Hà Nội: Không ăn tiết canh, người đàn ông 51 tuổi vẫn mắc liên cầu lợn

Hà Nội: Không ăn tiết canh, người đàn ông 51 tuổi vẫn mắc liên cầu lợn
Dù không ăn tiết canh hay tham gia giết mổ lợn, nhưng 2 tuần trước, người đàn ông 51 tuổi bỗng sốt cao, đau đầu và được các bác sĩ chẩn đoán nhiễm liên cầu khuẩn lợn.

Hà Nội: Không ăn tiết canh, người đàn ông 51 tuổi vẫn mắc liên cầu lợn
Ảnh minh họa.

Chiều 13/3, theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trên địa bàn vừa ghi nhận thêm một trường hợp mắc liên cầu khuẩn lợn. Được biết, đây là trường hợp thứ 2 được ghi nhận kể từ đầu năm đến nay. 

Cụ thể, theo người nhà cho biết, trước đó 2 tuần, nam bệnh nhân (51 tuổi, quê xã Đông Yên, huyện Quốc Oai) xuất hiện triệu chứng sốt cao, đau đầu, mỏi người nên đã tự điều trị tại nhà nhưng không đỡ. 

Sau đó, tình trạng đau đầu nặng lên kèm theo ý thức lơ mơ, kích thích nên đã đưa bệnh nhân vào Quân y 103. Tại đây, kết quả cấy máu và dịch não tủy cho thấy bệnh nhân dương tính với vi khuẩn Streptococcus suis (vi khuẩn gây bệnh liên cầu khuẩn lợn). 

Trước đó, vào tháng 2/2023, trên địa bàn Hà Nội cũng đã ghi nhận trường hợp đầu tiên bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn trong năm nay, đó là nam bệnh nhân 52 tuổi ở quận Hà Đông, làm nghề bán lòng lợn tiết canh. 

Như vậy, từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã có 2 trường hợp mắc bệnh này. Trong năm 2022, trên địa bàn Hà Nội cũng đã ghi nhận 4 ca mắc liên cầu khuẩn lợn (tăng 3 ca so với cùng kỳ năm 2021).

Theo thông tin từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) hôm 8/3 cho biết, kể từ đầu năm đến nay, toàn quốc ghi nhận một số trường hợp mắc liên cầu khuẩn tại một số địa phương khác.

Liên cầu khuẩn lợn là bệnh lây truyền từ động vật sang người, chưa có bằng chứng bệnh lây từ người sang người. Hầu hết các ca bệnh đều có liên quan đến giết mổ, ăn tiết canh hoặc các món đồ chưa nấu chín như nem chạo, nem chua…

Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân không ăn tiết canh, không giết mổ lợn vẫn mắc bệnh. Nguyên nhân là ăn thịt lợn nhiễm bệnh nhưng chế biến còn tái sống, tiếp xúc với lợn nhiễm bệnh thông qua các tổn thương, trầy xước trên da khi chế biến thực phẩm.

Vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn hoàn toàn bị tiêu diệt khi thực phẩm được nấu chín kỹ. Vì thế, để phòng bệnh, Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo người dân không nên giết mổ hay sử dụng sản phẩm từ lợn ốm chết, đặc biệt không ăn tiết canh lợn. 

Ngoài ra, không xử lý thịt lợn sống bằng tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay, nên đeo găng tay, khẩu trang khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống; rửa tay sạch sau khi chế biến thịt...

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Nổi bật trang chủ
3 ngôi sao trẻ sáng cửa lên tuyển U22 Việt Nam
19 Tháng 01, 2025

Ba cái tên được dự đoán có trong thành phần đội tuyển U22 Việt Nam dự SEA Games đã được xác định.

Đọc thêm
'Gia vị' Táo quân

'Gia vị' Táo quân

19 Tháng 01, 2025

Ngay từ khi tôi còn bé tí, bạn đã trở thành chương trình được yêu thích và mong chờ nhất trong dịp Tết.

Man United chiêu mộ sao Sporting Lisbon

Man United chiêu mộ sao Sporting Lisbon

19 Tháng 01, 2025

Quỷ đỏ rất tự tin trong thương vụ Viktor Gyokeres vì HLV Ruben Amorim là thầy cũ của tiền đạo người Thụy Điển.

Ông Biden kể về nỗi sợ bị ám sát ở Ukraine

Ông Biden kể về nỗi sợ bị ám sát ở Ukraine

19 Tháng 01, 2025

Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden đã tiết lộ rằng ông lo sợ bị những người theo chủ nghĩa cực đoan Ukraine ám...

Nam Định: Thu giữ hơn 8.000 hộp pháo 'củ tỏi nổ'

Nam Định: Thu giữ hơn 8.000 hộp pháo 'củ tỏi nổ'

19 Tháng 01, 2025

Ngày 18/1, Công an huyện Trực Ninh (tỉnh Nam Định) cho biết đã phát hiện và thu giữ hơn 8.000 hộp pháo với tổng trọng...

"Gặp nhau cuối tuần" trở lại VTV3 sau 19 năm

19 Tháng 01, 2025

Thông tin chương trình "Gặp nhau cuối tuần" trở lại VTV3 sau 19 năm phát sóng đang được khán giả quan tâm.

0.65843 sec| 2251.75 kb