Định hướng nhân cách cho học sinh để giảm bạo lực học đường

Định hướng nhân cách cho học sinh để giảm bạo lực học đường
Bạo lực học đường là câu chuyện không mới, thế nhưng, tình trạng này xuất hiện ngày càng nhiều. Nhiều học sinh rơi vào tình trạng trầm cảm, rối loạn cảm xúc và thậm chí có hành vi hủy hoại bản thân.

Trầm cảm do bạo lực học đường

Sau gần 3 năm bị nhóm bạn học cùng lớp bắt nạt bằng lời nói, thậm chí đánh đập, lớp 8 (sinh năm 2010, tại huyện Krông Na, tỉnh Đắk Lắk) rơi vào trạng thái tinh thần không ổn định, muốn giải thoát bằng cách tự hủy hoại bản thân, rạch tay, tự tử…

Nữ sinh , ngay từ khi bước vào lớp 6, em đã bị một nhóm khoảng 10 bạn học cùng lớp bắt nạt. Nguyên nhân do em hiền, học lực khá… khiến các bạn không thích và đã có nhiều hành vi gây bạo lực. “Một lần, các bạn sử dụng tay, chân đánh đập, tát… vào mặt, bụng khiến em rất đau đớn. Khoảng thời gian hai năm gần đây, các bạn sử dụng ngôn từ, lời nói để gây tổn thương. Đã có lần em đã xin mẹ chuyển lớp, nhưng không được”, nữ sinh chia sẻ.

Về phía gia đình, khi nghe con gái trải lòng về việc bị bạo lực học đường một thời gian dài, người mẹ rất ngạc nhiên. Bà B.T.N (phụ huynh nữ sinh) cho biết, trước đây cháu có xin gia đình cho chuyển lớp nhưng bà chỉ nghĩ cháu đòi hỏi nên cũng bỏ qua. Gần đây, thấy con có biểu hiện bất thường, nhà trường gọi lên thông báo cháu đi học tự rạch tay nên mới đưa cháu đến tâm thần tỉnh Đắk Lắk để khám và được các bác sỹ yêu cầu nhập viện.

“Gia đình có hỏi nhưng cháu không nói rõ lý do, cũng chỉ biết cháu đi học bị các bạn không thích vì học lực khá hơn”, phụ huynh chia sẻ.

Theo Bác sỹ Nguyễn Thị Bé, Trưởng Khoa Khám - Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện tâm thần tỉnh Đắk Lắk, bị bắt nạt kéo dài khiến bệnh nhân luôn lo lắng, căng thẳng và sợ hãi, dễ cáu gắt. Khoảng 2 tuần trước khi nhập viện, bệnh nhân xuất hiện biểu hiện bất thường như rạch tay... Gia đình có đưa cháu đến khám và được các bác sỹ yêu cầu nhập viện. Thế nhưng, do chủ quan, phụ huynh đã cho con về. Sau đó 1 tuần, trẻ tiếp tục có biểu hiện dùng dao lam rạch nhiều vết ở tay, suy nghĩ tiêu cực, không muốn sống, định nhảy lầu tự tử... Gia đình tiếp tục đưa con đi khám lần hai và tiến hành nhập viện. Các bác sỹ chẩn đoán, nữ sinh bị trầm cảm nặng, có ý tưởng tự sát và hành vi tự hủy hoại.

"Em học sinh này đã có ý tưởng tự sát, dùng dao lam cắt tay. Trường hợp này đang ở giai đoạn trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần. Các bác sỹ vừa điều trị thuốc để giảm lo âu, chống trầm cảm vừa thực hiện các biện pháp tâm lý để em hiểu được bệnh và có cách khắc phục điều trị bệnh lâu dài, tránh tái phát", Bác sỹ Nguyễn Thị Bé thông tin.

Theo Bác sỹ Nguyễn Thị Bé, trường hợp của nữ sinh lớp 8 không phải duy nhất. Trung bình mỗi tháng, Khoa Khám - Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện tâm thần tỉnh Đắk Lắk tiếp nhận 4 đến 5 trường hợp trầm cảm lứa tuổi học sinh liên quan bạo lực học đường.

“Đây là con số khá nhiều, trong đó, một số trường hợp gia đình giấu bệnh hoặc học sinh không dám nói do lo sợ các bạn tấn công. Đây cũng là điều đáng lo ngại. Hầu hết các em đều giấu, khi tới đỉnh điểm có hành vi tự sát thì gia đình mới phát hiện”, bác sỹ Bé thông tin.

Cần can thiệp sớm

Định hướng nhân cách cho học sinh để giảm bạo lực học đường
Ảnh minh họa.

Theo Bác sỹ Nguyễn Thị Bé, trầm cảm ở lứa tuổi học đường xuất hiện rất nhiều, có thể do sang chấn tâm lý, áp lực học tập, bạo lực học đường, yếu tố gia đình, hoàn cảnh gia đình khó khăn… Trong trầm cảm có nhiều mức độ để điều trị; tùy vào từng trường hợp, các bác sỹ xây dựng phác đồ riêng để chữa trị. Bệnh nhân khó ngủ sẽ sử dụng thuốc an thần, hỗ trợ ngủ cho các em. Với trường hợp xuất hiện tình trạng loạn thần kinh, có hành vi tự sát thì phải sử dụng thuốc loạn thần. Bên cạnh đó, yếu tố tâm lý, giáo dục tâm lý dự phát là quan trọng nhất.

“Bạo lực học đường rất nguy hiểm. Ngay từ phía nhà trường cần giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện môi trường học tập tốt cho các em. Về phía gia đình phải quan tâm, lắng nghe, động viên con”, Bác sỹ Nguyễn Thị Bé khuyến cáo.

Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ cao cấp Cao Tiến Đức, Phó Chủ tịch Hội Tâm thần học Việt Nam, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cho biết, theo nhiều nghiên cứu, có khoảng 20% trẻ em và thanh thiếu niên mắc một hoặc nhiều chứng rối loạn tâm thần. nghiên cứu sức khỏe tâm thần vị thành niên Việt Nam do Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam thực hiện và công bố hồi cuối năm 2022 cũng chỉ ra, trong 12 tháng, có tới 21,7% số trẻ vị thành niên Việt Nam có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Phổ biến nhất là lo âu (18,6%), trầm cảm (4,3%), 1,4% trẻ vị thành niên cho biết có ý định tự sát. Trong đó, học sinh bị trầm cảm do bạo lực học đường cũng là vấn đề cần quan tâm.

Bạo lực học đường là những hành vi gây nên tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học bao gồm các hành vi như: Đánh nhau giữa các học sinh, bứt tóc, xô đẩy, sử dụng lời nói tấn công gây xúc phạm, bôi nhọ, sỉ nhục, chế nhạo hoặc bắt người khác làm theo ý mình…

Bạo lực học đường gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thể chất và tinh thần của học sinh và cả bản thân các học sinh thực hiện hành vi bạo lực. Về tinh thần, trẻ sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý gây ra sự sợ hãi, lo âu, bất an, uất ức và bị ám ảnh. Trẻ trở nên lầm lì, ít nói, mất tự tin, luôn ở trong trạng thái lo lắng, ngại tiếp xúc với mọi người, lo sợ khi đến trường, có thể phát sinh hoặc làm nặng thêm các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Nạn nhân của bạo lực thường có xu hướng không thể tập trung học, lo sợ khi đến lớp, dẫn đến kết quả học tập sa sút. Trẻ bị bạo hành có thể ảnh hưởng quá trình phát triển tâm lý và thể chất lâu dài, thậm chí suốt đời hoặc dẫn đến tự sát. Hầu hết các em thường không kể về những áp lực và đe dọa từ bạo lực học đường với phụ huynh hay giáo viên.

Đặc biệt, theo các nghiên cứu, với những đứa trẻ có hành vi bạo lực hoặc lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ có nguy cơ cao mắc vào những tình huống nguy hiểm hơn khi lớn lên so với những đứa trẻ khác.

