I - Có bầu uống thuốc đau dạ dày được không?
Đau bao tử khi mang thai là hiện tượng xảy ra phổ biến do cơ thể mẹ có nhiều thay đổi đột ngột. Các biểu hiện đau dạ dày như đau tức thượng vị, ợ hơi, chán ăn gây tác động xấu đến sức khỏe và lối sinh hoạt của mẹ bầu. Vì vậy nhiều người đã tìm đến các loại thuốc nhằm giảm đau nhanh chóng.
Theo khuyến cáo từ chuyên gia, mẹ bầu không nên dùng thuốc giảm đau kết hợp thuốc kháng sinh để chữa đau dạ dày. Uống thuốc dạ dày khi mang thai gây ra phản ứng phụ thậm chí nguy hiểm đến sức khỏe của thai nhi cụ thể như sau:
- Thời điểm 3 tháng đầu thai kỳ: Đây là giai đoạn mà những cơ quan như hệ thần kinh trung ương, tim, tứ chi… của thai nhi đang được hình thành. Nếu mẹ uống thuốc dạ dày giai đoạn này sẽ khiến thai nhi bị dị tật, quái thai.
- 3 tháng giữa thai kỳ: Dù cơ thể người mẹ lúc này đã ít nhạy cảm với hoạt chất trong thuốc. Song, một số bộ phận trên cơ thể thai nhi vẫn có thể bị chịu ảnh hưởng nếu mẹ bầu sử dụng thuốc đau dạ dày, điển hình như hệ thần kinh hoặc cơ quan sinh dục.
- 3 tháng cuối của thai kỳ: Lúc này hệ thống cơ quan và tứ chi của bé có thời gian trưởng thành toàn diện. Tuy nhiên những bộ phận như gan hay thận của thai nhi vẫn chưa đáp ứng được các chức năng chuyển hóa các chất. Việc mẹ bầu dùng các loại thuốc như thuốc đau dạ dày cũng có nguy cơ ảnh hưởng tới cả bé và mẹ.
II - Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai phải làm sao?
Thuốc tân dược có khả năng ức chế các triệu chứng bệnh dạ dày rất hiệu quả. Nhiều mẹ không biết bản thân đã mang thai nên khi đau dạ dày đã tự ý mua thuốc giảm đau nhằm thuyên giảm bệnh. Đến khi phát hiện việc mang thai khiến mẹ bầu lo lắng đến quá trình trưởng thành của thai nhi.
Nếu mẹ lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai hãy ngay lập tức dừng việc đó lại. Tiếp đến, bạn cần mang theo thuốc đến các cơ sở y tế có chuyên môn để bác sĩ đánh giá và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
Ngoài ra để giảm tác động của thuốc với sức khỏe mẹ bầu nên uống thật nhiều nước. Việc gia tăng lượng nước vào cơ thể có khả năng đào thải một phần hoạt chất của thuốc ra ngoài.
Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ làm những bài kiểm tra cần thiết, theo dõi biểu hiện của người mẹ để xác định tình hình sức khỏe của thai nhi. Đồng thời, để giải quyết cơn đau dạ dày cho mẹ bầu, bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nên áp dụng mẹo giảm đau bằng thói quen lành mạnh, mẹo dân gian an toàn.
Đối với trường hợp viêm loét nặng nề hơn, bác sĩ mới chỉ định các loại thuốc giảm đau kết hợp quá trình theo dõi chặt chẽ. Ngoài nhóm thuốc giảm đau, mẹ bầu nên thận trọng với nhóm thuốc gây hại đến thai nhi như Lansoprazol, Famotidin, Cimetidin, Bismuth salicylat.
III - Cách giảm đau dạ dày cho phụ nữ khi mang thai
Những cơn đau dạ dày thường tiến triển nặng hơn khi phụ nữ bước vào thai kỳ. Quá trình trưởng thành thai nhi sẽ tác động lớn tới dạ dày, gây áp lực cho cơ quan này và dễ gây các triệu chứng như đau bụng, ợ chua…
Nếu lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai bạn không nên lo lắng mà cần trực tiếp đến gặp bác sĩ để thăm khám. Mặt khác để cải thiện cơn đau bao tử nhanh chóng, mẹ bầu được khuyến khích những điều sau:
1. Thực hiện thói quen ăn uống khoa học
Chế độ ăn vẫn luôn là điều mẹ cần lưu tâm khi bước vào giai đoạn mang thai. Đối với phụ nữ mang thai đi kèm chứng đau dạ dày thì cần thận trọng trong cách chế biến, lựa chọn món ăn. Vì vậy để giảm tần suất và mức độ đau dạ dày các mẹ nên tuân thủ điều sau:
- Tránh xa các món ăn chế biến nhiều dầu mỡ, chất béo không lành mạnh.
- Ưu tiên ăn, uống những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, hợp vệ sinh để không tổn thương hệ tiêu hóa.
- Để dạ dày hạn chế kích thích, thai phụ nên chia nhỏ khẩu phần ăn hàng ngày thành nhiều bữa nhỏ.
- Đừng quên duy trì thói quen ăn chậm và nhai kỹ để để dạ dày được nghỉ ngơi hợp lý.
- Uống nhiều nước, tăng cường bổ sung vitamin và hạn chế việc uống những loại đồ uống có gas… để tránh làm cho bệnh đau dạ dày khi mang thai trở nặng hơn.
- Kiêng món ăn kết hợp với gia vị chua, cay như kim chi, cà muối... khiến dạ dày mẹ bầu chịu tổn thương lớn.
2. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt lành mạnh
Thói quen sinh hoạt khoa học chính là “bước đệm” cần thiết để mẹ bầu có được một thai kỳ khỏe hơn. Hơn hết, chính điều này cũng sẽ làm giảm được tình trạng tái phát đau dạ dày khi phụ nữ mang thai.
Vì vậy trong thời gian mang bầu mẹ nên tích cực rèn luyện yoga, ngồi thiền để cơn thể được vận động hợp lý. Cần chú trọng đến thời gian nghỉ ngơi để thai nhi trong bụng có tốc độ phát triển ổn định. Mặt khác, giữ tinh thần vui tươi, thoải mái để chứng đau dạ dày được đẩy lùi nhanh chóng.
3. Vận dụng mẹo giảm đau dạ dày dân gian
Dù không thể sử dụng thuốc để khắc chế những cơn đau dạ dày, nhưng chị em cũng có thể xoa dịu triệu chứng đau này ngay tại nhà, thông qua những mẹo đơn giản như:
- Chườm ấm: Đây là mẹo giảm đau dạ dày được thực hiện an toàn, giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng. Nhiệt độ từ khăn ấm hoặc túi chườm sẽ giúp thư giãn những vùng cơ đang chịu tổn thương tăng sự lưu thông máu tới cơ quan tiêu hóa giúp người bệnh dễ chịu hơn.
- Massage bụng: Xoa bóp bụng theo chiều kim đồng hồ là cách cải thiện biểu hiện đau bao tử trong thời gian nhanh nhất. Tuy nhiên, quá trình này nên được thực hiện bởi chuyên gia, để đảm bảo làm dịu cơn đau cho thai phụ mà không tác động đến em bé.
- Uống trà hoa cúc: Loại trà này sẽ giúp gia tăng nhiều dưỡng chất tốt cho dạ dày. Mặt khác trà hoa cúc có vị thanh mát, tươi mới giúp mẹ bầu ăn ngon miệng và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Nhờ vậy mà chị em có thể vượt qua được cơn đau khó chịu.
- Dùng nước nha đam: Nước nha đam sẽ giúp xoa dịu cơn đau do tổn thương ở khu vực niêm mạc một cách hiệu quả. Song song với đó, thực phẩm này còn chứa những hoạt chất chống viêm, giúp ức chế trào ngược dạ dày hiệu quả.
- Tập yoga: Tập yoga nhẹ nhàng cũng là phương pháp được chuyên gia khuyến khích phụ nữ mang bầu thực hiện. Yoga không chỉ giúp chị em có một thai kỳ ổn định, mà còn hỗ trợ làm giảm các triệu chứng, tần suất đau dạ dày khi mang thai.
Việc lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai là một vấn đề không thể xem nhẹ. Tốt nhất bạn nên đi khám, liên hệ ngay cho bác sĩ để các chuyên gia thăm khám, đưa ra phương hướng xử lý phù hợp. Trong thời gian chữa trị hãy uống nhiều nước, điều chỉnh dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt khoa học để bệnh nhanh thuyên giảm.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm