Tìm hiểu sự khác nhau giữa đau bụng do viêm dạ dày và viêm đại tràng
MỤC LỤC:
Sự khác nhau giữa đau bụng do viêm dạ dày và viêm đại tràng
Đừng để nhầm lẫn khiến việc điều trị kém hiệu quả
Giải pháp từ thảo dược cho bệnh đại tràng
Sự khác nhau giữa đau bụng do viêm dạ dày và viêm đại tràng
Vị trí đau và tính chất cơn đau
Viêm dạ dày thường gây đau ở vùng thượng vị (trên rốn), cảm giác nóng rát hoặc âm ỉ, đôi khi lan ra sau lưng. Đau có thể xuất hiện lúc đói hoặc sau khi ăn no, kèm theo cảm giác đầy hơi, buồn nôn.
Viêm đại tràng thường gây đau ở vùng hạ vị hoặc hai bên hố chậu (vùng bụng dưới), đau quặn từng cơn, đôi khi đau lan theo khung đại tràng. Đặc biệt, cơn đau thường đi kèm với cảm giác mót rặn và thay đổi nhu động ruột (tiêu chảy hoặc táo bón).
Rối loạn tiêu hóa đi kèm
Ở người bị viêm dạ dày, rối loạn tiêu hóa chủ yếu là ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, ăn uống khó tiêu, đôi khi có nôn ra dịch lẫn máu (nặng).
Ở người bị viêm đại tràng, biểu hiện rõ nhất là rối loạn đại tiện, đi phân sống, phân nhầy, có khi lẫn máu, kèm cảm giác đi không hết phân, đau quặn bụng trước khi đi tiêu và dễ tái phát sau khi ăn đồ lạ hoặc bị stress.
Cần xác định rõ đau bụng do viêm dạ dày hay viêm đại tràng
Nguyên nhân gây bệnh
Viêm dạ dày thường do vi khuẩn Helicobacter pylori, lạm dụng thuốc giảm đau chống viêm (NSAIDs), rượu bia, hoặc do căng thẳng kéo dài.
Viêm đại tràng có thể do nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, lạm dụng kháng sinh, chế độ ăn thiếu chất xơ hoặc mắc hội chứng ruột kích thích.
Khám và chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán viêm dạ dày, bác sĩ thường chỉ định nội soi dạ dày, xét nghiệm vi khuẩn H. pylori, hoặc siêu âm bụng.
Với viêm đại tràng, bệnh nhân thường cần nội soi đại tràng, xét nghiệm phân, soi tươi tìm ký sinh trùng và làm công thức máu để đánh giá viêm.
Điều trị bệnh
Viêm dạ dày điều trị chủ yếu bằng thuốc giảm tiết acid, kháng sinh diệt H. pylori (nếu có), kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, tránh các yếu tố kích thích.
Viêm đại tràng được điều trị theo nguyên nhân: kháng sinh (nếu do nhiễm khuẩn), thuốc chống co thắt, men vi sinh, cùng với chế độ ăn nhiều chất xơ tan, tránh thực phẩm gây kích ứng như đồ cay, sống, lạnh.
Đừng để nhầm lẫn khiến việc điều trị kém hiệu quả
Việc xác định đúng nguyên nhân gây đau bụng – là do viêm dạ dày hay viêm đại tràng – có ý nghĩa quan trọng trong lựa chọn hướng điều trị.
Rất nhiều người vì không phân biệt rõ triệu chứng nên tự ý dùng thuốc dạ dày cho các cơn đau bụng do đại tràng, dẫn đến tình trạng không cải thiện, thậm chí kéo dài bệnh.
Với các trường hợp đau bụng đi kèm rối loạn đại tiện, đầy hơi, chướng bụng, đau âm ỉ hoặc quặn từng cơn ở vùng bụng dưới, rất có thể bạn đang gặp vấn đề ở đại tràng. Khi đó, việc sử dụng thuốc đại tràng là điều cần thiết để giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng bệnh.
Đau bụng đi kèm rối loạn đại tiện thường là do viêm đại tràng
Giải pháp từ thảo dược cho bệnh đại tràng
Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, việc sử dụng các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên đang được nhiều người lựa chọn nhờ tính an toàn, hiệu quả bền vững.
Các loại thảo dược như Bạch truật, Cam thảo, Hoàng liên, Mộc hương, Bạch thược… đã được ghi nhận có tác dụng hành khí, hoà vị, giáng nghịch, chỉ thống.
- Hành khí: Giúp khí huyết lưu thông, giảm đầy bụng, chướng hơi.
- Hòa vị: Điều hòa tiêu hóa, giảm rối loạn đại tràng.
- Giáng nghịch: Điều chỉnh khí đi đúng chiều, giảm ợ hơi, buồn nôn.
- Chỉ thống: Giảm co thắt, đau bụng ở người viêm đại tràng.
Sự kết hợp của các dược liệu này tạo nên thuốc đại tràng thường dùng trong các trường hợp viêm đại tràng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống...
Hiện nay thuốc đại tràng đã được sản xuất dạng viên nén tiện sử dụng và dễ bảo quản, có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bệnh đại tràng có thể tham khảo sử dụng.
Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, thuốc ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT
Thành phần (cho 1 viên nén bao phim):
Hoạt thạch (Talcum) 75mg; Cao khô hỗn hợp dược liệu 337,5mg tương đương với Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae) 450mg, Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae) 450mg, Cam thảo (Radix Glycyrrhizae) 225mg, Hậu phác (Cortex Magnoliae officinalis) 300mg, Hoàng liên (Rhizoma Coptidis) 675mg, Mộc hương (Radix Saussureae lappae) 600mg, Ngũ bội tử (Galla chinensis) 450mg, Xa tiền tử (Semen Plantaginis) 225mg. Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: Hành khí, hoà vị, giáng nghịch, chỉ thống.
Chỉ định: Trị viêm đại tràng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống...
Liều dùng - Cách dùng: Nên uống vào lúc đói
• Trẻ em 3 - 15 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên
• Từ 15 tuổi trở lên và người lớn: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
• Với bệnh mãn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Chống chỉ định: Trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai.
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 20/2022/XNQC/YDCT ngày 10/10/2022
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
|
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm