Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi được không?
MỤC LỤC Nguyên nhân gây bệnh trĩ sau sinh Triệu chứng bệnh trĩ sau sinh Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi được không? Cách điều trị bệnh trĩ sau sinh Phòng ngừa bệnh trĩ sau sinh như thế nào |
Nguyên nhân gây bệnh trĩ sau sinh
Bệnh trĩ là tình trạng sưng, viêm hoặc lòi ra của các tĩnh mạch ở hậu môn. Sau sinh, nhiều phụ nữ dễ mắc phải bệnh này do một số nguyên nhân chủ yếu:
- Áp lực trong quá trình sinh con: Quá trình chuyển dạ và sinh con đòi hỏi sản phụ phải rặn nhiều, điều này tạo áp lực lớn lên vùng hậu môn và trực tràng.
- Thay đổi hormone: Sự thay đổi nội tiết tố sau sinh, đặc biệt là sự gia tăng progesterone, có thể làm giãn các tĩnh mạch, bao gồm cả tĩnh mạch ở vùng hậu môn.
- Táo bón sau sinh: Sau sinh, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng táo bón do thay đổi nội tiết tố, chế độ ăn uống không phù hợp, hoặc do tác dụng phụ của thuốc giảm đau.
- Tăng cân trong thai kỳ: Việc tăng cân nhanh chóng trong thời gian mang thai cũng làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch, khiến chúng dễ bị tổn thương và phình to.
- Thai nhi lớn: Trong quá trình thai sản, nếu thai nhi quá lớn có thể tạo áp lực lên vùng trực tràng hậu môn, cản trở quá trình lưu thông máu.
Sau sinh, nhiều bà mẹ có thể bị trĩ do những thay đổi của cơ thể
Triệu chứng bệnh trĩ sau sinh
Các triệu chứng của bệnh trĩ sau sinh thường khá rõ rệt, bao gồm:
- Đau, ngứa, rát ở hậu môn: Đây là triệu chứng phổ biến mà nhiều bà mẹ mới sinh thường gặp phải.
- Ra máu khi đi vệ sinh: Máu thường xuất hiện khi đi ngoài và có thể nhỏ giọt hoặc dính trên giấy vệ sinh.
- Sưng hoặc lòi búi trĩ: Búi trĩ có thể lòi ra ngoài hậu môn hoặc gây cảm giác nặng nề, khó chịu.
- Cảm giác có vật lạ trong hậu môn: Đôi khi, bệnh nhân cảm thấy như có một khối u nhỏ ở hậu môn.
Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi được không?
Bệnh trĩ sau sinh là tình trạng thường gặp ở nhiều phụ nữ. Tuy nhiên, việc bệnh trĩ có tự khỏi sau sinh hay không còn tùy thuộc vào mức độ, tình trạng của bệnh cũng như chế độ sinh hoạt và sức khỏe của người mẹ.
Trường hợp trĩ nhẹ
Trong nhiều trường hợp, nếu bệnh ở mức độ nhẹ, trĩ sau sinh có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần nếu phụ nữ thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt.
Việc bổ sung chất xơ, uống nhiều nước, và tránh táo bón có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Trường hợp trĩ nặng
Trĩ mức độ nặng hoặc có tình trạng sa búi trĩ, hoặc gây nhiều triệu chứng như đau đớn, chảy máu, hoặc nhiễm trùng, sẽ không thể tự khỏi nếu không có sự can thiệp điều trị đúng cách và kịp thời.
Nếu gặp phải tình trạng trên, các mẹ nên nhanh chóng tới bệnh viện để được hỗ trợ sớm.
Cách điều trị bệnh trĩ sau sinh
Việc điều trị sớm và đúng cách là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát tình trạng trĩ hay táo bón sau sinh. Một số biện pháp điều trị trĩ cho bà mẹ sau sinh an toàn và có hiệu quả cao đó là:
1. Điều trị bằng thuốc Tây
Kem bôi và thuốc mỡ: Các loại kem bôi và thuốc mỡ chứa corticosteroid hoặc lidocaine có thể giúp giảm đau, ngứa và sưng.
Thuốc làm mềm phân: Thuốc làm mềm phân có thể giúp giảm táo bón và làm cho việc đi đại tiện dễ dàng hơn.
Thuốc giảm đau: Paracetamol hoặc ibuprofen có thể được sử dụng để giảm đau.
2. Các biện pháp hỗ trợ không dùng thuốc
Chườm lạnh
Chườm đá lạnh bọc trong khăn mềm lên vùng hậu môn trong 10-15 phút, vài lần mỗi ngày, giúp giảm sưng và đau.
Ngâm nước ấm
Ngâm vùng hậu môn trong nước ấm khoảng 10-15 phút, 2-3 lần mỗi ngày, giúp giảm đau và thư giãn cơ hậu môn.
Vệ sinh vùng hậu môn
Sử dụng giấy vệ sinh mềm mại, không mùi hoặc khăn ướt để vệ sinh sau khi đi đại tiện. Rửa sạch vùng hậu môn bằng nước ấm và xà phòng nhẹ, sau đó lau khô bằng khăn mềm.
Ngâm nước ấm giúp giảm đau và thư giãn cơ hậu môn
Thay đổi chế độ ăn uống
Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.
Uống đủ nước, từ 2-3 lít mỗi ngày để giúp tiêu hóa dễ dàng, làm mềm phân và tránh táo bón.
Hạn chế đồ ăn cay nóng, dầu mỡ và đồ uống có cồn.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu.
Tập thể dục nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ hoặc bơi lội, tránh căng thẳng và ngủ đủ giấc.
Đi vệ sinh đúng cách: đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, không rặn khi đi đại tiện, không đi vệ sinh quá lâu.
3. Thủ thuật can thiệp
Thắt dây cao su: Đây là một thủ thuật trong đó một dây cao su nhỏ được đặt xung quanh gốc của búi trĩ để cắt nguồn cung cấp máu, khiến búi trĩ co lại và rụng đi.
Tiêm xơ hóa: Một dung dịch hóa học được tiêm vào búi trĩ để làm co lại.
Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt trĩ có thể được thực hiện trong trường hợp trĩ nặng hoặc khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
4. Sử dụng bài thuốc Trĩ Đông y
Bài thuốc Trĩ Đông y là một trong những biện pháp điều trị trĩ và các triệu chứng của bệnh trĩ an toàn, hiệu quả. Các vị thuốc quen thuộc như Đảng sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Bạch truật, Thăng ma, Sài hồ, Trần bì, Cam thảo, Sen, Ý dĩ,... giúp giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.
Thuốc được dùng trong các trường hợp trĩ cấp tính với các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài…..; trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại, điều trị và dự phòng bệnh tái phát.
Bài thuốc Trĩ Đông y hiệu quả này đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, tạo thành Thuốc Trĩ dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Trĩ dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Phụ nữ sau sinh sau khi cai sữa cho con có thể tham khảo sử dụng.
Phòng ngừa bệnh trĩ sau sinh như thế nào
Mặc dù không thể phòng ngừa hoàn toàn, vì trĩ sau sinh có thể xảy ra do tác động từ hormon và áp lực tử cung, thai nhi. Tuy nhiên các mẹ hoàn toàn có thể chủ động cải thiện sức khỏe, tiêu hóa, giảm thiểu tối đa nguy cơ bị trĩ bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa sớm ngay từ khi mang thai:
Uống đủ 2-3 lít nước (tương đương 8 cốc nước) mỗi ngày;
Bổ sung thực phẩm có chứa nhiều chất xơ và vitamin trong chế độ ăn hàng ngày;
Luyện tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày, tránh ngồi hay nằm quá nhiều;
Đi vệ sinh đúng cách, không rặn mạnh, sử dụng ghế kê chân trong khi đi vệ sinh;
Tắm nước ấm và vệ sinh cơ thể đúng cách, giữ vùng hậu môn luôn sạch sẽ, khô ráo;
Tham khảo ý kiến của chuyên gia nếu cần.
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO Thuốc Trĩ Nhất Nhất
Thuốc Trĩ Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm