Làm gì để bảo vệ quyền lợi người bán hàng?

Làm gì để bảo vệ quyền lợi người bán hàng?
Theo Bộ Công Thương, thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng ở mức 18 - 25% mỗi năm.

Làm gì để bảo vệ quyền lợi người bán hàng?

Xu hướng mua sắm trên các sàn thương mại điện tử diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Ảnh minh họa: INT

Không thể phủ nhận mức độ phủ sóng và những lợi ích, hiệu quả kinh doanh rõ rệt khi tham gia sàn thương mại điện tử, song nhiều doanh nghiệp thừa nhận đang gặp khó. Lý do, chi phí trên các sàn ngày càng tăng, nhiều quy định, điều khoản thay đổi đột ngột, bị đình chỉ hoặc cấm mà không có lý do rõ ràng, hạn chế tiếp cận dữ liệu…

Người bán đối mặt nhiều khó khăn

Xu hướng mua sắm trên các sàn thương mại điện tử diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng ở mức 18 - 25% mỗi năm.

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2024, có 650.000 gian hàng trực tuyến phát sinh đơn hàng trên thương mại điện tử. Doanh số của 5 sàn bán online phổ biến nhất đạt 318.900 tỷ đồng. Trong năm 2024, quy mô thị trường đạt trên 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023, chiếm khoảng 9% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ cả nước.

Chính vì những con số tăng trưởng ấn tượng đó, các cá nhân và doanh nghiệp ngày càng quan tâm, đầu tư bán hàng trên các sàn thương mại điện tử. Một mặt để phục vụ việc bán hàng, tăng doanh thu, mặt khác giúp phát triển thương hiệu, tiếp cận được đa dạng tệp khách hàng.

Không thể phủ nhận lợi ích đến từ không gian thương mại điện tử, song thời gian vừa qua, các cá nhân và doanh nghiệp bán hàng ở các sàn thương mai điện tử thừa nhận rằng, họ phải đối mặt với nhiều khó khăn. Một số vấn đề khiến người kinh doanh lo lắng đến từ phí vận chuyển, chiết khấu tăng, tỷ lệ khách hàng bỏ đơn, trả hàng tăng cao khiến lợi nhuận tụt dốc.

Chị Nguyễn Thị Cẩm Tú (29 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, nhiều người mua hàng lợi dụng chính sách đổi trả của sàn thương mại điện tử để trục lợi.

“Bán hàng nhiều năm nay, tôi gặp nhiều trường hợp rất buồn cười. Mặt hàng kinh doanh của tôi là , đã ghi chú ở phần mô tả sản phẩm rất kỹ về kích cỡ, chất liệu, màu sắc và hỗ trợ qua tin nhắn rất kỹ, nhưng mỗi ngày, tôi đều phải nhận hàng hoàn về với lý do khách không thích chất vải, không vừa cỡ. Chưa kể, khi kiểm tra hàng hoàn về, tôi còn gặp trường hợp hàng đã qua sử dụng, có mùi cơ thể, không thể bán cho khách khác nữa. Cuối cùng, chúng tôi lại phải gánh cả phí vận chuyển hai chiều”, chị Cẩm Tú cho biết.

Chị Cẩm Tú cho biết thêm, trước đây, phí bán hàng trên sàn chỉ khoảng 10 - 12%, nhưng giờ tăng lên thành 15 - 20% tuỳ thuộc vào người bán đăng ký các dịch vụ nào của sàn. Những khoản chi này bao gồm: Chi cho sàn, vận hành sàn, khuyến mãi...

Đặc biệt, từ cuối năm 2024, các sàn có xu hướng tập trung mạnh vào việc cải thiện trải nghiệm người mua hàng. Vì vậy, một số sàn ra quy định về việc người bán phải tự chịu phí hoàn hàng trong trường hợp khách hàng đặt hàng nhưng không nhận. Điều này tiềm ẩn rủi ro nhà bán hàng phải tự chịu thêm những khoản phí phát sinh không lường trước.

Đây cũng là nỗi lòng của nhiều người kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử. Nhiều người đã phải “bỏ chạy” khỏi các sàn thương mại điện tử sau thời gian dài cố gắng bám trụ. Chị Cẩm Tú cho biết, đã chuyển sang livestream tại , TikTok và buôn bán trực tiếp tại cửa hàng.

Đề xuất chính sách bảo vệ người bán

Việc “rời cuộc chơi” trên sàn thương mại điện tử đồng nghĩa với việc người kinh doanh phải đối mặt với nhiều khó khăn khi chuyển đổi kênh bán hàng bởi thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã được định hình.

“Tỷ lệ lên đơn ở các sàn thương mại điện tử cao hơn rất nhiều khi tôi bán hàng trên các nền tảng khác bởi khách hàng có xu hướng ưa thích mua hàng trên sàn vì nhanh chóng, tiện lợi, có thể so sánh giá và quyền lợi của họ được bảo vệ tối đa. Vì vậy, việc thu thập dữ liệu của khách hàng để chăm sóc, hướng họ sang một kênh bán hàng nhỏ lẻ của mình là rất khó”, chị Cẩm Tú .

Theo toàn cảnh thị trường sàn bán lẻ trực tuyến năm 2024 và năm 2025 do nền tảng khai thác dữ liệu Metric công bố mới đây cho thấy, tổng doanh số của sàn thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam (Shopee, Lazada, TikTok Shop, Tiki và Sendo) năm 2024 đạt 318.900 tỷ đồng, tăng 37,36% so với năm 2023.

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), sự phát triển này cho phép các nền tảng nắm giữ nhiều lợi thế quan trọng, có thể tạo ra chênh lệch đáng kể về quyền lực trong quan hệ thương mại điện tử.

Vì vậy, mới đây, VCCI có văn bản góp ý gửi Bộ Công Thương về Dự thảo Đề nghị xây dựng Luật Thương mại điện tử. Theo VCCI, khác với thị trường truyền thống, sàn thương mại điện tử có mỗi quan hệ phức tạp hơn với sự đan xen tương tác lẫn nhau của các chủ thể gồm người bán hàng, sàn trực tuyến, người tiêu dùng, các chủ thể khác như đơn vị vận chuyển, thanh toán…

Theo VCCI, pháp luật thương mại điện tử hiện nay tập trung chủ yếu vào các quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tương ứng với đó là trách nhiệm của người bán và sàn trực tuyến.

Trong khi đó, dường như lại “bỏ ngỏ” quyền và lợi ích của người bán hàng hóa dịch vụ. Vì vậy, góp ý Dự thảo Đề nghị xây dựng Luật Thương mại điện tử, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cần bổ sung chính sách bảo vệ quyền lợi cho người bán trên nền tảng thương mại điện tử.

Cũng theo VCCI, chính sách này không nên tập trung vào quy định hành chính, mà là các quy định nhằm tăng minh bạch trong hoạt động của sàn thương mại điện tử với người bán.

Việc này nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận dữ liệu kinh doanh và quyền tự do thương lượng của người bán online. Bên cạnh đó, việc củng cố quyền tự do thương lượng cũng rất quan trọng, giúp người bán tránh khỏi những ràng buộc bất hợp lý từ nền tảng, tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng.

Theo VCCI, việc thiết lập các quy định phù hợp sẽ giúp thị trường thương mại điện tử phát triển bền vững, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Ông Trump giáng đòn đau cho Nga

Ông Trump giáng đòn đau cho Nga

15-04-2025 06:59

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký sắc lệnh hành pháp gia hạn thêm một năm các biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga từng được chính quyền Joe Biden ban hành nhằm đối phó với các hoạt động đối ngoại bị cáo buộc là "gây hại" của Moscow cũng như để trả đũa chiến dịch quân sự của nước này tại Ukraine.

Nổi bật trang chủ
Xuân Son hồi phục nhanh, có thể ra sân sớm hơn dự kiến
14 Tháng 04, 2025

Với sự hồi phục thần tốc, tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhiều khả năng sẽ trở lại sân cỏ sớm hơn so với dự kiến.

Đọc thêm
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo khi cài đặt phần mềm làm visa online

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo khi cài đặt phần mềm làm visa online

14 Tháng 04, 2025

Nắm bắt được nhu cầu làm visa để đi nước ngoài ngày càng tăng cao, nhiều đối tượng đã lợi dụng sự cả tin của...

"Đã đến lúc rồi", cựu cố vấn Lầu Năm Góc đưa ra tuyên bố bất ngờ về Nga

14 Tháng 04, 2025

Nga không tìm cách xâm chiếm châu Âu và đã đến lúc thiết lập quan hệ với nước này, cựu cố vấn của người đứng...

Giả mạo Bộ GD&ĐT thông báo chương trình học bổng tiếng Anh

Giả mạo Bộ GD&ĐT thông báo chương trình học bổng tiếng Anh

14 Tháng 04, 2025

Trên mạng xã hội, xuất hiện nhiều thông báo liên quan đến các chương trình học bổng tiếng Anh được cho là của Bộ GD&ĐT...

Tình cũ tin đồn của Sơn Tùng M-TP 'đăng ký kết hôn'?

Tình cũ tin đồn của Sơn Tùng M-TP 'đăng ký kết hôn'?

14 Tháng 04, 2025

Thiều Bảo Trâm tình cũ tin đồn của Sơn Tùng M-TP gây chú ý với hình ảnh đội khăn voan cô dâu, ký vào một...

Myanmar lại rung chuyển trong trận động đất mới

Myanmar lại rung chuyển trong trận động đất mới

14 Tháng 04, 2025

Một trận động đất 5,5 độ richter đã xảy ra ở miền trung Myanmar sau trận động đất mạnh 7,7 độ richter ngày 28/3 tại...

0.80526 sec| 2267.266 kb