Đau xương gót chân là bệnh gì? Các biện pháp điều trị đau gót chân

Đau xương gót chân là bệnh gì? Các biện pháp điều trị đau gót chân
Đau xương gót chân có thể ảnh hưởng ở một hoặc cả hai bên chân. Tìm hiểu đau xương gót chân là bệnh gì để điều trị, tránh gây biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến khả năng đi lại.

Đau xương gót chân là bệnh gì? Các biện pháp điều trị đau gót chân

Tình trạng đau xương gót chân là bệnh gì?

MỤC LỤC
Đau xương gót chân là tình trạng gì?
Các triệu chứng đau xương gót chân
Nguyên nhân gây đau xương gót chân
Khi nào đau xương gót chân là nguy hiểm?
Các biện pháp điều trị đau xương gót chân
Giảm đau xương gót chân nhờ thuốc Xương khớp Đông y

Đau xương gót chân là tình trạng gì?

Xương gót là xương lớn nhất trong các xương cổ chân và khớp với xương hộp ở phía trước, xương sên ở phía trên. 

Nó chịu trách nhiệm truyền tải phần lớn trọng lượng cơ thể từ xương sên xuống đất, do đó rất dễ bị tổn thương do căng thẳng và thời gian. 

Đau xương gót chân là hiện tượng đau mỏi hoặc nhức nhối ở vị trí gót chân, có thể ảnh hưởng ở một bên hoặc cả hai chân. 

Mức độ cơn đau khác nhau ở từng người, từ đau thoáng qua, âm ỉ nhưng cũng có thể là cảm giác đau nhói, sắc nét. 

Đôi khi, cảm giác đau nhức có thể lan rộng ra cả bàn chân, hoặc kéo dài cả ngày lẫn đêm, làm giảm khả năng đứng và đi lại của người bệnh. 

Đau xương gót chân có thể gặp phải ở cả người lớn và trẻ nhỏ, thường do tai nạn, chấn thương nhưng đôi khi, nó là dấu hiệu cho thấy bạn đang có một bệnh lý xương khớp.

Đau xương gót chân là bệnh gì? Các biện pháp điều trị đau gót chân

Đặc điểm cấu tạo xương gót chân

Các triệu chứng đau xương gót chân 

Các biểu hiện thường thấy nhất ở người đang có tình trạng đau xương gót chân là:

Cảm giác đau âm ỉ đến đau nhói xuất hiện ở một hoặc cả hai chân
Đau tăng lên khi người bệnh đi lại, mang vác vật nặng, ngồi xổm hoặc đứng bằng gót chân
Sưng tấy gót chân
Cứng khớp gót chân
Nóng đỏ ở khu vực bị đau
Sưng viêm ở vùng trước gót chân
Dùng tay ấn vào gót chân thấy đau và có nhiệt tỏa ra
Vùng gót chân nổi gờ lên một cục nhỏ như khối u…

Nguyên nhân gây đau xương gót chân 

Đau xương gót chân có thể là kết quả của một tác động cơ học hoặc liên quan đến một bệnh lý xương khớp. Những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau xương vùng gót chân là:

Do tác động cơ học 
Xương gót chân có thể bị tổn thương và đau trong các trường hợp:
Căng thẳng ở xương gót chân kéo dài
Bỏng gân hoặc căng cơ
Gãy xương do chấn thương hoặc tai nạn
Chấn thương gan bàn chân do đi lại trên bề mặt lồi lõm, nhiều sỏi đá…
Do bệnh lý xương khớp gây ra
Một số vấn đề xương khớp có thể là nguyên nhân khiến bạn đau xương gót chân nghiêm trọng và kéo dài, đó là:
Viêm cân gan bàn chân
Viêm bao hoạt dịch
Viêm khớp gót chân mạn tính
Đứt hoặc viêm gân gót chân
Gai gót chân
Thoái hóa gót chân
Bệnh gout
Viêm tủy xương gót chân
Hội chứng ống cổ chân
Viêm khớp phản ứng

Đau xương gót chân là bệnh gì? Các biện pháp điều trị đau gót chân

Đau xương gót chân có thể là dấu hiệu của Hội chứng ống cổ chân

Một số nguyên nhân khác 

Một số bệnh lý khác, mặc dù ít gặp, nhưng cũng có thể khiến người bệnh có tình trạng đau gót chân kéo dài như:

Bệnh Sever: tình trạng đau xương gót chân xảy ra ở trẻ nhỏ lớn quá nhanh
Hội chứng đường hầm cổ chân Tarsal
Suy tĩnh mạch chi dưới
Lupus ban đỏ hệ thống
Đau thần kinh tọa
Bẫy thần kinh gan chân trong và ngoài

Yếu tố nguy cơ 

Mặc dù tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, một số yếu tốt sau được cho là có liên quan tới sự khởi phát và tăng nguy cơ đau xương gót chân:

Bàn chân phẳng hoặc bàn chân có vòm cao bất thường do di truyền.
Thừa cân, béo phì có thể làm tăng sức ép cho xương và cơ của bàn chân.
Vận động viên thể thao bóng đá, điền kinh, cầu lông…
Mang vác vật nặng, đứng làm việc trong thời gian dài trên bề mặt cứng.
Có tiền sử chấn thương ở chân.
Nữ giới thường xuyên mang giày cao gót.

Đau xương gót chân có nguy hiểm không?

Đau gót chân không phải tình trạng hiếm gặp, thậm chí xảy ra khá phổ biến trong cuộc sống.

Trong hầu hết các trường hợp có nguyên nhân liên quan tới chấn thương nhẹ, cơn đau sẽ có thể tự khỏi sau một vài ngày. 

Tuy nhiên, nếu đau nhức kéo dài, không có dấu hiệu cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng, nó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sinh hoạt, giảm hiệu suất lao động cũng như khả năng đi lại. 

Đau gót chân bắt nguồn từ một bệnh lý thường kèm theo nguy cơ ảnh hưởng cho sức khỏe, do đó cần được thăm khám và điều trị sớm.

Nếu xuất hiện các triệu chứng dưới đây, nó cho thấy bệnh lý mắc phải tương đối nghiêm trọng và phức tạp.

Người bệnh cần được đưa tới bệnh viện để được thăm khám và theo dõi điều trị khi:

Cơn đau cường độ nặng hoặc cơn đau xuất hiện đột ngột.
Mặt sau của chân bị sưng hoặc đổi màu.
Có các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, da đỏ hay ấm lên.
Cơn đau gót chân xảy ra vào ban đêm hoặc trong khi nghỉ ngơi.
Người bệnh không thể cử động gót chân, đi lại hay sinh hoạt bình thường.

Các biện pháp điều trị đau xương gót chân 

Tùy theo nguyên nhân cụ thể và mức độ đau, ảnh hưởng sức khỏe của từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định phác đồ điều trị thích hợp.

Điều trị đau xương gót chân trong hầu hết các trường hợp đều bằng cách phối hợp đồng thời việc dùng thuốc giảm đau, nghỉ ngơi và thay đổi lối sống.

Phẫu thuật được áp dụng với các trường hợp nặng và nghiêm trọng, không đáp ứng với việc dùng thuốc.

Điều trị giảm đau bằng thuốc

Với các cơn đau nhẹ và trung bình, người bệnh thường được kê các thuốc giảm đau chống viêm không steroid như: aspirin, diclofenac, meloxicam... để giảm các cơn đau và cải thiện khả năng đi lại. 

Corticoid: corticoid là một loại thuốc kháng viêm, có ức chế miễn dịch và giảm đau tức thì, được dùng rất nhiều để giảm các cơn đau xương khớp. Người bệnh có thể sử dụng Corticoid dạng viên uống hoặc tiêm trực tiếp vào vị trí bị đau.

Phẫu thuật 

Phẫu thuật chỉ được xem xét với các trường hợp việc điều trị bảo tồn không đạt hiệu quả, hoặc các cơn đau gót chân do gai xương gây ra.

Bác sĩ sẽ thực hiện các thủ thuật nhằm mục đích cắt bỏ gai xương gót chân hoặc loại bỏ các mô bị xơ chai hay bị viêm.

Vật lý trị liệu 

Các bài tập và hình thức can thiệp trị liệu được thiết kế riêng cho từng trường hợp bệnh cụ thể.

Mục đích chính của phương pháp này là giúp giảm đau, cải thiện khả năng vận động và sự linh hoạt của các khớp xương, đồng thời làm chậm tiến triển và ngăn ngừa biến chứng bệnh.

Châm cứu bấm huyệt 

Châm cứu bấm huyệt là một trong những phương pháp điều trị theo Đông y, có hiệu quả cao và áp dụng thường xuyên cho các vấn đề xương khớp.

Bằng cách tác động lực vào các vị trí huyệt đạo nhất định trên cơ thể, sẽ giúp kích thích, khai thông khí huyết.

Nhờ đó mà khí huyết trong cơ thể bị tắc nghẽn có thể lưu thông dễ dàng. Cơ gân được nuôi dưỡng đầy đủ sẽ có tác dụng giảm đau và điều trị bệnh hiệu quả.

Các biện pháp chăm sóc hỗ trợ tại nhà

Massage lòng bàn chân: xoa bóp lòng bàn chân là một biện pháp giúp thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng đồng thời giúp khí huyết tại bàn chân lưu thông dễ dàng hơn.

Đau xương gót chân là bệnh gì? Các biện pháp điều trị đau gót chân

Massage lòng bàn chân giúp giảm đau gót chân hiệu quả

Giảm đau bằng chườm lạnh: đá lạnh có thể dùng như một chất gây tê tạm thời, ức chế quá trình dẫn truyền cảm giác đau của các dây thần kinh. Chườm đá lạnh lên vùng gót chân bị đau còn giúp giảm sưng tấy, phù nề nhanh chóng.

Thực hiện các bài tập giảm đau gót chân tại nhà: các động tác đơn giản như lăn gót chân, duỗi cơ cẳng chân như kéo giãn bàn chân hoặc nâng gót chân để đem lại hiệu quả giảm đau nhức.

Thay đổi lối sống và dinh dưỡng: nghỉ ngơi đủ nhiều, tránh vận động quá sức, hạn chế đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá nhiều đạm, sử dụng nẹp cố định chân khi ngủ

Không đi chân đất, mang giày đúng kích cỡ và không quá cao, chọn giày đế thấp mềm. Sử dụng miếng lót giày hoặc giày chỉnh hình cung cấp hỗ trợ vòm và phân bổ trọng lượng hợp lý trên bàn chân.

Thực hiện các bài tập duỗi cơ cẳng chân để giúp giảm tình trạng đau gót chân mỗi sáng.

Giảm đau xương gót chân do bệnh xương khớp bằng thuốc Đông y

Trong y học cổ truyền, khí huyết không lưu thông tốt, trở trệ và bị tắc nghẽn dẫn tới vị trí gót chân không được dinh huyết nuôi dưỡng, dẫn tới triệu chứng viêm, sưng, gai gót chân, đau gót chân. 

Học thuyết Tạng tượng quan niệm “Thận chủ cốt” tức là hoạt động của thận quyết định tới mọi chức năng của cơ xương khớp. Mọi chứng bệnh đau nhức về cơ, gân, xương cốt đều do thận mà ra. 

Đau xương gót chân thường thấy nhiều nhất là do đứng hoặc đi lại, chạy nhảy nhiều, thừa cân hoặc do có tuổi chức năng gan thận kém không nuôi dưỡng được cơ xương khớp.

Vì vậy nên để điều trị đau gót chân thường sử dụng các vị thảo dược có tính kháng viêm mạnh để tiêu viêm trừ thấp, khi bên trong hết viêm, sưng. 

Đồng thời kết hợp các vị có công năng thúc đẩy hành khí hoạt huyết, bổ can thận, ích khí, giúp khí mang huyết tới gót chân. Khí huyết lưu thông, gân cốt được nuôi dưỡng đủ đẩy thì hết đau, bệnh không còn.

Thuốc Xương khớp Đông y ngày này là sự phát triển hiệu quả của bài thuốc trị đau nhức xương khớp cổ phương, hoàn thiện và tối đa tác dụng nhờ nguồn dược liệu chất lượng cao và quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GMP-WHO. Thuốc là giải pháp hiệu quả và an toàn để hỗ trợ điều trị các vấn đề xương khớp. 

Thuốc Xương khớp Đông y dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo lựa chọn.

Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, Thuốc XƯƠNG KHỚP NHẤT NHẤT

Đau xương gót chân là bệnh gì? Các biện pháp điều trị đau gót chânĐiều trị hiệu quả các chứng phong tê thấp: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, đau lưng, đau thần kinh tọa, tê bại chân tay; Hỗ trợ điều trị thoái hóa, vôi hóa, gai đôi cột sống. Hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả bệnh tái phát.
 
Thành phần: (cho một viên nén bao phim)
645mg cao khô tương đương: Đương quy (Radix Angelicae sinensis) 750mg, Đỗ trọng  (Cortex Eucommiae) 600mg, Cẩu tích (Rhizoma Cibotii) 600mg, Đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae) 450mg, Liên nhục (Semen Nalumbinis nuciferae) 450mg, Tục đoạn (Radix Dipsaci) 300mg, Thiên ma (Rhizoma Gastrodiae elatae) 300mg, Cốt toái bổ (Rhizoma Drynariae) 300mg, Độc hoạt (Radix Angelicae pubescentis) 600mg, Sinh địa (Radix Rehmanniae glutinosae) 600mg, Uy linh tiên (Radix et Rhizoma Clematidis) 450mg, Thông thảo (Medulla Tetrapanacis papyrifery) 450mg, Khương hoạt (Rhizoma et Radix Notopterygii) 300mg, Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae) 300mg. Tá dược vừa đủ 1 viên.
 
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: Bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp.
Chỉ định: Trị các chứng đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại. Hỗ trợ điều trị thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống.
Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.
Chống chỉ định - Thận trọng:
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai.
Thận trọng: Phong thấp thể nhiệt.
Liều dùng - cách dùng: Uống thuốc sau khi ăn
- Người lớn: ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 2 viên.
- Trẻ em từ 8-15 tuổi: ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 viên.
Chống chỉ định - Tác dụng không mong muốn- sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú: Không sử dụng cho phụ nữ có thai. Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ cho con bú.
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Số Giấy xác nhận nội dung thuốc: 16/2022/XNQC/YDCT ngày 10/10/2022
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG

 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Da nhờn, lỗ chân lông to: Nguyên nhân và cách khắc phục

Da nhờn, lỗ chân lông to: Nguyên nhân và cách khắc phục

22-11-2024 16:40

Bạn đang gặp phải tình trạng da nhờn, lỗ chân lông to gây tự ti khi giao tiếp? Đây là vấn đề khá phổ biến và có thể được cải thiện đáng kể với một chế độ chăm sóc da phù hợp.

Nổi bật trang chủ
Những sao Việt gắn bó với sự nghiệp
22 Tháng 11, 2024

Bên cạnh hoạt động nghệ thuật, nhiều sao Việt còn đảm đương vai trò của một nhà giáo. Họ tham gia giảng dạy ở nhiều trường Đại học, Cao đẳng...trên khắp cả nước.

Đọc thêm
4 lần đổi nghệ danh của Hoài Lâm

4 lần đổi nghệ danh của Hoài Lâm

22 Tháng 11, 2024

Hoài Lâm trải qua 4 lần đổi nghệ danh sau khoảng 15 năm bước chân vào con đường ca hát.

Đội tuyển Việt Nam đón tin vui ở Asian Cup 2027

Đội tuyển Việt Nam đón tin vui ở Asian Cup 2027

22 Tháng 11, 2024

Đội tuyển Việt Nam được xếp vào nhóm hạt giống số một ở vòng loại Asian Cup 2027.

ICC ban hành lệnh bắt Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel

ICC ban hành lệnh bắt Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel

22 Tháng 11, 2024

Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav...

Lặng thầm vun vén cho học trò

Lặng thầm vun vén cho học trò

22 Tháng 11, 2024

Nhiều thầy, cô giáo dạy học ở những điểm trường vùng sâu, xa cũng đồng thời là người kết nối các nguồn, lo cho học...

Bảo tàng không phải là chỗ để giới trẻ 'phông bạt'

Bảo tàng không phải là chỗ để giới trẻ 'phông bạt'

22 Tháng 11, 2024

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khánh thành, miễn phí vé vào cửa trong những ngày qua đã thu hút lượng lớn người...

0.73131 sec| 2295.945 kb