Giao lưu văn học giữa hai nhà thơ Hungary và các tác giả tại TP.HCM

Giao lưu văn học giữa hai nhà thơ Hungary và các tác giả tại TP.HCM
Sau Hà Nội và Cần Thơ hai nhà thơ đến từ Hungary là Halmosi Sándor và Attila F. Balázs đã có cuộc giao lưu thân tình và ấm cúng với các nhà văn, nhà thơ của TP.HCM.

Sáng ngày 8/2, tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn (chi nhánh miền Nam tại TP.HCM) đã diễn ra buổi gặp gỡ và giao lưu với hai nhà thơ Attila F Balázs và Sándor Halmosi đến từ Hungary cùng các nhà văn, nhà thơ, nhà giáo Việt Nam như Hoài Vũ, Trầm Hương, Cao Chiến, Chu Quang Mạnh Thắng, Phạm Phương Lan, Doãn Thụy Như, Nguyên Trân....

Tại chương trình, hai nhà thơ Hungary là Halmosi Sándor và Attila F. Balázs đã trao Giải thưởng Nghệ thuật Danube cho nhà thơ Phan Hoàng với tập thơ “Chất vấn thói quen”. Tác phẩm do NXB Hội Nhà văn ấn hành năm 2012 và NXB Văn hóa - Văn nghệ tái bản năm 2015, đã được trao Giải thưởng Hội Nhà văn TP. HCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012. Vào năm 2022, tập thơ đã được dịch sang tiếng Anh và xuất bản ở Canada.

Buổi giao lưu với hai nhà thơ Hingary, đồng thời là buổi giới thiệu tập thơ “Chất vấn thói quen” bằng tiếng Hungary của nhà thơ Phan Hoàng (áo sọc xanh).

Buổi giao lưu với hai nhà thơ Hungary, đồng thời là buổi giới thiệu tập thơ “Chất vấn thói quen” bằng tiếng Hungary của nhà thơ Phan Hoàng (áo sọc xanh).

Giải thưởng Nghệ thuật Danube do NXB AB Art và Hội Văn học Danube sáng lập. Trước nhà thơ Phan Hoàng, một số tác giả của Việt Nam như Bảo Ninh, Trần Quang Đạo và Kiều Bích Hậu đã nhận được giải thưởng này.

Bên cạnh đó, đây cũng là buổi giới thiệu về tập thơ “Chất vấn thói quen” của nhà thơ Phan Hoàng bằng tiếng Hungary, khi vừa vinh dự được trao giải Danube.

Nhà thơ Halmosi Sándor nhận xét về tập thơ “Chất vấn thói quen” của nhà thơ Phan Hoàng, tập thơ đã đưa ra những vấn đề cốt lõi và quan trọng trong cuộc sống đương đại, đó là mối quan hệ giữa hiện đại và truyền thống.

“Không chỉ ở Việt Nam mà tại nhiều nước, chúng ta cũng đều biết rất là trân trọng những giá trị truyền thống, vì đó là những giá trị cha ông để lại nhưng chúng ta sống ở thời hiện đại, chúng ta cũng cần chất vấn những thói quen, chất vấn truyền thống để chúng ta tìm ra những điều mới mẻ hơn, đẹp đẽ hơn rồi cống hiến cho ”, nhà thơ Halmosi Sándor bày tỏ.

Mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Hungary được thiết lập từ năm 1950. Trong thời gian đó, đã có hơn 70 tác phẩm văn học được dịch giữa hai nước. Đặc biệt, sau Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam lần IV năm 2019, Hội Nhà văn Việt Nam và NXB AB Art của Hungary đã kết nối chặt chẽ với nhau trong việc dịch và xuất bản tác phẩm văn học của mỗi bên.

