Điểm lại 12 sự kiện và quyết sách ấn tượng của ngành giáo dục năm 2022

Điểm lại 12 sự kiện và quyết sách ấn tượng của ngành giáo dục năm 2022
Mở cửa trường học, đưa học động giáo dục trở lại bình thường; nhiều quyết sách và giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, giáo viên nghỉ việc; chương trình Giáo dục phổ thông... là những hoạt động, sự kiện nổi bật của ngành Giáo dục năm 2022.

Giáo dục năm 2022

1. Mở cửa trường học, đưa học động giáo dục trở lại bình thường 

Năm 2022 là năm ngành Giáo dục tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 suốt gần 3 năm liên tiếp. Trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước, ngành Giáo dục vừa chống dịch vừa kiên quyết mở trường học và thực hiện các biện pháp an toàn để mở cửa trường học trên toàn bộ 63 tỉnh/thành phố. Đến thời điểm tháng 4/2022, việc mở cửa trường học và các hoạt động trong nhà trường đã được trở lại bình thường. Mở cửa trường học và đưa học sinh quay trở lại trường học là quyết tâm lớn vủa Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của ngành Giáo dục. 

Cùng với việc mở cửa trường học là rất nhiều việc đã và đang được ngành Giáo dục triển khai nhằm củng cố những chỗ hổng kiến thức, kỹ năng, hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của dịch bệnh đối với chất lượng giáo dục. Những việc này có thể phải mất nhiều năm, song ngành Giáo dục xác định sẽ kiên trì và quyết tâm giải quyết. 

Điểm lại 12 sự kiện và quyết sách ấn tượng của ngành giáo dục năm 2022

Học sinh Hà Nội đi học lại sau dịch Covid-19. Ảnh: Tào Nga

2. Tích cực triển khai các gói hỗ trợ cho người dạy, người học chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19

Để khó khăn và hỗ trợ kịp thời đối với các cơ sở giáo dục, người dạy, người học, nhiều gói hỗ trợ đã được Chính phủ và ngành giáo dục triển khai như: gói hỗ trợ tín dụng cho học sinh, sinh viên; gói hỗ trợ tín dụng cho vay lãi suất ưu đãi đối với các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập; hỗ trợ với mức từ 2,2 triệu đồng hoặc 3,7 triệu đồng đối với giáo viên mầm non, tiểu học trường ngoài công lập khó khăn do Covid-19; gói hỗ trợ đầu tư triển khai chuyển đổi số... 

Các chính sách hỗ trợ vẫn đang tiếp tục được triển khai hiệu quả. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030”. 

3. Nhiều quyết sách và giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, giáo viên nghỉ việc

Bộ Chính trị đã duyệt giao cho ngành Giáo dục hơn 65.000 chỉ tiêu biên chế giáo viên từ nay đến năm 2026, riêng năm 2022 chỉ tiêu biên chế là hơn 27.000 giáo viên. Các Sở Nội vụ của các địa phương đã bắt đầu công việc tuyển dụng giáo viên. Ngoài việc thiếu chỉ tiêu, các địa phương còn tồn đọng hơn 10.000 chỉ tiêu chưa tuyển dụng, do đó, các địa phương vừa tuyển dụng mới, vừa tuyển dụng số lượng còn tồn đọng này. 

Một trong các chính sách quan trọng đang được Chính phủ xem xét là tăng lương cho giáo viên. Đây sẽ là giải pháp ý nghĩa, hiệu quả để giải quyết , tâm lý giáo viên, để giáo viên yên tâm công tác. Giáo viên thiếu nhiều nhất và bỏ việc nhiều nhất là ở bậc mầm non, vì vậy, Bộ GDĐT đã đề xuất Chính phủ điều chỉnh phụ cấp ưu đãi cho giáo viên bậc mầm non. 

Hiện, Bộ GDĐT cũng tiến hành việc rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật, rà soát các chế độ chính sách, các quy định đối với đội ngũ nhà giáo để đảm bảo nhà giáo được phát huy tốt nhất sự sáng tạo trong công việc giảng dạy. Bộ GDĐT cũng xem xét những phương diện liên quan đến công tác tư tưởng, xây dựng môi trường văn hóa học đường, đổi mới quản trị của các trường học, nhằm đảm bảo đội ngũ giáo viên có môi trường làm việc tốt nhất. 

4. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai sâu, rộng theo đúng kế hoạch ở 3 cấp học với sự vào cuộc của tất cả các địa phương

Năm 2022 đánh dấu nửa chặng đường đầu tiên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với một khối lượng công việc rất lớn đã được hoàn thành trong bối cảnh ngành tiếp tục ứng phó với nhiều tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19. Năm học 2022-2023 chương trình mới đang được triển khai ở lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 6, lớp 7 và lớp 10. 

Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT, qua đó cải thiện chất lượng biên soạn, thẩm định sách giáo khoa. Với một số môn học mới, môn học bắt buộc được triển khai trong năm học, Bộ GDĐT đã có những hướng dẫn, chỉ đạo địa phương để chuẩn bị các điều kiện triển khai thực hiện. Năm 2022, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Bộ GDĐT đã tổ chức tham vấn ý kiến chuyên gia, từ đó điều chỉnh Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với sự bố trí phù hợp về thời lượng và tính chất đối với môn Lịch sử.

 5. Học sinh Việt Nam giành nhiều thành tích xuất sắc tại các kỳ Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2022 

Năm 2022, Bộ GDĐT cử 7 đoàn học sinh giỏi Việt Nam với 38 lượt học sinh tham gia Olympic quốc tế. , 100% học sinh Việt Nam dự thi đều đoạt giải, gồm 13 Huy chương Vàng, 12 Huy chương Bạc, 8 Huy chương Đồng và 5 Bằng khen (giải Khuyến khích). Các đoàn Việt Nam tiếp tục nằm trong top 10 quốc gia đạt kết quả cao nhất với nhiều học sinh đạt điểm số cao. 

Năm 2022 - sau 19 năm kể từ năm 2003, Việt Nam có một học sinh đoạt Huy chương Vàng Olympic Toán học quốc tế với số điểm tuyệt đối 42/42 điểm; lần đầu tiên trong lịch sử tham dự Olympic Vật lý quốc tế có một học sinh mới học lớp 10 đoạt Huy chương Vàng; đội tuyển dự Olympic Hoá học quốc tế có 4 học sinh dự thi cả 4 em đoạt Huy chương Vàng. Thành tích xuất sắc của các đội tuyển đã khẳng định nỗ lực vượt bậc trong học tập, rèn luyện của học sinh, giáo viên, các nhà trường và hướng đi đúng trong công tác dạy học, phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi của ngành Giáo dục.  

6. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 được triển khai an toàn, chất lượng

Năm 2022, Kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức trong cả nước với 2.243 điểm thi, 42.293 phòng thi và 989.863 thí sinh dự thi. Đây là năm đầu tiên Bộ GDĐT tổ chức đăng ký dự thi bằng hình thức trực tuyến cho đối tượng thí sinh đang học lớp 12 năm học 2021-2022. Việc đăng ký dự thi của thí sinh theo hình thức trực tuyến diễn ra an toàn, thuận lợi. 

Điểm lại 12 sự kiện và quyết sách ấn tượng của ngành giáo dục năm 2022

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Ảnh: Phạm Hưng

Tổng số thí sinh đăng ký dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 là 1.002.432; trong đó, số thí sinh đăng ký trực tuyến là 933.510. Việc tổ chức coi thi tại tất cả các Điểm thi bảo đảm an toàn, nghiêm túc đáp ứng yêu cầu tổ chức thi gọn nhẹ, thiết thực và được triển khai đúng kế hoạch đề ra. Công tác đề thi được thực hiện nghiêm túc, an toàn, bảo mật từ Trung ương đến địa phương. Công tác chấm thi theo đúng tiến độ, bảo đảm đúng quy trình, đúng quy định. Tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT năm 2022 là 98,57%.

7. Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo đạt nhiều kết quả tích cực cả về bề rộng và chiều sâu

Năm 2022 ghi nhận nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số của ngành Giáo dục. Năm 2022, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT và công tác tuyển sinh đại học được triển khai đồng bộ, triệt để, từ đăng ký dự thi, đăng ký nguyện vọng xét tuyển đến nộp phí xét tuyển và xác nhận nhập học. Kết quả trên đã được Thủ tướng Chính phủ đánh giá là “tiết kiệm được hàng trăm tỷ đồng cho người dân”. 

Hiện nay, Bộ GDĐT đang triển khai kế hoạch cung cấp miễn phí phần mềm quản trị cơ sở giáo dục và xem xét xây dựng phần mềm dạy học trực tuyến dùng chung để cung cấp miễn phí tới các trường phổ thông. Bộ GDĐT cũng sẽ sớm đưa vào triển khai chính thức cơ sở dữ liệu về giáo dục đại học phục vụ quản lý điều hành. Hệ thống học liệu mở, trong đó có các bài giảng điện tử thu thập qua các cuộc thi và các nguồn học liệu khác nhau cũng được tăng cường. 

8. Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam nhằm cổ vũ, động viên và tôn vinh nhà giáo

Năm 2022, hoạt động Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022) đã được tổ chức trên cả nước với tinh thần giản dị, tiết kiệm, qua đó cổ vũ, động viên, tôn vinh và khơi dậy niềm tự hào của các thế hệ nhà giáo Việt Nam - những người đã và đang cống hiến cho sự nghiệp trồng người. 

Bộ GDĐT đã tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa như gặp gỡ, tôn vinh 400 nhà giáo tiêu biểu đại diện cho hơn 1,6 triệu giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong cả nước; tri ân các nhà giáo lão thành có đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục; tôn tạo, nâng cấp các công trình di tích quan trọng của ngành… Đặc biệt, đại lễ Kỳ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam do Bộ GDĐT tổ chức đã tạo được những hiệu ứng tích cực từ dư luận, , sự đánh giá cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ. 

9. Tự chủ đại học đi vào chiều sâu

Ngày 24/10/2014, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017. Triển khai Nghị quyết này, hệ thống giáo dục đại học đã có bước tiến dài, các nguồn lực được khơi thông và năng lực của cơ sở đào tạo được phát huy. Tuy nhiên, thực tế, tự chủ đại học cũng đang đặt ra những vấn đề cần phải được nhìn nhận, rà soát, đánh giá lại để đi vào chiều sâu. 

Tháng 8/2022, Bộ GDĐT đã phối hợp với Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Hội nghị tự chủ đại học. Tại đây nhiều đã được chia sẻ, nhiều vấn đề khúc mắc đã được trao đổi và nhiều kiến nghị đã được đặt ra. Từ thông tin của Hội nghị này, cũng như những vấn đề từ thực tiễn, Bộ GDĐT đang tiến hành điều chỉnh chính sách, để làm cho tự chủ đại học trong thời gian tới đi vào chiều sâu, đầy đủ hơn và tạo thêm điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

10. Văn hóa học đường và an toàn trường học được quan tâm, chỉ đạo, tạo tiền đề để triển khai sâu rộng trong năm tới

Ngày 1/6/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg về việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hoá học đường. Tháng 8/2022, Bộ GDĐT đã phối hợp với Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn quốc để triển khai Chỉ thị này. 

Việc triển khai văn hoá học đường và an toàn trường học thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên trên thực tế vẫn cần phải có những giải pháp quyết liệt hơn nữa. Hiện nay, Bộ GDĐT đang hoàn thiện để ban hành Kế hoạch Triển khai Chỉ thị số 08 của Thủ tướng Chính phủ, qua đó sẽ triển khai sâu rộng, hiệu quả văn hoá học đường và an toàn trường học trong năm tới và các năm tiếp theo. 

11. Bộ GDĐT chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN và tham gia Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về tái thiết giáo dục

Năm 2022, với vai trò là Chủ tịch luân phiên của hợp tác giáo dục ASEAN nhiệm kỳ 2022-2023, Bộ GDĐT Việt Nam đã tổ chức thành công chuỗi Hội nghị Bộ trưởng, quan chức cấp cao Giáo dục ASEAN tại Hà Nội từ ngày 11-14/10. 

Tháng 9/2022, đoàn đại biểu Bộ GDĐT Việt Nam do Bộ trưởng dẫn đầu đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về chuyển đổi giáo dục tại New York, Hoa Kỳ. 

Năm 2022 cũng đánh dấu nhiều hoạt động, sự kiện quốc tế về giáo dục và đào tạo được tổ chức tại Việt Nam hoặc có sự tham gia tích cực của Việt Nam, qua đó cho thấy vai trò và nỗ lực của giáo dục Việt Nam trong hội nhập quốc tế.

12. Giáo dục Việt Nam gia tăng chỉ số xếp hạng quốc tế

Chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được thế giới ghi nhận và đánh giá cao với nhiều thành tích xuất sắc của học sinh Việt Nam trên trường quốc tế. Giáo dục mũi nhọn của Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia trên toàn thế giới. 

Chỉ số xếp hạng các đại học của Việt Nam không ngừng gia tăng. Theo Tạp chí U.S News & World Report của Hoa Kỳ, kết quả Bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục đào tạo đại học tốt nhất toàn cầu cho thấy: Trong kỳ xếp hạng năm 2023, số trường được  xếp hạng là 2.165 trường, thuộc 95 quốc gia. Trong đó, Việt Nam có 5 trường đại học nằm trong các cơ sở giáo dục đào tạo đại học tốt nhất toàn cầu.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi

Bài xem nhiều

Đáng chú ý

Nổi bật trang chủ
Giá vàng tăng cao, Thủ tướng ra Công điện riêng, chỉ đạo
14 Tháng 05, 2025

Trước diễn biến phức tạp của thị trường vàng trong nước, Thủ tướng vừa ban hành Công điện, yêu cầu Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an phối hợp xử lý nghiêm các hành vi vi hạm phá luật, nhất là buôn lậu, đầu cơ trục lợi, kinh doanh trái phép, thao túng thị trường…

Đọc thêm
Mỹ bỏ rơi châu Âu và Ukraine?

Mỹ bỏ rơi châu Âu và Ukraine?

14 Tháng 05, 2025

Sky News có bài viết cho biết, Liên minh châu Âu đã bị bỏ lại một mình, Hoa Kỳ không còn là đối tác đáng...

'Người quen' PSG và Inter Milan cầm còi trận chung kết Champions League

'Người quen' PSG và Inter Milan cầm còi trận chung kết Champions League

14 Tháng 05, 2025

Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) vừa phân công những người ‘cầm cân nẩy mực’ trận chung kết Champions League 2024-2025.

Giá vàng hôm nay 14/5 quay đầu tăng 1,3 triệu đồng/lượng, thế giới đảo chiều

Giá vàng hôm nay 14/5 quay đầu tăng 1,3 triệu đồng/lượng, thế giới đảo chiều

14 Tháng 05, 2025

Giá vàng trong nước hôm nay (14/5) đảo chiều tăng mạnh 1,3 triệu đồng/lượng; Cùng chiều vàng thế giới quay đầu tăng 0,16% so với...

Thông tin mới nhất về thời gian tuyển sinh đầu cấp tại TPHCM

Thông tin mới nhất về thời gian tuyển sinh đầu cấp tại TPHCM

14 Tháng 05, 2025

Sở GD&ĐT TPHCM vừa có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025 - 2026

Barcelona sớm vô địch La Liga trong trường hợp nào?

Barcelona sớm vô địch La Liga trong trường hợp nào?

14 Tháng 05, 2025

Đội bóng của huấn luyện viên Hansi Flick đang đứng trước cơ hội sớm đăng quang ngôi vô địch giải La Liga.

Nhung Kate và Johnny Trí Nguyễn chia tay sau hơn 1 thập kỷ hẹn hò

Nhung Kate và Johnny Trí Nguyễn chia tay sau hơn 1 thập kỷ hẹn hò

14 Tháng 05, 2025

Mới đây, thông tin Nhung Kate và Johnny Trí Nguyễn chia tay khiến cộng đồng mạng xôn xao. Cặp đôi từng có nhiều năm hẹn...

Cuộc chiến thuế quan: Ông Trump bất ngờ quay xe chê EU tệ hơn Trung Quốc

Cuộc chiến thuế quan: Ông Trump bất ngờ quay xe chê EU tệ hơn Trung Quốc

14 Tháng 05, 2025

Tổng thống Mỹ Trump cáo buộc khối EU có các hoạt động thương mại không công bằng, bao gồm các rào cản đối với xuất...

Phụ huynh mất tiền vì bị lừa đảo điều chỉnh đăng ký thi tốt nghiệp cho con

Phụ huynh mất tiền vì bị lừa đảo điều chỉnh đăng ký thi tốt nghiệp cho con

13 Tháng 05, 2025

Trường THPT Hiệp Bình, TP Thủ Đức (TPHCM) vừa gửi thông báo khẩn đến phụ huynh về chiêu lừa đảo liên quan đến kỳ thi...

Cô gái 19 tuổi “quá xinh khi khóc” bị lạm dụng ảnh trên “web đen”

Cô gái 19 tuổi “quá xinh khi khóc” bị lạm dụng ảnh trên “web đen”

13 Tháng 05, 2025

Một cô gái trẻ ở Trung Quốc với bức ảnh ghi lại khoảnh khắc rơi nước mắt, đã trở thành nạn nhân của việc đánh...

Ông Trump bất ngờ đưa ra tối hậu thư cho Nga và Ukraine

Ông Trump bất ngờ đưa ra tối hậu thư cho Nga và Ukraine

13 Tháng 05, 2025

Ông Steve Witkoff- Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ trong một cuộc phỏng vấn được ghi lại trước khi Nga đề xuất đàm phán...

Thực hư câu chuyện vợ và “bồ” cùng đến bệnh viện khi nhận được tin chồng cấp cứu

Thực hư câu chuyện vợ và “bồ” cùng đến bệnh viện khi nhận được tin chồng cấp cứu

13 Tháng 05, 2025

Câu chuyện xôn xao khi người đàn ông bị tai nạn và được một câu lạc bộ tình nguyện hỗ trợ đưa tới bệnh viện...

Ngôi chùa dành riêng cho phụ nữ tại Trung Quốc

Ngôi chùa dành riêng cho phụ nữ tại Trung Quốc

13 Tháng 05, 2025

Tianxian, một ngôi chùa tại tỉnh Phúc Kiến tạo không gian tu hành chỉ dành riêng cho nữ giới, nơi họ có thể tìm thấy...

Công an Thanh Hoá bắt nghi phạm giúp người khác đi Campuchia trái phép

Công an Thanh Hoá bắt nghi phạm giúp người khác đi Campuchia trái phép

13 Tháng 05, 2025

Một nghi phạm ở Thanh Hóa vừa bị cơ quan chức năng khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội “Tổ chức cho...

Nga bác bỏ tối hậu thư, phản ứng trước lệnh trừng phạt của EU

Nga bác bỏ tối hậu thư, phản ứng trước lệnh trừng phạt của EU

13 Tháng 05, 2025

Nga nói sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul, nhưng kiên quyết từ chối mọi điều kiện tiên quyết, bao...

0.75074 sec| 2336.227 kb