Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) đã công bố lợi nhuận trước và sau thuế hợp nhất năm 2021 tăng 25% so với năm trước, đạt hơn 11,998 tỷ đồng và gần 9,603 tỷ đồng chủ yếu nhờ tăng thu nhập ngoài lãi. Vượt 13% kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm.
Nhìn chung, kết quả kinh doanh của ACB trong năm 2021 có sự tăng trưởng hơn so với năm trước. Thu nhập lãi thuần tăng 30%, ghi nhận gần 18,945 tỷ đồng.
Những nguồn thu ngoài lãi cũng tăng mạnh, đáng chú ý nhất là lãi từ dịch vụ tăng 71%, đạt gần 2,894 tỷ đồng. Lãi từ kinh doanh ngoại hối cũng tăng 27% (872 tỷ đồng), lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh gấp 2.7 lần (449 tỷ đồng)…
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng đến 46%, đạt hơn 15,334 tỷ đồng. Trong năm, ACB dành ra hơn 3,336 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 3.5 lần năm trước. Do đó, Ngân hàng báo lãi trước và sau thuế tăng 25%, đạt hơn 11,998 tỷ đồng và gần 9,603 tỷ đồng.
Nếu so với kế hoạch 10,602 tỷ đồng lãi trước thuế cho cả năm 2021, ACB đã vượt 13% chỉ tiêu.
Tổng tài sản ACB tính đến 31/12/2021 tăng 19% so với đầu năm, lên mức gần 527,770 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN tăng mạnh 95% (lên mức 32,349 tỷ đồng), tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác tăng 88% (lên mức 43,713 tỷ đồng), cho vay TCTD khác lại giảm 27% (còn 6,105 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng 16% (361,912 tỷ đồng)…
Tiền gửi khách hàng tăng nhẹ 8% so với đầu năm, lên gần 379,921 tỷ đồng. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác gấp 2.7 lần (lên 41,380 tỷ đồng). Phát hành giấy tờ có giá tăng 39%, ghi nhận 30,547 tỷ đồng, chủ yếu tăng mệnh giá trái phiếu kỳ hạn 1 năm và 3 năm.
Ngọa trừ hơn 4,749 tỷ đồng cho vay giao dịch ký quỹ của ACBS, tổng nợ xấu của ACB tính đến 31/12/2021 tăng 52% so với đầu năm, lên mức hơn 2,799 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng mạnh nhất. Kết quả, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của ACB tăng từ mức 0.6% đầu năm lên 0.78%.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm