Điều trị co cứng thành bụng viêm phúc mạc như thế nào?

Điều trị co cứng thành bụng viêm phúc mạc như thế nào?
Co cứng thành bụng là một trong những triệu chứng quan trọng trong việc chẩn đoán viêm phúc mạc. Việc xác định nguyên nhân và điều trị cần thực hiện càng sớm càng tốt.

Điều trị co cứng thành bụng viêm phúc mạc như thế nào?

Co cứng thành bụng là dấu hiệu viêm phúc mạc

MỤC LỤC 
Tổng quan về tình trạng co cứng thành bụng viêm phúc mạc
Nguyên nhân viêm phúc mạc cấp
Triệu chứng bệnh viêm phúc mạc cấp tính
Biến chứng của co cứng thành bụng viêm phúc mạc
Điều trị tình trạng co cứng thành bụng do viêm phúc mạc như thế nào?
Cách chăm sóc bệnh nhân viêm phúc mạc
Giảm đau do bệnh đại tràng nhờ thuốc đại tràng từ thảo dược

Tổng quan về tình trạng co cứng thành bụng viêm phúc mạc 

Đau bụng, vùng bụng co thắt âm ỉ hay co cứng thành bụng chính là triệu chứng không thể chủ quan, bởi có thể là “nguồn cơn” của tình trạng viêm phúc mạc cấp tính. 

Chức năng phúc mạc ổ bụng 

Phía dưới thực quản được nằm trong một khoang trong ổ bụng và được bao phủ bởi lá phúc mạc. 

Lá phúc mạc có 2 lớp là lá thành và lá tạng: lá thành nằm bọc lót mặt trong thành bụng, lá tạng bao phủ các tạng trong ổ bụng. 

Có 3 nếp là mạc treo treo ống tiêu hoá vào thành bụng; mạc chằng; mạc nối nối các tạng với nhau. 

Giữa lá thành và lá tạng có 1 khoang ảo chứa khoảng 80–100ml dịch. Dịch này vàng trong, có chứa nhiều protein, đảm bảo độ trơn láng của phúc mạc giúp 2 lá trượt lên nhau dễ dàng. Phúc mạc chứa mạch máu, mạch lympho và thần kinh.

Chức năng chính của phúc mạc là bảo vệ các cơ quan trong ổ bụng, đồng thời giữ các tạng trở nên vững chắc hơn.

Viêm phúc mạc gây co cứng thành bụng 

Viêm phúc mạc cấp là tình trạng viêm màng thanh dịch lót do nhiễm trùng khu trú tại một vùng hoặc toàn bộ phúc mạc.  

Tình trạng này thường là kết quả của nhiễm trùng vi khuẩn, nấm hoặc do hóa chất. Co cứng thành bụng là một trong những triệu chứng đặc trưng nhất của viêm phúc mạc cấp tính.

Người bệnh thường xuất hiện triệu chứng thành bụng nổi rõ những thớ cơ, bụng cứng như gỗ, cảm ứng phúc mạc. Khi ấn thấy đau, đau tăng khi ấn mạnh hơn, không di động theo nhịp thở.

Điều trị co cứng thành bụng viêm phúc mạc như thế nào?

Phúc mạc bình thường và phúc mạc bị viêm

Ai có nguy cơ bị viêm phúc mạc 

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh bao gồm: người có tiền sử bệnh viêm ruột, viêm túi thừa, loét dạ dày tá tràng. 

Nguyên nhân viêm phúc mạc cấp

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới phản ứng viêm phúc mạc cấp tính bao gồm các vấn đề tiêu hóa và các nguyên nhân ngoài tiêu hóa. 

Nguyên nhân tại đường tiêu hóa 

Loét niêm mạc: một vết loét nặng, không được điều trị đôi khi có thể gây thủng thành dạ dày hoặc tá tràng. Lỗ thủng làm cho dịch tiêu hóa và thức ăn rò rỉ vào khoang bụng.

Thủng ruột: ruột có thể bị tổn thương và thủng, làm cho dịch tiêu hóa và thức ăn rò rỉ vào khoang bụng. Nguyên nhân bao gồm: viêm túi thừa và các bệnh viêm nhiễm như bệnh Crohn.

Viêm ruột thừa: Thức ăn hoặc phân đôi khi có thể đọng lại bên trong ruột thừa và làm ruột thừa nhiễm vi khuẩn.

Nhiễm trùng, thủng túi mật: Nhiễm trùng nặng (viêm túi mật) có thể làm vỡ túi mật.

Viêm tụy: tuyến tụy bị viêm có thể trực tiếp gây viêm trong ổ bụng. Hai nguyên nhân chính gây ra viêm tụy là nghiện rượu và sỏi mật.

Các nguyên nhân khác

Mang thai ngoài tử cung: trứng sau khi thụ tinh làm tổ ở nơi khác thay vì trong buồng tử cung, thường gặp nhất là vòi trứng. 

