Đồng bộ chính sách đối với cán bộ quản lý giáo dục

Đồng bộ chính sách đối với cán bộ quản lý giáo dục
Thực tế cho thấy, chính sách đối với cán bộ quản lý giáo dục còn nhiều bất cập. Do đó, dự thảo Luật Nhà giáo cần làm rõ từng vấn đề.

Còn bất cập, hạn chế

Công tác trong ngành Giáo dục địa phương, ông Đinh Văn Khâm - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Bình nhận thấy, quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục, hồ sơ bổ nhiệm cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (CBQLCSGD) phổ thông còn hạn chế, bất cập. Chẳng hạn, về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, quy trình, thủ tục, hồ sơ bổ nhiệm CBQLCSGD phổ thông chưa có hệ thống quy định riêng. Khi thực hiện công tác bổ nhiệm còn giao thoa, dẫn chiếu quy định tại nhiều văn bản khác nhau, gây khó khăn.

Đồng bộ chính sách đối với cán bộ quản lý giáo dục
Một lớp học của Trường THPT Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: Website nhà trường

“Ngoài ra, Chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông được ban hành nhưng chưa thực sự gắn với công tác bổ nhiệm. Hiện, chưa có Chuẩn Phó Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông”, ông Đinh Văn Khâm viện dẫn và nêu bất cập khi phòng GD&ĐT không có vai trò tham mưu trong công tác bổ nhiệm đối với CBQLCSGD phổ thông thuộc phạm vi quản lý.

Để góp phần phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLCSGD phổ thông, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Bình đề xuất, cần đưa ra yêu cầu cụ thể đối với CBQLCSGD phổ thông; từ đó nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, tiêu chí đối với đội ngũ này sao cho phù hợp thực tiễn. Gắn các tiêu chuẩn vào quy định, quy trình, thủ tục, thành phần hồ sơ bổ nhiệm, miễn nhiệm CBQLCSGD phổ thông.

Mặt khác, phải nghiên cứu xây dựng hệ thống quy định riêng về công tác bổ nhiệm đối với CBQLCSGD phổ thông. Cùng đó, có cơ chế tăng cường vai trò, trách nhiệm của phòng GD&ĐT trong công tác tham mưu bổ nhiệm CBQLCSGD phổ thông thuộc phạm vi quản lý.

Theo ông Đinh Văn Khâm, dự thảo Luật Nhà giáo quy định, việc bổ nhiệm CBQLCSGD phải căn cứ vào cơ cấu, số lượng phù hợp với quy mô, đặc điểm của cơ sở giáo dục. Quy định này phù hợp với đặc thù của ngành Giáo dục.

Dự thảo luật cũng đưa ra Chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục. Đây là căn cứ để các cơ quan, tổ chức theo thẩm quyền xem xét, quyết định việc quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, công nhận, không công nhận chức vụ người đứng đầu cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, dự thảo luật chưa đề cập đến cấp phó và thiếu quy định Chuẩn cấp phó của người đứng đầu cơ sở giáo dục. Do đó, ông Đinh Văn Khâm đề nghị, cần có quy định Chuẩn cấp phó của người đứng đầu cơ sở giáo dục và gắn với công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm.

Đồng bộ để “nâng chất” đội ngũ nhà giáo

Trên cơ sở tổng quan về những yêu cầu mới đối với người đứng đầu cơ sở giáo dục, PGS.TS Trần Hữu Hoan - Phó Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục nhấn mạnh, dự thảo Luật Nhà giáo nêu rõ, Chuẩn (tiêu chuẩn) người đứng đầu cơ sở giáo dục là hệ thống phẩm chất, năng lực mà nhà giáo cần đạt được để thực hiện quyền và nghĩa vụ trong các cơ sở giáo dục.

Đồng bộ chính sách đối với cán bộ quản lý giáo dục
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Trường THPT Đức Hợp (Hưng Yên). Ảnh: TG.

Theo PGS.TS Trần Hữu Hoan, quy định tiêu chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục là pháp điển hóa yêu cầu về phẩm chất, năng lực người đứng đầu cần đạt nhằm thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, quản trị cơ sở giáo dục theo các lĩnh vực: Xây dựng sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển nhà trường/CSGD; Quản trị hoạt động và chất lượng giáo dục; Quản trị nhân sự; Quản trị tổ chức, hành chính; Quản trị tài chính; Quản trị cơ sở vật chất và công nghệ; Xây dựng môi trường giáo dục; Thực hiện quy định về dân chủ ở cơ sở và kiểm tra nội bộ cơ sở giáo dục.

Nếu chất lượng giáo dục không thể vượt qua chất lượng đội ngũ nhà giáo, thì chất lượng đội ngũ nhà giáo lại không thể vượt qua chất lượng các chính sách nhà giáo do cán bộ quản lý giáo dục xây dựng và tổ chức thực hiện, TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến - nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nêu quan điểm.

Vì vậy, trong các chủ trương đổi mới giáo dục luôn có xây dựng, nâng cao chất lượng một cách đồng bộ giữa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, trong đó có CBQLCSGD. Tuy nhiên, sự đồng bộ về chính sách không được đảm bảo, nhất là trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQLCSGD.

Khảo sát thực trạng đội ngũ CBQLCSGD từ năm 2004 cho thấy, CBQLCSGD chủ yếu là các nhà giáo được bổ nhiệm, điều động sang làm quản lý. Phần lớn có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn cao, trong công tác giáo dục.

CBQLCSGD là nhà giáo chọn hướng phát triển sự nghiệp của mình qua con đường quản lý. Với tư cách nhà giáo, họ được điều chỉnh trong thể chế, chính sách nhà giáo. Tuy nhiên, với tư cách nhà quản lý, họ cần được tiếp tục điều chỉnh trong khung pháp lý phù hợp và đồng bộ với giáo viên, từ đào tạo, bồi dưỡng, đến tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, thăng tiến và đãi ngộ.

TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến cho hay, Dự thảo Luật Nhà giáo đã có những quy định cần thiết về khung pháp lý này. Về định hướng chính sách, quy định “Có chính sách phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLGD và CBQLCSGD” tại Khoản 5 Điều 7 của Dự thảo.

Đi vào chính sách cụ thể, có quy định về chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục (Điều 14), chế độ làm việc của CBQLCSGD (Điều 27, khoản 2 và khoản 4), bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, công nhận, công nhận lại, không công nhận, miễn nhiệm CBQLCSGD (Điều 28 và 29), đánh giá CBQLCSGD (Điều 35, khoản 1).

Tuy nhiên, đối chiếu các quy định cụ thể nói trên với định hướng “Có chính sách phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLCSGD” thì chưa có sự đồng bộ cần thiết với chính sách phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, bao gồm chính sách về tuyển dụng, sử dụng, đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng.

Từ thực tiễn, TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến đề nghị, hoàn thiện thể chế, chính sách đối với CBQLCSGD trong Dự thảo Luật Nhà giáo theo một trong hai phương án: Phương án 1: Có một chương riêng về chính sách đối với CBQLCSG. Theo đó, bên cạnh chính sách đã có, cần xem xét bổ sung một số chính sách khác, bao gồm chính sách tuyển, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, hợp tác quốc tế, phát triển nghề nghiệp liên tục.

Phương án 2: Giữ nguyên các quy định hiện có trong dự thảo luật, bổ sung vào chương VI, mục 1, điều về đào tạo, bồi dưỡng CBQLCSGD. Trong đó, có các quy định về chương trình đào tạo, bồi dưỡng; đội ngũ nhà giáo làm công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQLCSGD; hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLCSGD.

 

Link gốc: https://giaoducthoidai.vn/dong-bo-chinh-sach-doi-voi-can-bo-quan-ly-giao-duc-post687995.html

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Bé ho có đờm phải làm sao? Giúp bố mẹ cách xử trí nhanh chóng

Bé ho có đờm phải làm sao? Giúp bố mẹ cách xử trí nhanh chóng

22-11-2024 07:40

Bé ho có đờm gây khó chịu, khó thở, mệt mỏi, quấy khóc, ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ. Vậy, bé ho có đờm phải làm sao?

Nổi bật trang chủ
Lặng thầm vun vén cho học trò
22 Tháng 11, 2024

Nhiều thầy, cô giáo dạy học ở những điểm trường vùng sâu, xa cũng đồng thời là người kết nối các nguồn, lo cho học sinh...

Đọc thêm
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

21 Tháng 11, 2024

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên...

Thưởng Tết năm 2025 dự kiến loanh quanh mức này

Thưởng Tết năm 2025 dự kiến loanh quanh mức này

21 Tháng 11, 2024

Bộ LĐTBXH và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã yêu cầu các doanh nghiệp lên phương án tính toán, cân đối lo thưởng...

Ông Trump chuẩn bị đàm phán với Moscow giữa tình hình nóng?

Ông Trump chuẩn bị đàm phán với Moscow giữa tình hình nóng?

21 Tháng 11, 2024

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump được nhận định chuẩn bị đàm phán với Moscow trong bối cảnh tên lửa ATACMS và Storm Shadow...

Song Joong Ki và bà xã ngoại quốc chào đón thêm một tiểu công chúa

Song Joong Ki và bà xã ngoại quốc chào đón thêm một tiểu công chúa

21 Tháng 11, 2024

Nam diễn viên Song Joong Ki và bà xã Katy Louise Saunders đã chính thức lên chức thêm một lần nữa.

HLV Amorim chỉ ra lý do khiến Man United sa sút

HLV Amorim chỉ ra lý do khiến Man United sa sút

21 Tháng 11, 2024

Ông Amorim khẳng định, nhiều HLV tiền nhiệm tại Man United không thành công vì họ phải làm việc dưới cái bóng của HLV Sir Alex....

0.87457 sec| 2272.148 kb