lợi cho trẻ cho nên phụ huynh tuyệt đối lưu ý. Hãy chia sẻ ngay với giáo viên về các bệnh tiền sử của con để cô lưu ý con hơn trong mọi sinh hoạt.
7. Không nên để con xa mẹ hoặc người thân con yêu quý nhất trong thời gian đầu đi học. Vì họ chính là người con sẽ quấn lấy sau mỗi ngày đi học về để được hỏi thăm, vỗ về, an ủi, động viên con.
8. Không nên hỏi con “ở trường có bị cô giáo phạt không? Bị bạn đánh/cắm không?”, việc này bạn nên tự tìm hiểu nếu cảm thấy bất an, đừng áp đặt suy nghĩ của người lớn lên con vì nó sẽ khiến con cảm thấy đến trường không có gì vui.
9. Lời con trẻ nói rất đúng nhưng bé chưa xác định được tính chất, không gian, thời gian, ngôn ngữ biểu đạt chưa rõ ràng, trọn ý…Phụ huynh không nên mất bình tĩnh, hãy lắng nghe con sau đó chia sẻ lời con nói với giáo viên để biết thông tin rõ hơn và xử lý thông tin một cách chính xác.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm