Tìm hiểu kiến ba khoang cắn bôi gì
MỤC LỤC:
Kiến ba khoang cắn gây ảnh hưởng gì?
Bị kiến ba khoang cắn có cần đến bệnh viện điều trị không?
Bị kiến ba khoang cắn bôi gì?
Kem bôi da thảo dược – giúp sát trùng, giảm đau, giảm ngứa, hỗ trợ tái tạo da
Kiến ba khoang cắn gây ảnh hưởng gì?
Kiến khoang xuất hiện ở hầu hết ở các nước trên thế giới. Chúng phổ biến hơn ở những vùng có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều như Việt Nam. Mùa sinh sản cao điểm của kiến ba khoang diễn ra từ tháng 7 đến tháng 10. Khi mùa mưa bắt đầu và mọi người tham gia vào các hoạt động như thu hoạch lúa và đốt đồng, những con kiến này vào nhà với số lượng lớn hơn.
Kiến ba khoang gây tổn thương da thông qua việc tiết ra một loại độc tố gọi là pederin. Pederin là một chất gây viêm rất mạnh, khi tiếp xúc với da, có thể gây ra các triệu chứng viêm da tiếp xúc.
Triệu chứng khi bị kiến ba khoang đốt:
- Ban đầu: Sau khi tiếp xúc với chất độc, da thường bắt đầu có cảm giác rát, bỏng và ngứa.
- Sau vài giờ: Xuất hiện các vết đỏ, phồng rộp, có thể hình thành các mụn nước chứa dịch.
- Vài ngày sau: Các vết thương có thể lan rộng và viêm nhiễm nếu không được chăm sóc đúng cách.
Bị kiến ba khoang cắn có cần đến bệnh viện điều trị không?
Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang nếu không được điều trị đúng cách sẽ khiến tổn thương lan rộng, tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm da.
Nếu thương tổn nhẹ, chỉ là những vệt đỏ khu trú, xử trí ban đầu tốt, khoảng 2-3 ngày bệnh thường sẽ giảm và đỡ dần.
Tuy nhiên, trường hợp thương tổn nặng, lan rộng, sưng phù nề đặc biệt ở những vị trí quanh mắt, hoặc có biểu hiện bội nhiễm, sốt cao… cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Bị kiến ba khoang cắn bôi gì?
Không phải ai cũng biết “bị kiến ba khoang cắn bôi thuốc gì”. Trong trường hợp tiếp xúc với dịch tiết của kiến ba khoang bạn cần thực hiện các bước sau:
Bước 1:
Đầu tiên bạn cần xử lý vết thương ngay sau khi bị kiến ba khoang cắn bằng nước sạch và xà phòng dịu nhẹ.
Việc xử lý kỹ vết thương sẽ làm giảm nguy cơ nổi bọng nước do độc tố trong dịch tiết của kiến gây ra.
Bước 2:
Sau khi rửa sạch, bạn có thể bôi thuốc điều trị lên vùng da bị kiến cắn, tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà sử dụng các loại thuốc khác nhau:
- Với những trường hợp nhẹ: Chỉ xuất hiện các vết đỏ trên da và hơi ngứa ở vùng da tiếp xúc với dịch tiết của kiến, bạn chỉ cần sử dụng sản phẩm bôi dịu nhẹ như hồ nước, kem bôi da thảo dược. Sau vài ngày tình trạng da sẽ trở lại bình thường.
- Với tổn thương da ở mức độ trung bình: Ngoài xuất hiện nốt ban đỏ, tổn thương kèm theo mụn nước. Sau một vài ngày, những mụn nước này có thể có mủ và gây cảm giác nóng rát ở vùng bị ảnh hưởng. Bạn cần sát khuẩn bằng dung dịch hồ nước, hồ nước Neo-pred, thuốc mỡ có chứa steroid hoặc kháng sinh có tác dụng làm giảm viêm kháng khuẩn. Sau đó, có thể bôi kem thảo dược để nhanh lành da, ngăn ngừa sẹo.
- Với tổn thương da ở mức độ nặng: Tổn thương lan tỏa, diện rộng, sưng đau, ngứa rát nhiều… không được tự ý điều trị mà cần đến các chuyên khoa da liễu để được bác sĩ thăm khám.
- Trường hợp ngứa rát, đau nhiều tại vùng tổn thương bạn có thể kết hợp thêm thuốc histamine hoặc thuốc giảm đau.
Hình ảnh tổn thương do kiến ba khoang
Kem bôi da thảo dược – giúp sát trùng, giảm đau, giảm ngứa, hỗ trợ tái tạo da
Với những trường hợp viêm da tiếp xúc nhẹ, sau khi làm sạch và sát trùng vùng da bị tổn thương, bạn có thể bôi kem thảo dược chiết xuất từ nghệ vàng, kim ngân hoa, hạt gấc, lá đào, diếp cá, dền gai, lô hội, dầu mè…
Kem bôi da thảo dược có tác dụng nhanh nhiệt, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau đồng thời giúp hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền vùng tổn thương, chóng lên da non, giúp ngăn ngừa sẹo, sưng tấy do côn trùng đốt.
Kem bôi da thảo dược (ví dụ Kem Nhất Nhất) có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
KEM NHẤT NHẤT Thành phần: |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm