Viêm da tiếp xúc dị ứng là một dạng viêm da tiếp xúc
MỤC LỤC
Tổng quan về Viêm da tiếp xúc dị ứng
Triệu chứng viêm da tiếp xúc dị ứng
Lựa chọn điều trị cho bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng
Các biện pháp phòng ngừa để tránh viêm da tiếp xúc dị ứng
Tổng quan về Viêm da tiếp xúc dị ứng
Viêm da tiếp xúc là bệnh lý da liễu phổ biến có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau.
Đây là phản ứng của da khi tiếp xúc với những chất gây kích ứng hoặc dị ứng có trong môi trường bên ngoài. Biểu hiện thường gặp nhất là tình trạng sưng tấy, ngứa hoặc xuất hiện các nốt bọng nước.
Viêm da tiếp xúc dị ứng là gì?
Viêm da tiếp xúc dị ứng (ACD) là một dạng viêm da tiếp xúc, biểu hiện phản ứng dị ứng do tiếp xúc với một chất nào đó. Điều này xảy ra do sự tăng nhạy cảm của da đối với các dị nguyên, thuộc loại phản ứng quá mẫn chậm.
Viêm da tiếp xúc dị ứng có thể xảy ra cấp tính gây đỏ da, phù nề và mụn nước với các mức độ khác nhau hoặc tiến triển mạn tính.
Nguyên nhân chính là sự phơi nhiễm của da đối với các tác nhân hóa học, lý học.
Có tới trên 3700 dị nguyên đã được xác định là tác nhân gây ra viêm da tiếp xúc dị ứng ở người.
Các tổn thương trên da do viêm da dị ứng tiếp xúc
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng là gì?
Viêm da tiếp xúc dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với một chất gây dị ứng cụ thể.
Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc có thể khó xác định, đặc biệt là nếu phản ứng chậm hoặc nếu có nhiều chất liên quan.
Các yếu tố nguyên nhân gây dị ứng trên da khi tiếp xúc thường gặp bao gồm:
- Hóa chất, thuốc nhuộm
- Vật liệu sản xuất quần áo, giày dép, đồ lót và trang phục
- Bê tông
- Các sản phẩm mỹ phẩm
- Nước hoa
- Trang sức
- Các kim loại nặng như thủy ngân, vàng, coban và cromat
- Thực vật, đặc biệt là cây thường xuân độc, cây sồi độc và cây sơn độc
- Sản phẩm cao su
- Thuốc mỡ bôi ngoài da không cần kê đơn
Đối tượng nguy cơ
Vào mùa hè, nhiệt độ thường tăng cao khiến cơ thể bị tiết nhiều mồ hôi, dễ bám bẩn gây bệnh viêm da tiếp xúc.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng da khi tiếp xúc là:
Người mắc các bệnh mãn tính như: Đái tháo đường, viêm gan…
Người bị viêm da cơ địa
Các đối tượng đặc biệt bao gồm: Phụ nữ mang thai, trẻ em, người già
Người làm việc trong môi trường có nhiều khói bụi, hóa chất.
Triệu chứng viêm da tiếp xúc dị ứng
Mức độ nghiêm trọng của phản ứng có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm của từng cá nhân với chất gây dị ứng, lượng tiếp xúc và thời gian tiếp xúc.
Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
Da đỏ ngứa
Da khô, bong tróc hoặc nứt nẻ
Cảm giác bỏng rát và châm chích
Sưng và đau
Phồng rộp và phát ban
Lựa chọn điều trị cho bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng
Việc lựa chọn phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của phản ứng, vị trí da bị ảnh hưởng, tiền sử bệnh lý và sở thích của từng cá nhân.
Tránh các chất gây dị ứng
Phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng là xác định và tránh chất gây dị ứng đã biết gây ra bùng phát.
Điều này có thể bao gồm việc thay đổi các sản phẩm chăm sóc cá nhân, quần áo hoặc vật liệu làm việc.
Các tác nhân có thể gây viêm da dị ứng khi tiếp xúc
Liệu pháp quang học
Quang trị liệu là một phương pháp điều trị khác sử dụng các bước sóng ánh sáng cụ thể để giúp giảm viêm và cải thiện.
Phương pháp này thường được dùng trong các trường hợp viêm da tiếp xúc dị ứng nghiêm trọng và thường được kết hợp với các phương pháp điều trị khác.
Liệu pháp ánh sáng cực tím
Liệu pháp ánh sáng cực tím (UV) có thể được khuyến nghị để giúp làm dịu da bằng cách ức chế phản ứng miễn dịch.
Phương pháp điều trị này bao gồm việc tiếp xúc da với lượng ánh sáng UV được kiểm soát bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.
Điều trị bằng thuốc
Các triệu chứng dị ứng trên da có thể được cải thiện bằng cách sử dụng thuốc dùng ngoài da và thuốc uống.
Kem và thuốc mỡ Corticosteroid tại chỗ
Corticosteroid tại chỗ thường được kê đơn để giúp giảm viêm, ngứa và đỏ liên quan đến viêm da tiếp xúc dị ứng.
Việc dùng thuốc cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tránh tình trạng da bị nghiện Corticosteroid.
Thuốc ức chế miễn dịch
Thuốc ức chế miễn dịch có tác dụng giúp ức chế phản ứng của hệ thống miễn dịch với chất gây dị ứng.
Kháng histamin đường uống
Thuốc kháng histamin đường uống có thể giúp làm giảm phát ban ngứa và các triệu chứng dị ứng khác liên quan đến viêm da tiếp xúc dị ứng.
Chúng hoạt động bằng cách ngăn chặn hoạt động của histamine, một chất hóa học được hệ thống miễn dịch giải phóng trong phản ứng dị ứng.
Tiêm phòng dị ứng
Tiêm dị ứng, còn được gọi là liệu pháp miễn dịch dị ứng, có thể được khuyến nghị cho những bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc dị ứng nghiêm trọng không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
Một lượng nhỏ chất gây dị ứng vào cơ thể để giúp hệ thống miễn dịch hình thành đáp ứng miễn dịch theo thời gian.
Việc này giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của các phản ứng dị ứng và nhu cầu dùng thuốc.
Các biện pháp phòng ngừa để tránh viêm da tiếp xúc dị ứng
Mặc dù không thể tránh khỏi hoàn toàn các tác nhân có thể gây ra dị ứng, một số biện pháp phòng ngừa sau đây có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh:
Xác định và tránh các chất gây dị ứng đã biết
Sử dụng các sản phẩm chăm sóc cá nhân không gây dị ứng
Đeo găng tay khi xử lý các chất gây kích ứng tiềm ẩn, chẳng hạn như các sản phẩm tẩy rửa hoặc một số kim loại
Rửa tay thật sạch sau khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng tiềm ẩn
Thoa kem bảo vệ để bảo vệ da khỏi các yếu tố nguy cơ
Chăm sóc viêm da tiếp xúc dị ứng với Sữa rửa mặt không bọt
Để chăm sóc một làn da nhạy cảm, đặc biệt là làn da đang có tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng, điều quan trọng là sử dụng các sản phẩm chăm sóc không có các chất có khả năng gây kích ứng.
Làm sạch là một trong những bước quan trọng quy trình chăm sóc da, giúp loại bỏ bụi bẩn trên da, và làm sạch lỗ chân lông để tránh tổn thương thêm cho da.
Không chỉ vậy, việc làm sạch da đúng cách còn có ích trong việc đẩy nhanh tốc độ làm lành các tổn thương trên da.
Sữa rửa mặt không bọt với công thức làm sạch không chứa xà phòng, không có chất gây kích ứng, pH trung tính phù hợp với môi trường tư nhiên của da, phù hợp với mọi loại da, kể cả da nhạy cảm và da dễ bị kích ứng.
Các nàng nếu có tình trạng da nhạy cảm, dễ nổi mun hay viêm da dị ứng tiếp xúc đang cần tìm một sản phẩm làm sạch vừa hiệu quả, vừa an toàn cho da có thể tham khảo sử dụng.
Sữa rửa mặt Lenka Đặc điểm nổi bật: Thành phần: Cách dùng: Chú ý: Trường hợp da quá nhờn, trang điểm đậm, quá nhiều bụi bẩn thì rửa thêm một lần nữa. |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm