Tìm hiểu tiêu chảy cấp là gì?
MỤC LỤC
Tiêu chảy cấp tính là gì?
Triệu chứng tiêu chảy cấp tính
Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp tính
Tiêu chảy cấp tính có nguy hiểm không?
Tiêu chảy cấp uống thuốc gì?
Tiêu chảy cấp tính là gì?
Tiêu chảy là tình trạng đi tiêu lỏng ba hoặc nhiều lần trong vòng 24 giờ.
Tiêu chảy cấp tính là tình trạng tiêu chảy diễn ra đột ngột và kéo dài không quá 14 ngày.
Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ em dưới 4 tuổi, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Triệu chứng tiêu chảy cấp tính
- Đại tiện phân lỏng ít nhất 3 lần/ngày, phân có thể toàn nước, hoa cà hoa cải, lẫn nhầy máu.
- Đau bụng thành cơn vùng quanh rốn, sau đi đại tiện dễ chịu hơn.
- Sốt, ớn lạnh và nhức đầu
- Buồn nôn và nôn
- Triệu chứng mất nước: từ nhẹ đến nặng bao gồm: Khát nước, mắt trũng, mệt mỏi, tiểu ít, da khô, tái lạnh, tinh thần chậm chạp, li bì hoặc kích thích, thậm chí hôn mê...
Dấu hiệu tiêu chảy cấp tính
Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp tính
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tiêu chảy cấp nhưng phổ biến nhất là:
- Virus: do các chủng Rotavirus, Norovirus, adenovirus gây bệnh đường ruột.
- Vi khuẩn: vi khuẩn như Salmonella, Shigella, Escherichia coli, Campylobacter…
- Ký sinh trùng: sự xâm nhập của một số loại ký sinh trùng có thể gây ra tiêu chảy như Giardia lamblia, Strongyloides, Cryptosporidium…
- Thuốc: một số loại thuốc có tác dụng phụ là tiêu chảy. Có thể kể tới như thuốc kháng sinh, thuốc nhuận tràng, nhóm digitalis, thuốc giảm đau, thuốc hóa trị ung thư, thuốc trung hòa axit dạ dày...
- Tiêu thụ một lượng lớn rượu, cà phê và đồ ngọt, kẹo không đường hoặc nhai kẹo cao su có chất thay thế đường sorbitol.
- Tâm lý: lo lắng, căng thẳng đều có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.
Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp tính
Tiêu chảy cấp tính có nguy hiểm không?
Hầu hết các trường hợp tiêu chảy cấp tính đều có thể điều trị nhanh chóng và dễ dàng.
Tuy nhiên, với một số trường hợp, nếu không được điều trị sớm có thể gây ra biến chứng nguy hiểm hoặc chuyển sang tiêu chảy mạn tính.
Tiêu chảy liên tục dẫn đến mất nước và điện giải nghiêm trọng.
Người bệnh sẽ có các biểu hiện như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, thậm chí có thể gây tử vong.
Tiêu chảy cấp do rotavirus là nguyên nhân hàng đầu đe doạ tính mạng của trẻ dưới 2 tuổi.
Tiêu chảy cấp uống thuốc gì?
Đối với trường hợp tiêu chảy nhẹ, bệnh nhân có thể tự chăm sóc và theo dõi tại nhà. Nhưng các dấu hiệu tiêu chảy nặng hoặc mất nước nghiêm trọng cần được điều trị tại các cơ sở y tế.
Bù nước và chất điện giải
Đi tiêu phân lỏng nhiều lần khiến cơ thể mất nước và chất điện giải. Người bệnh cần bổ sung lượng thiếu hụt bằng cách uống nhiều nước và dung dịch oresol.
Oresol: pha uống chỉ định tiêu chảy cấp thể nhẹ. Oresol có pha đường muối và các ion giúp điều chỉnh rối loạn nước và điện giải. Khi không có oresol có thể tự pha nước đường và muối, nước cháo và muối.
Giai đoạn nặng, người bệnh có thể cần truyền dịch tại bệnh viện.
Thuốc điều trị
Thuốc cầm tiêu chảy không đặc hiệu: loperamid, imodium
Thuốc bọc niêm mạc đường tiêu hóa: Actapulgite 2-4 gói/ngày, smecta 2-4 gói/ngày
Hỗ trợ giảm tiêu chảy với men vi sinh
Việc bổ sung men vi sinh cung cấp lượng lớn lợi khuẩn cho hệ vi sinh đường ruột. Bổ sung lợi khuẩn đường ruột giúp hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng: tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi do loạn khuẩn đường ruột.
Người bị tiêu chảy do thuốc kháng sinh cũng có thể dùng kèm men vi sinh.
Men vi sinh (ví dụ như Menbio) bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bột men vi sinh MENBIO Thành phần: Dạng bột: (01 gam/ 1 gói) Bacillus clausii (dạng bào tử) 2 x 109 CFU/g, phụ liệu Công dụng Bổ sung lợi khuẩn đường ruột. Đối tượng sử dụng Cách dùng |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm