Tìm hiểu trào ngược dạ dày nên ăn gì vào bữa sáng
MỤC LỤC:
|
Trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch vị dạ dày bị trào ngược lên do chức năng co thắt của thực quản dưới bị suy giảm. Đây là bệnh lý tiêu hoá khá phổ biến, không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn có nguy cơ gây biến chứng nếu không được điều trị kịp thời.
Dấu hiệu trào ngược dạ dày thường gặp
Ợ nóng, ợ chua hoặc ho trớ là những dấu hiệu dễ gặp ở hầu hết các bệnh nhân trào ngược dạ dày. Ngoài ra, còn một số biểu hiện khác là:
- Cảm giác nóng rát vùng giữa ngực và họng.
- Thường xuyên buồn nôn hoặc nôn.
- Hôi miệng và cảm giác có vị đắng trong miệng do dịch mật.
- Đau âm ỉ tại khu vực thượng vị dưới xương sườn.
- Tiết nước bọt liên tục.
- Ăn khó tiêu, chán ăn hoặc ăn không ngon miệng.
- Đau họng, ho khan dễ nhầm lẫn với tình trạng viêm họng thông thường.
Người bị trào ngược dạ dày xuất hiện triệu chứng ợ chua, ợ nóng khó chịu
Trào ngược dạ dày nên ăn gì vào bữa sáng?
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp không chỉ giúp giảm áp lực lên dạ dày mà còn hỗ trợ quá trình điều trị, hồi phục hiệu quả hơn.
Vậy bữa sáng lý tưởng cho người bị trào ngược dạ dày nên có những gì? Dưới đây là những thực phẩm giúp nhẹ bụng, dễ tiêu hóa và tốt cho dạ dày mà bạn có thể tham khảo!
Yến mạch – nguồn dinh dưỡng nhẹ nhàng cho dạ dày
Yến mạch là thực phẩm giàu chất xơ, dễ tiêu hóa, giúp tạo cảm giác no lâu. Các loại cháo yến mạch hoặc yến mạch kết hợp với sữa chua, sữa tươi là lựa chọn phù hợp cho người trào ngược dạ dày. Ngoài ra, đây cũng là thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe người mắc đái tháo đường, tăng huyết áp, cholesterol cao.
Bánh mì – thực phẩm hấp thụ axit dạ dày hiệu quả
Bánh mì giúp hấp thụ axit dạ dày hiệu quả
Bánh mì là lựa chọn quen thuộc với người bị trào ngược dạ dày nhờ khả năng hấp thụ dịch vị axit dư thừa trong dạ dày. Không chỉ giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày, bánh mì còn là nguồn cung cấp năng lượng lý tưởng cho bữa sáng. Bạn có thể kết hợp bánh mì với mứt, trứng hoặc sữa tươi để bữa sáng thêm phong phú và ngon miệng hơn.
Sữa – hỗ trợ làm dịu niêm mạc dạ dày
Sữa tươi với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, giàu protein, canxi, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Sữa hấp thu vào dạ dày sẽ giúp trung hòa dịch vị dư thừa và hỗ trợ làm lành, hồi phục các niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Từ đó, giúp cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra. Tuy nhiên, khi sử dụng sữa cho người trào ngược dạ dày cần lưu ý:
- Uống sữa sau bữa ăn khoảng 30 - 60 phút, không uống khi bụng đói.
- Sử dụng sữa ấm để thư giãn cơ dạ dày, giảm đau do co thắt.
- Hạn chế dùng nếu có tiền sử dị ứng sữa.
Sữa chua – tăng cường lợi khuẩn, tốt cho tiêu hóa
Nhiều người lo lắng rằng sữa chua lên men có thể làm trầm trọng hơn tình trạng trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, đây lại là thực phẩm giúp cải thiện hệ tiêu hóa, làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày. Bạn có thể ăn sữa chua không đường hoặc kết hợp với yến mạch, trái cây tươi ít axit để bổ sung dinh dưỡng cho bữa sáng.
Ngũ cốc – nguồn chất xơ và axit amin dồi dào
Ngoài yến mạch thì các loại ngũ cốc như đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành, đậu phộng, hạt diêm mạch,... với thành phần giàu chất xơ giúp cung cấp năng lượng và hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hoá. Đồng thời, các loại axit amin trong ngũ cốc cũng giúp phục hồi và cải thiện vết viêm loét dạ dày hiệu quả.
Bên cạnh đó, các loại hạt chứa nhiều chất béo có lợi omega 3, omega 6 như hạt điều, óc chó, hạnh nhân, mắc ca,... cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch.
Trái cây ít axit – bảo vệ niêm mạc dạ dày
Ợ nóng, ợ chua hoặc ho trớ là những dấu hiệu dễ gặp ở hầu hết các bệnh nhân trào ngược dạ dày. Ngoài ra, còn một số biểu hiện khác là:
- Cảm giác nóng rát vùng giữa ngực và họng.
- Thường xuyên buồn nôn hoặc nôn.
- Hôi miệng và cảm giác có vị đắng trong miệng do dịch mật.
- Đau âm ỉ tại khu vực thượng vị dưới xương sườn.
- Tiết nước bọt liên tục.
- Ăn khó tiêu, chán ăn hoặc ăn không ngon miệng.
- Đau họng, ho khan dễ nhầm lẫn với tình trạng viêm họng thông thường.
Trứng – giàu protein, tốt cho tiêu hóa
Trứng là lựa chọn lý tưởng để bổ sung protein cho bữa sáng, hỗ trợ quá trình tiêu hoá ở người bị trào ngược dạ dày. Bạn có thể chế biến trứng luộc, trứng hấp, trứng chiên hoặc kết hợp với bánh mì để có một bữa sáng nhanh gọn và đủ chất. Tuy nhiên, mỗi tuần bạn chỉ nên ăn 2 - 3 quả trứng và hạn chế ăn lòng đỏ để tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
Lưu ý: Chế độ ăn uống hợp lý là chìa khóa quan trọng giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày, tuy nhiên, thực phẩm không thể thay thế được thuốc điều trị. Do đó, người bệnh dạ dày cũng cần tham khảo dùng thuốc dạ dày để điều trị bệnh.
Thuốc Dạ Dày từ thảo dược – giải pháp cho người bệnh dạ dày
Đông y có bài thuốc trị bệnh dạ dày hiệu quả, với thành phần gồm các thảo dược như bán hạ, cam thảo, chè dây, can khương, hương phụ, khương hoàng, mộc hương, trần bì… Sự kết hợp của các thảo dược này có tác dụng hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống.
Nhờ tác dụng 4 trong 1, bài thuốc thường được dùng trong các trường hợp viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, đau rát vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, cảm giác khó chịu ở dạ dày, điều trị rối loạn tiêu hóa, sôi bụng, chướng bụng, ăn uống chậm tiêu, ăn không ngon.
Hiện nay, bài thuốc dạ dày hiệu quả này đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy đạt GMP-WHO, tạo nên Thuốc Dạ Dày dạng viên nén tiện sử dụng và dễ bảo quản.
Thuốc Dạ Dày dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bệnh dạ dày có thể tham khảo sử dụng.
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO, thuốc DẠ DÀY NHẤT NHẤT
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 18e/2023/XNQC/YDCT ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm