Đi ngoài phân sống ở người lớn tuổi có nhiều nguyên nhân gây ra
Đi ngoài phân sống là gì?
Hệ tiêu hóa là một hệ thống dài, phức tạp và cũng rất dễ xảy ra nhiều vấn đề. Đi ngoài phân sống là một dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa đang bị trục trặc, gây ra rối loan tiêu hóa.
Thông thường khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì phân có màu nâu, khi thải ra có khuôn hình nhất định, mềm và có độ dài.
Đi ngoài phân sống là tình trạng thức ăn chưa được tiêu hóa hết trong hệ tiêu hóa, khi thải ra ngoài phân có chứa các hạt lợn cợn và có mùi chua. Do hệ tiêu hóa gặp phải vấn đề khiến chất dinh dưỡng trong thức ăn không được hấp thu vào cơ thể mà bị đẩy ra ngoài theo phân. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi.
Các nguyên nhân gây đi ngoài phân sống ở người lớn tuổi
Người lớn tuổi khi bị đi ngoài phân sống thường xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
Bệnh viêm đại tràng
Viêm đại tràng gây đau quặn bụng kèm rối loạn đại tiện
Viêm đại tràng cấp và mãn tính là tình trạng viêm ở vùng ruột già. Đây là một loại bệnh gây viêm và loét bên trong niêm mạc của đại tràng. Thông thường bệnh sẽ bắt đầu trong trực tràng và lan tới ruột kết.
Bệnh viêm đại tràng xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức với vi khuẩn và các chất khác trong đường tiêu hóa gây ra viêm loét niêm mạc.
Người lớn tuổi bị viêm đại tràng không chỉ bị đi ngoài phân sống mà còn xuất hiện một số triệu chứng đặc trưng như sau:
- Đau quặn bụng: Cơn đau ở vùng bụng dưới, dọc theo khung đại tràng, đau ở quanh rốn. Đau trước khi đi ngoài và sau khi đi ngoài thì cảm thấy đỡ đau.
- Rối loạn đại tiện: Đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng hoặc táo, đôi khi phân táo lỏng thất thường. Khi ăn một số loại đồ ăn dễ kích thích tình trạng viêm như đồ tanh, bia rượu, hải sản, cà phê… thì có khả năng đi nhiều hơn.
- Chướng bụng đầy hơi: Niêm mạc đại tràng bị viêm nên sẽ dễ dẫn tới sôi bụng, chướng bụng đầy hơi.
- Phân chứa nhầy, máu: Khi viêm loét đại tràng kéo dài có thể dẫn tới đi ngoài ra máu, nhầy có lẫn mủ.
Nhiễm trùng đường tiêu hóa
Nhiễm trùng đường tiêu hóa thường chỉ kéo dài vài ngày
Nhiễm trùng đường tiêu hóa là tình trạng do ăn đồ ăn không đảm bảo vệ sinh dẫn tới nhiễm một số loại vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng gây bệnh cho đường tiêu hóa. Nhiễm trùng đường tiêu hóa dễ dẫn tới đi ngoài phân sống.
Thông thường đây là một tình trạng cấp tính và chỉ kéo dài vài ngày. Triệu chứng đặc trưng là đau quặn bụng, khó chịu và sau đó là tiêu chảy. Bên cạnh đó còn xuất hiện một số triệu chứng khác gồm:
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Sốt
- Chán ăn hoặc ăn không ngon miệng
- Mất nước
- Đau cơ
Trong hầu hết các trường hợp đi ngoài phân sống ở người lớn tuổi thì cách điều trị chính là tự chăm sóc tại nhà. Sử dụng thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng đối với người bị nhiễm vi khuẩn gây ra nhiễm trùng. Các trường hợp nhiễm trùng đường ruột do vi rút hoặc ký sinh trùng thì dùng kháng sinh không có tác dụng.
Quan trọng nhất trong việc tự điều trị nhiễm trùng đường tiêu hóa ở người lớn tuổi chính là cần uống đủ nước.
Hội chứng ruột kích thích (IBS) hay đại tràng co thắt
Người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn nhiều rau xanh và trái cây
Hội chứng ruột kích thích còn gọi là đại tràng co thắt cũng gây ra tình trạng đi ngoài phân sống ở người lớn tuổi. Triệu chứng chủ yếu khi mắc bệnh là cảm giác khó chịu ở vùng bụng, đau khi đi đại tiện, rối loạn đại tiện.