Salpingitis – viêm ống dẫn trứng: Ống bị căng phồng tăng áp lực kèm theo dịch viêm cho đến khi vỡ ra.

Phẫu thuật ổ bụng: Nhiễm trùng là một biến chứng của bất kỳ loại phẫu thuật lớn nào.

Nhiễm trùng máu

Lọc máu: Vi khuẩn trên thiết bị lọc màng bụng có thể xâm nhập vào khoang bụng gây viêm phúc mạc.

Vết thương do dao đâm: vi khuẩn từ dao hoặc vật sắc nhọn khác xâm nhập vào khoang bụng.

Mở thông dạ dày – ruột cũng là một nguyên nhân gây bệnh.

Triệu chứng bệnh viêm phúc mạc

Các triệu chứng phổ biến của viêm phúc mạc bao gồm:

Đau bụng: Đau bụng dữ dội hơn khi cử động hoặc chạm vào, thường được mô tả là có phản ứng thành bụng.
Bụng đầy hơi hoặc trướng.
Buồn nôn và nôn.
Tiêu chảy hoặc táo bón hoặc không đánh hơi được (bí trung tiện).
Mệt mỏi, chán ăn.
Có thể có sốt và ớn lạnh, rét run.
Những dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh nghiêm trọng bao gồm:
Tiểu ít, thiểu niệu là nhỏ hơn 400ml/24 giờ hoặc có cảm giác khát nước.
Bụng cứng như khúc gỗ.
Ở người đang thẩm phân phúc mạc, dịch thẩm tách có thể có màu đục hoặc có các đốm trắng hoặc vón cục.
Dấu hiệu của sốc: tụt huyết áp, mạch nhanh, da – niêm mạc nhợt, chân tay lạnh

Biến chứng của co cứng thành bụng viêm phúc mạc

Khi xuất hiện triệu chứng co cứng thành bụng, điều này cho thấy bệnh có thể đang ở giai đoạn nặng.
 
Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể xâm nhập vào máu, gây sốc và tổn thương các cơ quan khác.

Các biến chứng tiềm ẩn mà người bệnh có thể gặp bao gồm:

Áp xe trong ổ bụng.
Dính phúc mạc 
Tắc ruột
Mất nước và rối loạn điện giải.
Nhiễm trùng huyết
Bệnh não gan
Hội chứng gan thận  
Suy đa tạng 
Sốc và nặng nhất là tử vong.

Điều trị tình trạng co cứng thành bụng do viêm phúc mạc như thế nào?

Việc điều trị viêm phúc mạc phụ thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh trong từng trường hợp cụ thể.

Điều trị kịp thời có vai trò quyết định trong việc ngừa biến chứng và giảm tỷ lệ tử vong. 

Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng và thuốc giảm đau. Việc điều trị kháng sinh cần tùy từng người bệnh và kháng sinh đồ.

Ngoài ra có thể kết hợp thêm các biện pháp hỗ trợ khác như: ức chế phản ứng viêm, tránh mất nước, ngừa viêm phổi thứ phát sau viêm phúc mạc và hỗ trợ chức năng gan thận. 

Một số bệnh nhân có thể cần được dẫn lưu áp xe qua da để tăng cường liệu pháp kháng khuẩn.

Trong trường hợp thành bụng co cứng do áp xe hoặc viêm ruột thừa, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật để giải quyết.

Điều trị co cứng thành bụng viêm phúc mạc như thế nào?

Phẫu thuật có thể giúp giải quyết cơn co cứng thành bụng

Cách chăm sóc bệnh nhân viêm phúc mạc

Bệnh nhân viêm phúc mạc sau khi điều trị cần được đặc biệt quan tâm, ảnh hưởng tới tốc độ phục hồi và ngăn ngừa tái phát.

Về dinh dưỡng

Trong quá trình điều trị và phục hồi bệnh, để cơn đau giảm dần cũng như cơ thể vẫn đủ sức dung nạp thuốc đặc trị, bệnh nhân nên ăn cháo, súp lỏng không nhiều gia vị, dầu mỡ và chế biến đơn giản nhất có thể.

Hạn chế đồ ăn có nhiều gia vị, thức ăn quá cứng hoặc khó tiêu hóa. Thay vì đó, ăn không gia vị, đồ ăn mềm và dễ tiêu hóa. 

Tuyệt đối không ăn thực phẩm chế biến sẵn, khó tiêu, đặc biệt nên bổ sung nhiều thịt heo nạc, cá, rau củ.

Ngoài ra, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, giảm lượng thức ăn trong mỗi bữa để giảm tải cho hệ tiêu hóa.

Về chế độ sinh hoạt

Hạn chế hoạt động mạnh, không co chân hay gập bụng sau khi điều trị cho đến khi sức khỏe được phục hồi hoàn toàn. 

Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần, thăm khám lại theo đúng lịch chỉ định của bác sĩ.

Ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng, stress có thể kích thích tới hệ tiêu hóa và gây đau.

Khi sức khỏe đã ổn định có thể tập các bài tập phục hồi chức năng, hoặc các bài tập thư giãn, yoga để cải thiện tinh thần và sức khỏe.

Giảm đau do bệnh đại tràng nhờ thuốc đại tràng từ thảo dược

Đông y quan niệm bệnh đại tràng thuộc phạm trù các chứng tiết tả, kiết lỵ, hưu tức lỵ, việc điều trị cần quan tâm đến cả nguyên nhân và gốc rễ của bệnh. 

Việc điều trị theo các phương pháp cổ truyền thường được ưa chuộng do độ an toàn, lành tính và không gây ảnh hưởng khi sử dụng lâu dài.

Viêm đại tràng, co thắt đại tràng là nguyên nhân phổ biến dẫn tới viêm phúc mạc cấp và co cứng thành bụng.

Đông y có bài thuốc chữa bệnh đại tràng kết hợp theo nguyên lý mang tới hành khí, hoà vị, giáng nghịch, chỉ thống. Nhờ tác dụng 4 trong 1, bài thuốc có tác dụng trị viêm đại tràng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống...

Hiện nay, bài thuốc đại tràng này đã được chuyển giao sản xuất thành Thuốc Đại Tràng dạng viên nén tiện dụng.

Thuốc Đại Tràng dạng viên nén tiện dụng hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị đau bụng, co cứng thành bụng do bệnh đại tràng có thể tham khảo sử dụng.

Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, thuốc ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT

Điều trị co cứng thành bụng viêm phúc mạc như thế nào?Thành phần (cho 1 viên nén bao phim):
Cao khô hỗn hợp dược liệu 337,5mg tương đương với: Hoạt thạch (Talcum) 75mg, Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae) 450mg, Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae) 450mg, Cam thảo (Radix Glycyrrhizae) 225mg, Hậu phác (Cortex Magnoliae officinalis) 300mg, Hoàng liên (Rhizoma Coptidis) 675mg, Mộc hương (Radix Saussureae lappae) 600mg, Ngũ bội tử (Galla chinensis) 450mg, Xa tiền tử (Semen Plantaginis) 225mg. Tá dược vừa đủ 1 viên.

Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng:  Hành khí, hoà vị, giáng nghịch, chỉ thống.
Chỉ định: Trị viêm đại tràng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống.

Liều dùng - Cách dùng: Nên uống vào lúc đói
Trẻ em 3 - 15 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên
Từ 15 tuổi trở lên và người lớn: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
Với bệnh mãn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.

Chống chỉ định: Trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai.
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Số giấy xác nhận nội dung thuốc: 20/2022/XNQC/YDCT ngày 10/10/2022
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG

 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Nổi bật trang chủ
Không có con, người phụ nữ vào bệnh viện bắt cóc bé sơ sinh về nuôi
28 Tháng 09, 2024

Lợi dụng lúc mọi người không chú ý, người phụ nữ đã lẻn vào phòng ở bệnh viện bắt cóc bé trai sơ sinh để đem về nhà nuôi.

Đọc thêm
PGS.TS Trần Trí Trắc - cây đại thụ của nền sân khấu Việt Nam qua đời

PGS.TS Trần Trí Trắc - cây đại thụ của nền sân khấu Việt Nam qua đời

28 Tháng 09, 2024

Thông tin từ gia đình cho biết, PGS.TS Trần Trí Trắc – chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu, lý luận phê bình sân khấu...

Những MC, BTV nổi tiếng của VTV có học vị Tiến sĩ

Những MC, BTV nổi tiếng của VTV có học vị Tiến sĩ

27 Tháng 09, 2024

Liên tục xuất hiện trong những sự kiện, chương trình quan trọng của nhà đài, ba MC, BTV của VTV là nhà báo Tạ Bích...

Cựu danh thủ Lê Công Vinh có bằng HLV chuyên nghiệp

Cựu danh thủ Lê Công Vinh có bằng HLV chuyên nghiệp

27 Tháng 09, 2024

Cựu tiền đạo Lê Công Vinh đã hoàn thành khóa học huấn luyện viên chứng chỉ ‘C’ AFC/VFF.

Quảng Nam miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến lớp 12

Quảng Nam miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến lớp 12

27 Tháng 09, 2024

Quảng Nam quyết định chi hơn 158 tỷ đồng hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông trong 2 năm học...

Hoa hậu Kỳ Duyên khẳng định đẹp tự nhiên, không phẫu thuật thẩm mỹ

Hoa hậu Kỳ Duyên khẳng định đẹp tự nhiên, không phẫu thuật thẩm mỹ

27 Tháng 09, 2024

Hoa hậu Kỳ Duyên đã lên tiếng phủ nhận việc bản thân từng 'can thiệp dao kéo' để cải thiện nhan sắc...

0.68532 sec| 2283.508 kb