Về phía Hungary, hai nhà thơ, dịch giả Halmosi Sándor và Attila F. Balázs đã có những hỗ trợ và đóng góp đắc lực đối với văn học Việt Nam. Trong 3 năm qua, hai tác giả kiêm dịch giả và NXB AB Art đã dịch và xuất bản cho Việt Nam 5 ấn phẩm, gồm: Hợp tuyển thơ chiến tranh Việt Nam của 6 tác giả: Huy Cận, Giang Nam, Tố Hữu, Chế Lan Viên, Chính Hữu, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh; tập truyện ngắn Trại bảy chú lùn của nhà văn Bảo Ninh và các tập thơ: Bay trong mơ (Trần Quang Đạo) và Chất vấn thói quen (Phan Hoàng)…

Giải thưởng Nghệ thuật Danube cùng tập thơ được dịch sang tiếng Hungary của nhà thơ Phan Hoàng.

Giải thưởng Nghệ thuật Danube cùng tập thơ được dịch sang tiếng Hungary của nhà thơ Phan Hoàng.

Tại chương trình giao lưu, hai nhà thơ đến từ Hungary và các tác giả của TP.HCM đã có những trao đổi, thảo luận cùng nhau về những vấn đề liên quan đến văn chương, trong đó nhấn mạnh về dịch văn học được xem là cầu nối quan trọng.

Theo nhà thơ Attila F. Balázs, dịch văn học là chiếc cầu nối lý tưởng để các dân tộc tiến gần đến với nhau, giao lưu kết nối cộng đồng. Nếu không có dịch văn học thì sẽ không có nền thi ca thế giới, các dân tộc sẽ mãi khép vào khuôn khổ của mình và sẽ không có sự giao lưu và phát triển, kết nối thành cộng đồng thơ thế giới.

Nhà thơ này cũng lưu ý: “Trong vấn đề dịch văn học, chúng ta cần quan tâm đến các dịch giả, bởi những dịch giả văn học có vai trò rất quan trọng, họ như “ngựa thồ văn học” để chở văn chương đến các quốc gia khác nhau. Chúng ta cần quan tâm đến chất lượng dịch. Những dịch giả tốt sẽ mang đến cho những bản dịch với những từ ngữ đẹp đẽ hơn và ngược lại”.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Da nhờn, lỗ chân lông to: Nguyên nhân và cách khắc phục

Da nhờn, lỗ chân lông to: Nguyên nhân và cách khắc phục

22-11-2024 16:40

Bạn đang gặp phải tình trạng da nhờn, lỗ chân lông to gây tự ti khi giao tiếp? Đây là vấn đề khá phổ biến và có thể được cải thiện đáng kể với một chế độ chăm sóc da phù hợp.

Nổi bật trang chủ
Những sao Việt gắn bó với sự nghiệp
22 Tháng 11, 2024

Bên cạnh hoạt động nghệ thuật, nhiều sao Việt còn đảm đương vai trò của một nhà giáo. Họ tham gia giảng dạy ở nhiều trường Đại học, Cao đẳng...trên khắp cả nước.

Đọc thêm
4 lần đổi nghệ danh của Hoài Lâm

4 lần đổi nghệ danh của Hoài Lâm

22 Tháng 11, 2024

Hoài Lâm trải qua 4 lần đổi nghệ danh sau khoảng 15 năm bước chân vào con đường ca hát.

Đội tuyển Việt Nam đón tin vui ở Asian Cup 2027

Đội tuyển Việt Nam đón tin vui ở Asian Cup 2027

22 Tháng 11, 2024

Đội tuyển Việt Nam được xếp vào nhóm hạt giống số một ở vòng loại Asian Cup 2027.

ICC ban hành lệnh bắt Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel

ICC ban hành lệnh bắt Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel

22 Tháng 11, 2024

Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav...

Lặng thầm vun vén cho học trò

Lặng thầm vun vén cho học trò

22 Tháng 11, 2024

Nhiều thầy, cô giáo dạy học ở những điểm trường vùng sâu, xa cũng đồng thời là người kết nối các nguồn, lo cho học...

Bảo tàng không phải là chỗ để giới trẻ 'phông bạt'

Bảo tàng không phải là chỗ để giới trẻ 'phông bạt'

22 Tháng 11, 2024

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khánh thành, miễn phí vé vào cửa trong những ngày qua đã thu hút lượng lớn người...

0.67609 sec| 2255.539 kb