Theo Bác sỹ Cao Tiến Đức, học sinh trong độ tuổi từ 12-17 là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển thể chất và tâm lý. Trong giai đoạn này, tính cách đang hình thành và trẻ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố độc hại trong . Những kích thích và tác động xấu từ môi trường xung quanh có thể làm cho học sinh hình thành tâm lý bạo lực, gây ra nhiều vụ bạo lực học đường. Đôi khi chỉ bắt đầu từ những mâu thuẫn rất nhỏ trong giao tiếp hàng ngày như: Tranh chấp đồ đạc, nói xấu, hiểu nhầm hoặc xuất phát từ những bất ổn tâm lí trong gia đình; bị ảnh hưởng bởi những hành vi bạo lực từ

Để phòng, chống bạo lực học đường, Bác sỹ Cao Tiến Đức cho rằng, cần có sự phối hợp, chung tay không chỉ của học sinh mà còn có sự tham gia của gia đình, nhà trường và xã hội. Nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục cần tích cực hoàn thiện bộ rèn luyện kỹ năng sống và đưa bộ môn này vào trong nhà trường; tổ chức các hoạt động sân trường, tình nguyện mang tính hướng thiện và định hướng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh phát huy những đức tính tốt đẹp. Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn bạo lực học đường bằng cách quan tâm và giáo dục con cái, tạo ra một môi trường sống lành mạnh, yêu thương; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học.

 

Link gốc: https://baotintuc.vn/giao-duc/dinh-huong-nhan-cach-cho-hoc-sinh-de-giam-bao-luc-hoc-duong-20240609220309910.htm

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Quần thể Chùa Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn Kiếp Bạc trở thành Di sản Văn hóa thế giới

Quần thể Chùa Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn Kiếp Bạc trở thành Di sản Văn hóa thế giới

13-07-2025 16:34

Tối 12/7, tại thành phố Uông Bí (Quảng Ninh), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) chính thức công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới. Đây là niềm tự hào chung của ba tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương

Bài xem nhiều

Đáng chú ý

Nổi bật trang chủ
Những nàng hậu xinh đẹp, quyến rũ nhưng vẫn độc thân ở tuổi U40
13 Tháng 07, 2025

Mai Phương Thúy, Thùy Dung, Trương Thị May đều kín tiếng trong chuyện đời tư. Họ chưa từng lên xe hoa hoặc công khai xác nhận "nửa kia" của mình.

Đọc thêm
Triệt xóa nhóm cho gần 700 người ở Đà Nẵng vay lãi nặng

Triệt xóa nhóm cho gần 700 người ở Đà Nẵng vay lãi nặng

12 Tháng 07, 2025

Từ đầu năm 2023 đến nay, nhóm người này cho hơn 660 người tại Đà Nẵng vay với tổng số tiền trên 20 tỷ đồng,...

Lãnh tụ Khamenei: Iran đã giáng một đòn mạnh vào nước Mỹ

Lãnh tụ Khamenei: Iran đã giáng một đòn mạnh vào nước Mỹ

12 Tháng 07, 2025

Vào ngày 23 tháng 6 năm 2025, Iran đã tấn công căn cứ quân sự Al Udeid của Hoa Kỳ tại Qatar.

Bộ ảnh cưới đẹp như cổ tích của Đình Tú - Ngọc Huyền khiến cộng đồng mạng chao đảo

Bộ ảnh cưới đẹp như cổ tích của Đình Tú - Ngọc Huyền khiến cộng đồng mạng chao đảo

12 Tháng 07, 2025

Diễn viên Ngọc Huyền vừa tung bộ ảnh cưới đẹp như cổ tích khiến cộng đồng mạng chao đảo. Cặp đôi nhận mưa lời khen...

Tạm dừng vận hành phà quân sự khu vực cầu phao Phong Châu

Tạm dừng vận hành phà quân sự khu vực cầu phao Phong Châu

12 Tháng 07, 2025

Tạm dừng vận hành phà quân sự (thay thế cầu phao Phong Châu) qua sông Hồng từ 5h sáng 12/7/2025 do mực nước lên cao...

Tạm giữ hình sự nhóm 'cò mồi' tại cổng bệnh viện phụ sản Trung ương

Tạm giữ hình sự nhóm 'cò mồi' tại cổng bệnh viện phụ sản Trung ương

12 Tháng 07, 2025

Sáng 12/7, CATP Hà Nội cho biết đang tạm giữ hình sự 3 đối tượng để điều tra về vi phạm quy định về khám,...

Iran ra 'tối hậu thư' cực rắn cho Mỹ, ép Washington phải bồi thường, xin lỗi, cam kết an ninh

Iran ra 'tối hậu thư' cực rắn cho Mỹ, ép Washington phải bồi thường, xin lỗi, cam kết an ninh

12 Tháng 07, 2025

Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi tuyên bố, Tehran sẵn sàng quay lại bàn đàm phán với Mỹ về chương trình hạt nhân, nhưng...

Vụ bánh mỳ 208.000 đồng bán tại sân bay Nội Bài: Cục Hàng không vào cuộc

Vụ bánh mỳ 208.000 đồng bán tại sân bay Nội Bài: Cục Hàng không vào cuộc

12 Tháng 07, 2025

Cục Hàng không Việt Nam giao Cảng vụ hàng không miền Bắc chủ trì, phối hợp với sân bay Nội Bài xác minh, làm rõ...

Mỹ nhân đẹp nhất Trung Quốc năm 2025 và cuộc sống độc thân, kín tiếng ở tuổi U40

Mỹ nhân đẹp nhất Trung Quốc năm 2025 và cuộc sống độc thân, kín tiếng ở tuổi U40

12 Tháng 07, 2025

Ở tuổi 38, Lưu Diệc Phi vẫn là "tượng đài nhan sắc", được bình chọn là mỹ nhân đẹp nhất làng điện ảnh Hoa ngữ...

Du học mất sức hút tại Trung Quốc

Du học mất sức hút tại Trung Quốc

12 Tháng 07, 2025

Trung Quốc, từng là thị trường tuyển sinh dồi dào của các trường đại học quốc tế, đang đối mặt với bước ngoặt lớn.

Thủ tướng nước thuộc NATO tuyên bố thẳng: Ukraine và EU 'đã thua'

Thủ tướng nước thuộc NATO tuyên bố thẳng: Ukraine và EU 'đã thua'

12 Tháng 07, 2025

Nhà lãnh đạo Hungary cho biết phương Tây đã theo đuổi một chiến lược thất bại ở Ukraine và đang thúc giục quay trở lại...

Nam sinh đưa em đến điểm thi lớp 10 nhờ người trông hộ đỗ trường có

Nam sinh đưa em đến điểm thi lớp 10 nhờ người trông hộ đỗ trường có "tỉ lệ chọi" cao nhất Hà Nội

11 Tháng 07, 2025

Từng được biết đến với câu chuyện đưa em gái đến điểm thi rồi gửi người trông hộ, em Nguyễn Mạnh Đức, lớp 9A3, Trường...

Cái giá để tái thiết Ukraine là 1000 tỷ USD trong 14 năm

Cái giá để tái thiết Ukraine là 1000 tỷ USD trong 14 năm

11 Tháng 07, 2025

Giới lãnh đạo Kiev đã đưa ra một con số kinh người cho tham vọng khôi phục và tăng cường sức mạnh cho Ukraine, với...

Giải cứu nam thanh niên bị lừa bắt cóc, ép gia đình chuyển 220 triệu đồng

Giải cứu nam thanh niên bị lừa bắt cóc, ép gia đình chuyển 220 triệu đồng

11 Tháng 07, 2025

Ngày 11/7, Công an xã Đức Thịnh (Hà Tĩnh) vừa phát cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo mạo danh công an để thực hiện...

Thay đổi cách dạy giúp học sinh thích ứng với đề thi đổi mới

Thay đổi cách dạy giúp học sinh thích ứng với đề thi đổi mới

11 Tháng 07, 2025

Với đề thi tốt nghiệp THPT theo hướng đánh giá năng lực, nhà trường, thầy cô cần thay đổi cách dạy thế nào để học...

0.83858 sec| 2324.445 kb