Hội chứng đại tràng co thắt thường có 4 loại:
- Đại tràng co thắt thể táo bón
- Đại tràng co thắt thể tiêu chảy
- Đại tràng co thắt hỗn hợp xen kẽ giữa táo bón và tiêu chảy
- Đại tràng co thắt chưa phân nhóm dành cho những người không cùng triệu chứng với các loại trên
Hội chứng ruột kích thích không nguy hiểm đến tính mạng, cũng không làm tăng nguy cơ bị viêm loét đại tràng hoặc ung thư ruột kết. Nhưng đây là một tình trạng bệnh mãn tính có thể làm thay đổi thói quen sống của bạn. Bạn có thể cần thay đổi công việc, thời gian học tập và làm việc để sống chung với bệnh.
Bên cạnh đó, người gặp phải chứng ruột kích thích cũng cần phải thay đổi một phần trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nên chú ý áp dụng các mẹo này để tránh kích hoạt các triệu chứng bệnh:
- Tránh sử dụng đồ uống có caffein (trong cà phê, trà, soda)
- Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống với trái cây, rau xanh, ngũ cốc và các loại hạt
- Uống từ 3 – 4 cốc nước mỗi ngày
- Thư giãn bằng cách tập thể dục nhiều hơn hoặc giảm căng thẳng trong cuộc sống
- Ăn nhiều bữa nhỏ thay vì chỉ 3 bữa lớn
Phải làm sao để khắc phục tình trạng đi ngoài phân sống ở người lớn tuổi?
Để chữa trị đi ngoài phân sống ở người lớn tuổi cần thăm khám và điều trị sớm
Để loại bỏ hiện tượng đi ngoài phân sống thì nên tìm hiểu từ nguyên nhân gây bệnh. Đối với mỗi nguyên nhân sẽ có cách điều trị khác nhau.
Khắc phục đi ngoài phân sống do nhiễm trùng đường tiêu hóa
Nếu như đi ngoài phân sống ở người lớn tuổi xuất phát từ nhiễm trùng đường tiêu hóa thì có thể tự điều trị tại nhà.
Trong trường hợp nhiễm trùng đường tiêu hóa là do vi rút gây ra thì quan trọng nhất là cần bổ sung nước để tránh mất nước. Nên uống nước điện giải thường xuyên, đồng thời bổ sung men vi sinh để giúp tăng lợi khuẩn đường ruột, cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp cho hệ tiêu hóa làm việc trở lại bình thường.
Trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn, nên thăm khám và sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp các loại sản phẩm bổ sung để điều trị dứt điểm căn bệnh.
Khắc phục đi ngoài phân sống do bệnh đại tràng
Mắc phải bệnh viêm đại tràng hay co thắt đại tràng chính là xuất hiện tổn thương trên niêm mạc đại tràng vì thế định hướng điều trị chính là giúp phục hồi niêm mạc đại tràng về khỏe mạnh.
Ngay khi xuất hiện triệu chứng đi ngoài phân sống cảnh báo bệnh đại tràng, bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra các biện pháp điều trị kịp thời.
Với từng tình trạng bệnh bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh, men vi sinh, thuốc điều hòa miễn dịch, thuốc corticoid… để điều trị các triệu chứng cấp tính của bệnh đại tràng.
Thuốc Đại tràng Đông y giúp giảm đi ngoài phân sống do bệnh đại tràng và ngừa tái phát hiệu quả
Nên nhớ tình trạng viêm loét đại tràng và đại tràng co thắt thì nguyên do đều là từ phản ứng của hệ miễn dịch gây ra, vì vậy mà bệnh rất dễ tái phát. Việc sử dụng kéo dài các loại thuốc Tây tuy có hiệu quả tức thời nhưng lại kèm theo tác dụng phụ cho các cơ quan khác rất nguy hiểm.
Chính vì thế mà xu hướng mới trong trị bệnh đại tràng chính là kết hợp cả thuốc Đông y và thuốc Tây y. Trong khi thuốc Tây y trị triệu chứng thì thuốc Đông y cân bằng âm dương, tăng cường sức khỏe cho niêm mạc đại tràng, chống co thắt nên giúp ngừa tái phát bệnh đại tràng hiệu quả.
Có thể sử dụng thêm thuốc Hoạt Huyết Đông y kèm theo thuốc Đại Tràng Đông y tăng cường lưu thông máu để giúp tăng hiệu quả điều trị.
ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT là thuốc, không phải thực phẩm chức năngBạn bị: Viêm đại tràng. Viêm ruột cấp, mãn tính. Đau bụng dưới, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Đã có Đại Tràng Nhất Nhất nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính) |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm