Dấu hiệu cảnh báo hội chứng nguy hiểm ngưng thở khi ngủ

Dấu hiệu cảnh báo hội chứng nguy hiểm ngưng thở khi ngủ
Ngáy ngủ, buồn ngủ ban ngày, mệt mỏi vào buổi sáng hoặc thậm chí mất ngủ,... là những dấu hiệu cảnh báo của hội chứng nguy hiểm ngưng thở khi ngủ.

Nhiều biến chứng nguy hiểm

“Ngưng thở khi ngủ” là một rối loạn đặc trưng bởi sự ngưng thở từng lúc khi ngủ trong thời gian từ 10 giây trở lên và dẫn đến giảm nồng độ oxy trong máu.

Sự giảm oxy máu ngắt quãng và phân mảnh giấc ngủ dẫn đến các stress oxy hoá, hoạt hoá hệ giao cảm, rối loạn chức năng nội mô. Ngưng thở khi ngủ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, thậm chí đột quỵ, đột tử.

Dấu hiệu cảnh báo hội chứng nguy hiểm ngưng thở khi ngủ

Ảnh minh họa.

Theo TS.BS Phan Thanh Thủy - Trung tâm Hô hấp, Bạch Mai, ngưng thở khi ngủ là bệnh lý gây ra nhiều hậu quả và biến chứng, thậm chí các bệnh lý nguy hiểm.

Đầu tiên, do các phân mảnh giấc ngủ, người bệnh thường có biểu hiện buồn ngủ ban ngày quá mức dẫn đến gia tăng các tai nạn giao thông và tại nạn lao động.

Nghiêm trọng hơn, tình trạng giảm chất lượng giấc ngủ do bệnh này cũng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Người bệnh có thể gặp tình trạng mệt mỏi, khó tập trung, lo âu, trầm cảm.

Những vấn đề này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hiệu suất làm việc của người bệnh, dễ trở nên cáu gắt và dễ bị kích động trong các tình huống không mong muốn. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến quan hệ và gia đình của người bệnh.

Ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như: đái tháo đường, rối loạn lipid máu, các bệnh lý thần kinh như Alzheimer, …

Đặc biệt nghiêm trọng, ngưng thở khi ngủ cũng có thể dẫn đến tình trạng tăng nguy cơ bệnh tim mạch như tăng huyết áp kháng trị, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Cụ thể, hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể gặp ở 35% các bệnh nhân tăng huyết áo, 50% ở những bệnh nhân có rung nhĩ, 50% bệnh nhân suy tim và lên tới 80% ở những bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị.

Một phân tích tổng hợp trên các bệnh nhân đột quỵ ở châu Á cho thấy, có đến 73,7% bệnh nhân đột quỵ có ngưng thở khi ngủ. Một trong các biến chứng nguy hiểm nhất của hội chứng ngưng thở khi ngủ là đột tử trong đêm do độ bão hòa oxy máu giảm thấp và rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim cấp.

Nhận biết ra sao?

Cũng theo TS.BS Phan Thanh Thủy, hội chứng ngừng thở khi ngủ được phân loại thành 3 nhóm: ngừng thở tắc nghẽn, ngừng thở trung ương và ngừng thở hỗn hợp.

Trong đó, hội chứng ngừng thở tắc nghẽn chiếm tỷ lệ chủ yếu, thường gặp ở nam giới, hút thuốc lá, thể trạng thừa cân, béo phì với chỉ số khối cơ thể BMI >23 kg/m2, cổ ngắn, hàm nhỏ; hoặc tiền sử gia đình có người ngủ ngáy, ngừng thở khi ngủ.

Các dấu hiệu gợi ý để nhận biết có mắc ngưng thở bao gồm: Ngáy ngủ, bệnh nhân phàn nàn về buồn ngủ ban ngày, mệt mỏi vào buổi sáng hoặc thậm chí mất ngủ...

Bệnh nhân thức dậy trong đêm bởi các cơn ngừng thở, thở hổn hển hoặc cảm giác ngạt thở. Người ngủ cùng hoặc những người khác có thể ghi nhận bệnh nhân khi ngủ có ngáy thường xuyên, ngưng thở hoặc cả hai.

Bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp, rối loạn tâm trạng, rối loạn nhận thức, bệnh mạch vành, tai biến mạch não, suy tim sung huyết, rung nhĩ... là các đối tượng cần tầm soát hội chứng ngưng thở khi ngủ nếu có ít nhất một trong ba triệu chứng: Ngủ ngáy, buồn ngủ ban ngày quá mức hoặc cơn ngừng thở được chứng kiến.

Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác, người bệnh cần được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa và được đo đa ký hô hấp hoặc đa ký giấc ngủ để chẩn đoán.

Để điều trị hội chứng này, BS Thuỷ cho biết, tùy vào triệu chứng của người bệnh và mức độ nặng của ngưng thở khi ngủ mà bác sĩ quyết định lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp. Các biện pháp chính để điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm:

Giảm cân, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập luyện thể dục duy trì cân nặng lý tưởng với những trường hợp thừa cân, béo phì.

Điều trị bằng phẫu thuật với những trường hợp có bất thường đường hô hấp trên như: amydal quá phát, hàm nhỏ, tụt sau.

Đeo dụng cụ đẩy hàm dưới ra trước; Thở máy thông khí áp lực dương; Kích thích dây thần kinh XII.

Trong đó, thở máy thông khí áp lực dương là phương pháp không xâm lấn phổ biến nhất được sử dụng hiện nay...

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Nổi bật trang chủ
Ông Trump đề cử người dẫn chương trình truyền hình làm bộ trưởng quốc phòng
13 Tháng 11, 2024

Ông Trump đề cử người dẫn chương trình Fox News và cựu Vệ binh Quốc gia Pete Hegseth làm bộ trưởng quốc phòng tiếp theo của Mỹ.

Đọc thêm
Phát biểu sau đăng quang Miss International 2024 của Thanh Thủy gây 'bão mạng'

Phát biểu sau đăng quang Miss International 2024 của Thanh Thủy gây 'bão mạng'

13 Tháng 11, 2024

Sau khi đăng quang Miss International 2024, Hoa hậu Thanh Thủy đã có những chia sẻ gây chú ý và ngay lập tức 'gây bão...

Hành động đẹp, thủ quân Man Utd được ca ngợi như ‘người hùng’

Hành động đẹp, thủ quân Man Utd được ca ngợi như ‘người hùng’

13 Tháng 11, 2024

Bruno Fernandes được ca ngợi "anh hùng" sau khi giúp đỡ một hành khách có dấu hiệu bất tỉnh trên chuyến bay từ Anh về...

Định hình chính phủ mới

Định hình chính phủ mới

13 Tháng 11, 2024

Những chức vụ quan trọng trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống đắc cử Donald Trump dần lộ diện sau khi ông đưa ra...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm tối thiểu 20% tổng chi ngân sách cho GD-ĐT

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm tối thiểu 20% tổng chi ngân sách cho GD-ĐT

13 Tháng 11, 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, bảo đảm tối thiểu 20% tổng chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo.

Ronaldo sắp rời Al Nassr, chuẩn bị cuộc chuyển nhượng gây sốc

Ronaldo sắp rời Al Nassr, chuẩn bị cuộc chuyển nhượng gây sốc

13 Tháng 11, 2024

Cristiano Ronaldo được cho là sẽ rời Al Nassr để chuyển sang khoác áo kình địch cũng thuộc giải Saudi Pro League của Ả Rập...

0.67869 sec| 2255.406 kb