Nguyên nhân và giải pháp cải thiện đau đầu thường xuyên
Cơ chế nào gây ra bệnh đau đầu
Đau đầu là dấu hiệu cảnh báo hệ thần kinh trong hoặc ngoài đang phản ứng lại với các yếu tố kích thích như do thiếu máu lên não, do tình trạng viêm nhiễm, do sự xâm lấn khối u, các bệnh lý gây căng, giãn, xoắn vặn mạch máu não… Vì vậy, nó có thể xuất phát từ nguyên nhân do bệnh lý hoặc không.
Thông thường, cơ chế gây đau đầu diễn ra theo 2 con đường chính:
- Do thực thể bị tổn thương, làm tăng sinh các chất trung gian hóa học như kinin, prostaglandin, serotonin,... tác động lên các thụ cảm thể đau và gây ra triệu chứng đau đầu.
- Do thực thể bị tổn thương làm kích thích cơ học lên thụ cảm thể đau, ví dụ như phù nề, căng giãn hoặc xoắn vặn mạch máu có thể gây ra tình trạng đau đầu.
Nguyên nhân gây đau đầu thường xuyên
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu thường xuyên và thường chia ra thành 2 nhóm gồm bệnh lý và không do bệnh lý:
Đau đầu thường xuyên do bệnh lý
Một số căn bệnh có thể gây ra tình trạng đau đầu đó là:
- Bệnh viêm xoang
- Bệnh đau nửa đầu
- Tăng nhãn áp
- Thiếu máu
- Tai biến mạch máu não
- U não
- Nhiễm trùng não hoặc màng não
- Di chứng của chấn thương
- Một số bệnh lý mạn tính như: tăng huyết áp, đái tháo đường, lupus ban đỏ
Trong trường hợp đau đầu thường xuyên do các vấn đề bệnh lý trên, người bệnh cần thăm khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị bệnh lý đó thì tình trạng đau đầu mới có thể cải thiện.
Đau đầu không do vấn đề bệnh lý
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau đầu không do vấn đề bệnh lý đó chính là do chế độ sinh hoạt, làm việc không khoa học, cụ thể:
- Do căng thẳng, stress, lo âu kéo dài
- Do thay đổi hormone ở một số giai đoạn đặc thù của phụ nữ như giai đoạn sau sinh, giai đoạn tiền mãn kinh, hoặc ở trong chu kỳ kinh nguyệt
- Do sử dụng một số loại chất kích thích như cà phê, bia, rượu… hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc
- Do cơ thể bị mất nước, gây thiếu máu, khiến não không có đủ oxy và dưỡng chất
- Do chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi không hợp lý, hay thức khuya.
Đau đầu có thể do nhiều nguyên nhân
Đau đầu thường xuyên có cần đi khám?
Nếu cơn đau đầu diễn ra thường xuyên và liên tục trong một thời gian dài, cơn đau càng trở nên tồi tệ, ngay cả khi sử dụng thuốc giảm đau và khó có thể rời xa thuốc giảm đau thì bạn nên đi gặp bác sĩ sớm.
Một số dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng khi bị đau đầu thường xuyên cần lưu ý đó là:
- Cường độ đau dữ dội, cơn đau xuất hiện nhiều lần
- Sốt cao, buồn nôn, nôn, cứng cổ
- Choáng váng, đầu óc không minh mẫn, khó di chuyển
- Đau đầu xảy ra sau một đợt bị chấn thương
Phương pháp cải thiện tình trạng đau đầu thường xuyên
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu, người bệnh có thể được chỉ định một số phương pháp sau:
1. Sử dụng thuốc Tây
Một số loại thuốc có thể giúp ngăn ngừa hoặc điều trị đau đầu thường xuyên là:
- Thuốc giảm đau có chứa paracetamol
- Thuốc chống trầm cảm - dành cho những người bị trầm cảm hoặc hay lo lắng gây đau đầu kéo dài
- Thuốc chẹn beta
- Thuốc kháng viêm không steroid
- Thuốc chống động kinh
Các loại thuốc này mặc dù giúp cải thiện nhanh tình trạng đau đầu, tuy nhiên có nhiều tác dụng phụ không mong muốn như làm hại gan, thận, dạ dày, làm nổi mề đay, dị ứng… Vì vậy, người bệnh đau đầu thường xuyên chỉ nên sử dụng các loại thuốc này dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý dùng để tránh gặp phải tác dụng phụ của thuốc.
Dùng thuốc tây để cải thiện tình trạng đau đầu thường xuyên
2. Phương pháp châm cứu
Phương pháp này sử dụng kim mỏng để châm vào một số huyệt đạo giúp giảm bớt tình trạng đau đầu.
3. Phương pháp massage
Massage đầu, cổ, vai gáy để lưu thông khí huyết giúp giảm bớt tình trạng căng thẳng, giảm đau đầu
4. Thay đổi lối sống
Thay đổi lối sống lành mạnh là điều cần thiết với tất cả các đối tượng hay bị đau đầu thường xuyên. Để cơ thể được nghỉ ngơi thoải mái, tạm gác công việc bộn bề, tránh ngồi máy tính quá lâu, hạn chế dùng các loại chất kích thích... có thể giúp đầu óc được thư giãn, không phải nghĩ ngợi nhiều, từ đó giúp giảm bớt tình trạng đau đầu phần nào.
Người bệnh có thể uống nhiều nước, hoặc dùng các loại nước trái cây để bổ sung vitamin cho cơ thể, giúp cơ thể trở lại trạng thái cân bằng. Kết hợp với việc tập thể dục thường xuyên để gia tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
Nghỉ ngơi thư giãn giúp giảm bớt tình trạng đau đầu
5.Dùng thuốc hoạt huyết Đông y
Trong trường hợp đau đầu do máu lưu thông kém, người bệnh có thể sử dụng thuốc hoạt huyết Đông y để giúp máu lên não được lưu thông tốt, giúp giảm bớt tình trạng đau đầu thường xuyên.
Đông y có nhiều bài thuốc giúp trị bệnh đau đầu, nhưng không phải thuốc nào cũng giúp cải thiện được tình trạng đau đầu hiệu quả. Tuy hiếm nhưng cũng có bài thuốc hoạt huyết, bổ huyết bí truyền của lương y ở Tây Nguyên, đã được chứng minh hiệu quả qua nhiều thế hệ.
Bài thuốc này đã được chuyển giao cho Nhà máy dược phẩm Nhất Nhất ứng dụng và bào chế thành công thuốc Hoạt huyết Đông y dưới dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Hoạt huyết Đông y giúp bổ huyết, hoạt huyết, giúp phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não trong đó có chứng đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh…
Người bệnh có thể tìm mua sản phẩm tại các hiệu thuốc trên toàn quốc để sớm cải thiện tình trạng đau đầu thường xuyên.
HOẠT HUYẾT NHẤT NHẤT là thuốc, không phải thực phẩm chức năngBạn bị: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, khó ngủ, suy giảm trí nhớ do thiếu máu lên não? Đau nhức, mỏi vai gáy do thiếu máu đến vai gáy? Đau mỏi, tê bì chân tay do thiếu máu đến các chi? Xơ vữa động mạch, tai biến? Đã có Hoạt Huyết Nhất Nhất nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm