Đề xuất miễn học phí cho con giáo viên: Cục trưởng Cục Nhà giáo nói gì?

Đề xuất miễn học phí cho con giáo viên: Cục trưởng Cục Nhà giáo nói gì?
"Ban soạn thảo đã đề xuất chính sách hỗ trợ học phí cho con của nhà giáo nhằm tạo điều kiện để nhà giáo có cuộc sống tốt hơn, yên tâm, gắn bó với sự nghiệp giáo dục", Cục trưởng Cục Nhà giáo Vũ Minh Đức nêu lý do đề xuất miễn học phí cho con giáo viên.

Đề xuất miễn học phí cho con giáo viên: "Bộ GDĐT luôn luôn cầu thị, nghiêm túc lắng nghe các ý kiến"

Trước tranh luận về đề xuất miễn học phí cho con giáo viên, với PV báo Dân Việt, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GDĐT cho hay: "Việc quy định các chế độ, chính sách đối với thân nhân của cán bộ, công chức, viên chức thường được đề xuất quy định đối với một số ngành, lĩnh vực có tính chất đặc thù (ví dụ: chế độ bảo hiểm y tế, miễn giảm viện phí cho thân nhân của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong lực lượng vũ trang nhân dân đã được quy định tại Luật Công an nhân dân, Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam). Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy nhiều quốc gia ngoài các quy định về chính sách đối với nhà giáo còn quy định các chính sách ưu đãi cho thân nhân của nhà giáo.

Đề xuất miễn học phí cho con giáo viên: Cục trưởng Cục Nhà giáo nói gì

Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục Vũ Minh Đức. Ảnh: Bộ GDĐT

Với quan điểm xây dựng Luật Nhà giáo nhằm kiến tạo các chính sách, trong đó sẽ một số chính sách đột phá, tạo điều kiện cho nhà giáo phát triển cũng như nâng cao vị thế nghề nghiệp của nhà giáo để thu hút người giỏi vào ngành, Ban soạn thảo đã đề xuất chính sách hỗ trợ học phí cho con của nhà giáo và các chế độ khác bảo đảm an sinh cho nhà giáo nhằm tạo điều kiện để nhà giáo có cuộc sống tốt hơn, yên tâm, gắn bó với sự nghiệp giáo dục.

Trong quá trình soạn thảo dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ GDĐT luôn luôn cầu thị, nghiêm túc lắng nghe các ý kiến góp ý, phản biện của các đại biểu Quốc hội, của các nhà giáo và cử tri và nhân dân cả nước để điều chỉnh kịp thời nếu đủ căn cứ. Vì vậy, với nội dung quy định về chính sách miễn học phí cho con nhà giáo, hiện nay, Bộ GDĐT đang tổng hợp các ý kiến, rà soát kỹ lưỡng, đánh giá tác động các quy định theo hướng đảm bảo tính khả thi, đảm bảo mối tương quan với các ngành nghề khác và điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước để chỉnh sửa trong dự thảo Luật trước khi trình Quốc hội vào kỳ họp tới theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Quốc hội là những vấn đề gì đã chín, đã rõ, đồng thuận cao thì đưa vào Luật; đưa các nội dung chưa được đánh giá tác động kỹ lưỡng hoặc các vấn đề chưa đạt được sự đồng thuận cao ra khỏi dự thảo Luật".

Quan điểm khi xây dựng Luật Nhà giáo

Cũng theo ông Vũ Minh Đức: "Việc xây dựng và ban hành Luật Nhà giáo bám sát một số quan điểm như thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về nhà giáo, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, kiến tạo một số chính sách mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đội ngũ nhà giáo, bảo đảm sự phù hợp với các điều ước quốc tế, các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; tham khảo, tiếp thu có chọn lọc của một số nước trên thế giới có quy định của pháp luật về nhà giáo.

Trong đó, quan điểm chính khi triển khai xây dựng Luật Nhà giáo là bằng luật này sẽ kiến tạo một số chính sách mới, chính sách đột phá để thu hút, phát triển đổi ngũ nhà giáo, giúp nhà giáo yên tâm công tác, cống hiến với nghề; đảm bảo sự thống nhất trong quản lý nhà giáo công lập và nhà giáo ngoài công lập; chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nhà giáo, lấy đó làm yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục của nước nhà".

Ông Đức chia sẻ về một số điểm cập nhật trong dự thảo Luật Nhà giáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại các phiên họp thứ 37, 38. Theo đó, Dự thảo 5 Luật Nhà giáo (bản chỉnh lý đến ngày 1/10/2024) gồm 9 Chương 45 Điều. Dự thảo bám sát tinh thần chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là luật ngắn gọn, chỉ quy định những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Trước đó, Dự thảo Luật Nhà giáo đã trình Quốc hội tại Tờ trình số 406/TTr-CP ngày 6/9/2024 gồm 09 chương, 71 điều.

Dự thảo Luật Nhà giáo được điều chỉnh nhưng vẫn bám sát và thể hiện nội dung của 5 chính sách đã được Chính phủ, Quốc hội thông qua tại giai đoạn lập đề nghị xây dựng Luật; đồng thời làm rõ hơn định hướng: Nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập là viên chức, thực hiện các quy định của Luật viên chức (tuyển dụng, sử dụng, quản lý, hệ thống thang bảng lương…) và chịu sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, đồng thời chịu sự điều chỉnh của các quy định đặc thù đối với nhà giáo. Nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập là người lao động, thực hiện các quy định của Bộ Luật lao động và các quy định đặc thù của nhà giáo.

Để đảm bảo tính toàn diện, bình đẳng, đồng bộ về nhà giáo trong toàn hệ thống, dự thảo đã tăng tối đa các nội dung quy định chung không phân biệt giữa nhà giáo công lập và nhà giáo ngoài công lập (tập trung ở các nội dung quy định về chức danh, chuẩn nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo, quyền và nghĩa vụ, chính sách bồi dưỡng, chính sách hỗ trợ, thu hút, thi đua, khen thưởng); đồng thời có những quy định cụ thể với những nội dung chính sách cần có sự phân biệt giữa nhà giáo công lập và nhà giáo ngoài công lập trong từng điều khoản (về thẩm quyền, phương thức tuyển dụng, về thử việc, trả lương…).

Dự kiến một số tác động tích cực của Luật Nhà giáo:

- Ngành Giáo dục sẽ có sự chủ động trong tuyển dụng, sử dụng, phát triển đội ngũ nhà giáo vì có chế tài pháp lý đủ mạnh để tháo gỡ các nút thắt trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo thời gian qua, thu hút người giỏi đến với nghề dạy học, giữ chân nhà giáo giỏi trong nghề. Từ đó, nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục trên cơ sở chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo về chất lượng.

- Nhà giáo sẽ được nâng tầm vị thế, vai trò của nhà giáo, được xã hội ghi nhận, tôn vinh, được bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp; mở rộng cơ hội phát triển nghề nghiệp; tạo điều kiện và quy định trách nhiệm đối với nhà giáo trong tự học, tự bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và phát triển nghề nghiệp liên tục; góp phần nâng cao , giúp nhà giáo yên tâm công tác và tạo động lực để nhà giáo tận tâm cống hiến với nghề.

- Tạo sự bình đẳng về cơ hội phát triển giữa nhà giáo công lập và ngoài công lập, lần đầu tiên vị trí pháp lý của nhà giáo ngoài công lập được xác lập với tư cách nhà giáo chứ không chỉ là người lao động theo cơ chế của hợp đồng lao động.

 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Đa dạng các hình thức tuyên truyền phòng, chống thuốc lá cho học sinh

Đa dạng các hình thức tuyên truyền phòng, chống thuốc lá cho học sinh

24-11-2024 07:21

Tuyên truyền tác hại thuốc lá thông qua các hoạt động ngoại khóa là cách mà trường học tại Đà Nẵng vận dụng, nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh.

Nổi bật trang chủ
Đa dạng các hình thức tuyên truyền phòng, chống thuốc lá cho học sinh
24 Tháng 11, 2024

Tuyên truyền tác hại thuốc lá thông qua các hoạt động ngoại khóa là cách mà trường học tại Đà Nẵng vận dụng, nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh.

Đọc thêm
Ông Putin tuyên bố Oreshnik được biên chế tại cuộc họp với chuyên gia quốc phòng

Ông Putin tuyên bố Oreshnik được biên chế tại cuộc họp với chuyên gia quốc phòng

23 Tháng 11, 2024

Tên lửa siêu thanh Oreshnik, được thử nghiệm chiến đấu thành công trước đó, chính thức được biên chế cho Lực lượng vũ trang Nga....

Nóng bỏng ở tứ kết UEFA Nations League

Nóng bỏng ở tứ kết UEFA Nations League

23 Tháng 11, 2024

Có tới 3 trong 4 cặp tứ kết UEFA Nations League 2024-2025 từng đụng độ tại chung kết World Cup trong quá khứ.

Đề xuất tăng thuế thuốc lá, bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Đề xuất tăng thuế thuốc lá, bảo vệ sức khỏe cộng đồng

23 Tháng 11, 2024

Tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam đã và đang gây ra những hệ lụy về bệnh tật và tử vong, đe dọa đến sự...

Ăm ắp yêu thương: Người cha, người mẹ thứ hai

Ăm ắp yêu thương: Người cha, người mẹ thứ hai

23 Tháng 11, 2024

Vì tương lai của học trò, những thầy, cô giáo vùng sâu trở thành người cha, người mẹ thứ hai quan tâm, chăm lo từng...

Tiến Linh háo hức đá cặp cùng Xuân Sơn ở AFF Cup

Tiến Linh háo hức đá cặp cùng Xuân Sơn ở AFF Cup

23 Tháng 11, 2024

Tiền đạo Tiến Linh đánh giá cao năng lực của sao nhập tịch Xuân Sơn và háo hức được đá cặp với tiền đạo này....

0.74552 sec| 2272.055 kb