Tìm hiểu cách điều trị bệnh viêm dạ dày tá tràng
MỤC LỤC:
Viêm dạ dày tá tràng theo quan điểm Tây y
Viêm dạ dày tá tràng theo quan điểm của Y học cổ truyền
Điều trị bệnh viêm dạ dày tá tràng kết hợp Đông y và Tây y
Viêm dạ dày tá tràng theo quan điểm Tây y
Y học hiện đại định nghĩa bệnh viêm dạ dày tá tràng là một bệnh tiêu hóa do sự tổn thương của lớp niêm mạc của dạ dày.
Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày tá tràng
Nguyên nhân gây bệnh là do sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công (acid HCl, pepsin, vi khuẩn…) và yếu tố bảo vệ (chất nhầy, sự tái sinh của tế bào, mạng lưới mao mạch của niêm mạc…) của dạ dày - tá tràng.
Kết quả dẫn đến sự tăng tái hấp thu ngược chiều của ion H+ từ lòng dạ dày vào trong niêm mạc gây toan tại chỗ, phù nề và hoại tử mô, kéo theo sự tiêu protein gây viêm.
Các yếu tố nguy cơ gây viêm bao gồm:
· Chế độ ăn uống không hợp lý
· Căng thẳng thần kinh (stress) kéo dài
· Dùng thuốc (thuốc chống viêm non- steroid và steroid)
· Rối loạn nội tiết (tuyến yên, thượng thận)
· Thể trạng, di truyền, yếu tố miễn dịch...
Triệu chứng bệnh viêm dạ dày tá tràng
Người bệnh thường xuất hiện một số triệu chứng sau:
· Đau bụng vùng thượng vị
· Ợ hơi, ợ chua
· Nóng rát vùng dạ dày
· Buồn nôn, nôn
· Táo bón hoặc đầy bụng khó tiêu...
Khi nội soi dạ dày, phát hiện tình trạng viêm, phù nề, xung huyết hay có kèm loét, xuất huyết.
Dạ dày bình thường và dạ dày bị viêm
Viêm dạ dày tá tràng theo quan điểm của Y học cổ truyền
Y học cổ truyền quy bệnh viêm dạ dày tá tràng vào phạm vi của chứng Vị quản thống.
Để giải thích cho bệnh, sách “Nội kinh” có ghi: “Vị quản thống là chỉ vùng thượng vị đau âm ỉ hay dữ dội, đau từng cơn kèm theo có ợ hơi, ợ chua”.
Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày tá tràng
- Tình chí bị kích thích
Suy nghĩ tức giận quá độ kéo dài gây tổn thương ở can. Can không sơ thông, hoành nghịch phạm vị khiến cho vị bất hoà giáng mà sinh ra chứng can khí phạm vị hay can tỳ bất hoà.
Can khí ứ trệ kéo dài sinh ra can uất hoá hoả, hoả uất lâu ngày thì vị tích nhiệt làm tổn thương đến vị âm, gây tình trạng miệng khô đắng, người bệnh có cảm giác nóng rát vùng thượng vị.
- Ăn uống không điều độ
No đói thất thường hoặc ăn nhiều đồ cay, nóng, chua, lạnh dễ dẫn đến tổn thương tỳ vị.
Tỳ bất kiện vận, vị bất hoà giáng, khí cơ trở trệ gây đau tại thượng vị, nếu kéo dài sẽ gây hao tổn dương khí ở trung tiêu mà dẫn đến tỳ vị hư hàn.
- Tiên thiên bất túc
Do thận khí hư (thận dương khi sinh ra đã bất túc, không nuôi dưỡng được tỳ dương làm tỳ dương hư, gây vị khí ứ trệ và hư).
Do tỳ vị hư (bẩm tố hư yếu hoặc do làm việc khó nhọc vất vả, hoặc do hàn thấp nội sinh làm cho tỳ vị càng thêm thương tổn).
Nguyên nhân gây viêm dạ dày – tá tràng theo Y học cổ truyền
Các thể bệnh viêm dạ dày tá tràng
Đông y chia chứng vị quản thống thành 2 thể chính là can khí phạm vị và tỳ vị hư hàn.
Trong thể can khí phạm vị lại chia thành ba thể nhỏ là khí trệ, hỏa uất và huyết ứ.
Can khí phạm vị:
- Thể trí trệ: Đau bụng vùng thượng vị thành cơn, đau lan ra mạn sườn, có khi đau lan ra sau lưng, bụng đầy chướng nhiều và ấn đau (cự án); Hay ợ chua, ợ hợi, khi ợ hơi được thì đỡ đau; Chất lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng mỏng.
- Thể hỏa uất: Đau thượng vị nhiều, đau nóng rát, cự án; Ợ chua nhiều, miệng khô đắng; Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng; Mạch huyền sác.
- Thể huyết ứ: Đau dữ dội ở một vị trí nhất định vùng thượng vị, cự án; Trên lâm sàng chia thành 2 trường hợp: thực chứng và hư chứng. Thực chứng: Nôn ra máu, đi ngoài phân đen, môi đỏ lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch huyền sác hữu lực (bệnh thể cấp). Hư chứng: Nếu chảy máu nhiều kèm theo sắc mặt nhợt nhạt, người mệt mỏi, môi nhợt, chân tay lạnh, ra mồ hôi, chất lưỡi bệu có ứ huyết, rêu lưỡi nhuận. Mạch hư đại hoặc tế sáp (bệnh thể hoãn).
Tỳ vị hư hàn:
- Đau thượng vị âm ỉ, đau liên miên, gặp lạnh đau tăng, khi đau thích xoa bóp, chườm nóng.
- Nôn nhiều, nôn ra nước trong.
- Kèm theo sợ lạnh, tay chân lạnh, ăn kém, thích ăn đồ ấm nóng.
- Bụng đầy thường xuyên, đại tiện lỏng nát.
- Chất lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi trắng.
- Mạch trầm nhược.
Điều trị bệnh viêm dạ dày tá tràng kết hợp Đông y và Tây y
Xu hướng hiện nay trong điều trị bệnh viêm dạ dày tá tràng là kết hợp cả Đông y và Tây y.
Nếu Tây y có hiệu quả trong việc điều trị triệu chứng trong các đợt cấp, thì Đông y lại hướng đến điều trị căn nguyên gây bệnh, giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Điều trị viêm dạ dày tá tràng theo Tây y
- Thuốc kháng axit: Giúp trung hòa axit trong dạ dày, làm giảm triệu chứng đau và khó chịu.
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Giảm sản xuất axit dạ dày mạnh mẽ hơn và lâu dài hơn thuốc kháng axit.
- Thuốc đối kháng histamine H2 (H2 blockers): Giảm sản xuất axit dạ dày.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động của axit.
- Kháng sinh: Được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori), một nguyên nhân phổ biến gây viêm loét dạ dày tá tràng.
Điều trị viêm dạ dày tá tràng theo Đông y
Y học cổ truyền có nhiều biện pháp điều trị viêm dạ dày trá tràng, tùy từng trường hợp và mức độ bệnh mà áp dụng cho phù hợp.
Châm cứu
Châm bổ hoặc cứu trên các huyệt vị: túc tam lý, nội quan, kỳ môn, dương lăng tuyền, trung quản, vị du...
Thời gian điều trị thường từ 7-10 ngày. Dùng máy điện châm kích thích điện lên huyệt, cắt cơn đau cho bệnh nhân. Châm mỗi ngày một lần các huyệt vị trên mỗi lần lưu kim từ 25 đến 30 phút.
Xoa bóp, bấm huyệt
Xoa bóp, bấm huyệt vào những vùng huyệt trên mỗi ngày một lần, mỗi lần kéo dài khoảng 30 phút.
Kết hợp với cứu các huyệt: Cứu cách gừng hoặc cách tỏi huyệt Trung quản, Chương môn, Nội quan, Túc tam lý thời gian 3-5 phút.
Dùng thuốc Dạ Dày Đông y
Bài thuốc dạ dày thường chứa các vị thuốc như: Bán hạ, Cam thảo, Chè dây, Can khương, Hương phụ, Khương hoàng, Mộc hương, Trần bì… được gia giảm và phối theo công thức bài thuốc bí truyền, hiệu quả, an toàn và lành tính khi sử dụng lâu dài.
Sự kết hợp các thành phần trong công thức mang tới tác dụng toàn diện, vừa hỗ trợ điều trị, phục hồi các tổn thương trên niêm mạc dạ dày, tá tràng, vừa tăng cường chức năng sơ tiết của các tạng Can - Tỳ - Vị, tái thiết lập và duy trì cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và tấn công.
Thuốc Dạ Dày Đông y đã đươc nghiên cứu sản xuất dưới dạng viên nén thuận tiện, có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với thuốc Tây y và các liệu pháp điều trị không dùng thuốc khác.
Thuốc Dạ Dày Đông y (ví dụ như Thuốc Dạ dày Nhất Nhất) có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người đang gặp các tình trạng như viêm, viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, đau rát vùng thượng vị; rối loạn tiêu hóa, đầy hơi khó tiêu có thể tham khảo và tìm mua tại nhà thuốc toàn quốc để sử dụng.
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO, thuốc DẠ DÀY NHẤT NHẤT Tác dụng: Chỉ định: |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm