Đau dạ dày quặn từng cơn nguy hiểm không? Làm sao để xoa dịu?

Đau dạ dày quặn từng cơn nguy hiểm không? Làm sao để xoa dịu?
Đau dạ dày từng cơn sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, uể oải vì tác động tới sức khỏe và tinh thần. Nếu cơn đau bao tử co thắt từng cơn diễn ra trong thời gian dài cần thực hiện thăm khám, chẩn đoán để có cách chữa trị phù hợp nhất. Vì thế hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về trạng thái đau dạ dày quằn quại từng cơn

I - Dạ dày có đau theo cơn không? Biểu hiện thế nào?

Đau dạ dày từng cơn là cơn đau khởi phát âm ỉ hoặc dữ dội tại quanh khu vực bụng. Đáng nói, nhiều người lầm tưởng những cơn đau bao tử chỉ xuất hiện ở vị trí dạ dày mà không đau tại khu vực lân cận.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì những cơn tại khu vực khác trong ổ bụng cũng có thể tác động tới dạ dày. Theo nghiên cứu, có tới 65% bị đau dạ dày liên quan đến cấp tính. Những người bị đau dạ dày theo cơn thường gặp triệu chứng:

  • Đau khó chịu ở vùng bụng trên từ nhẹ đến nặng và kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Xuất hiện cảm giác đau dồn dập, co thắt tại khu vực bụng trên. Điều này cảm giác căng tức, khó chịu tại vùng bụng của người bệnh, khiến người bệnh vật vã, quằn quại, vô cùng mệt mỏi.
  • Đau dạ dày chia theo từng đợt dồn dập kèm theo hiện tượng buồn nôn và nôn.
  • Thay đổi về chất lượng và tần suất phân, có thể kèm theo tình trạng tiêu chảy.

đau dạ dày quặn từng cơn

II - Nguyên nhân gây đau dạ dày quằn quại từng cơn

Đau dạ dày co thắt từng cơn là vấn đề sức khỏe mà bệnh nhân không nên xem nhẹ. Có thể đây là một dấu hiệu điển hình cho những căn bệnh liên quan tới đường tiêu hóa như:

1. Viêm loét dạ dày, tá tràng

Viêm loét dạ dày xảy đến khi bệnh nhân bị sưng viêm tại vùng niêm mạc dạ dày, thậm chí là có thể kèm theo xuất huyết. Các ổ viêm, loét không kiểm soát sẽ bào mòn niêm mạc và kích thích những cơn đau quằn quại, co thắt tại vùng bụng.

Không chỉ bị đau dạ dày từng cơn, người bệnh còn có thể gặp phải những hiện tượng như đầy bụng, buồn nôn, thậm chí là đi ngoài ra phân lỏng rát…

đau dạ dày co thắt từng cơn

2. Đau dạ dày từng cơn và buồn nôn do viêm ruột thừa

Ruột thừa có vị trí nằm tại vùng bụng bên phải, nơi liên kết giữa ruột già và ruột non. Khi cơ thể xuất hiện cơn đau dạ dày quặn từng cơn, dữ dội thì khả năng bị viêm ruột thừa rất lớn.

Người bị đau ruột thừa sẽ xảy ra trạng thái đau ở bên phải phía dưới bụng và đau dữ dội khi dùng tay ấn vào. Khi bệnh nhân ho hoặc hít thở sâu thì cơn đau này cũng sẽ phát tán mạnh mẽ hơn.

Ngoài đau dạ dày theo cơn, viêm ruột thừa còn biểu hiện qua các triệu chứng như người sốt, ăn không ngon miệng, không thể đi trung tiện, bị tiêu chảy hoặc táo bón…

3. Chảy máu đường tiêu hóa

Khi bệnh viêm loét đại tràng hoặc tá tràng phát triển ở mức độ nặng sẽ dẫn đến hiện tượng chảy máu đường tiêu hóa. Nếu như bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời, tình trạng xuất huyết dạ dày sẽ diễn ra ngày càng nặng. Khi bệnh diễn biến nặng khiến cơ thể bị mất máu quá mức, gây sốc, hạ huyết áp… thậm chí gây ra tử vong.

4. Buồng trứng có u nang

U nang buồng trứng là bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh sản của người phụ nữ. Trong đó, nhiều trường hợp khối u có kích thước nhỏ, không gây cảm giác khó chịu và chúng có thể tồn tại đến cuối đời.

Một số khối u sẽ gây ra các triệu chứng bất thường cho cơ thể thậm chí là đe dọa tính mạng. U nang buồng trứng khiến người bệnh cảm giác đau dạ dày từng cơn, căng tức tại khu vực bụng dưới, đi tiểu khó, rong kinh hoặc đau khi quan hệ…

Bệnh thường chỉ được phát hiện khi phái nữ đi khám phụ khoa, do các triệu chứng thường rất dễ với bệnh lý khác. Vậy nên, tốt nhất chị em nên đi khám định kỳ, nhằm tầm soát u nang buồng trứng.

đau bao tử từng cơn cảnh báo bệnh gì

5. Rối loạn hoạt động túi mật

Rối loạn hoạt động túi mật xảy ra khi dịch mật không di chuyển được xuống khu vực tá tràng để phân chia thức ăn. Lúc này, chức năng của dạ dày sẽ bị suy giảm theo, dễ gây ra những triệu chứng như chướng bụng, khó tiêu, kèm theo nôn mửa…

Người bệnh sẽ có thể đau dạ dày từng cơn ở vùng hạ sườn phải, lưng hoặc lan lên đến bả vai. Căn cứ vào mức độ và vị trí đau bác sĩ sẽ thực hiện các kỹ thuật kiểm tra để xác định chính xác bệnh.

6. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày xuất hiện do các tế bào mất kiểm soát và tấn công vào những mô ở gần (được gọi là xâm lấn cục bộ) hoặc ở khu vực lân cận (gọi là di căn), thông qua con đường hệ thống bạch huyết.

Ở những giai đoạn đầu, bệnh sẽ khó phát hiện do không có triệu chứng cụ thể. Song, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như chướng bụng, đau dạ dày quặn từng cơn, xuất huyết tiêu hóa…

Chưa kể, các biểu hiện khó chịu ở dạ dày lại khiến mọi người lầm tưởng thành bệnh khác. Vậy nên bạn cần chú ý kiểm tra sức khỏe để không bỏ qua thời điểm điều trị tốt nhất.

III - Đau dạ dày co thắt từng cơn có nguy hiểm không?

Theo đánh giá khách quan từ chuyên gia, đau bao tử từng cơn là biểu hiện có thể tự khỏe nếu ăn uống, sinh hoạt đúng cách. Tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan vì đây là cảnh báo sức khỏe mọi người đang gặp vấn đề nguy hiểm.

Nếu đau dạ dày từng cơn kéo dài hoặc tái phát thường xuyên, người bệnh cần tìm hướng điều trị phù hợp. Người bệnh cần đến những đơn vị y tế uy tín để thăm khám, tìm ra lý do gây bệnh chính xác nhất.

Thông thường đau dạ dày theo cơn không khắc phục nhanh dễ gây ra biến chứng bệnh lý nguy hiểm do dạ dày bị tổn thương. Từ đó sức khỏe bệnh nhân sa sút thậm chí hệ lụy tồi tệ nhất có thể xảy ra như ung thư dạ dày.

đau bao tử co thắt từng cơn

IV - giảm đau dạ dày quặn từng cơn ngay lập tực

Đừng để hiện tượng đau dạ dày từng cơn “bám theo” bạn quá lâu để tránh gặp biến chứng xấu hơn. Thay vào đó, hãy áp dụng cách giảm đi triệu chứng đau dạ dày sau:

1. Cách làm dịu cơn đau dạ dày tức thì tại nhà

Đau dạ dày theo cơn tác động trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vì thế để giảm cơn đau tức thì bạn hãy áp dụng những cách dân gian dưới đây:

1.1 Uống trà gừng

Gừng có vị cay, tính ấm với thành phần chính là Oleoresin Tecpen và các khoáng chất. Khi dưỡng chất xâm nhập vào cơ thể sẽ thực hiện trung hòa axit bên trong dạ dày. Vì vậy, bạn có thể pha trà gừng để giảm đau dạ dày từng cơn theo cách sau:

  • Cách 1: Sơ chế gừng tươi, gọt vỏ và đem đi thái nhỏ. Sau đó cho gừng vào cốc rồi từ từ rót nước sôi, thêm chút đường ủ trong 5 phút và thưởng thức.
  • Cách 2: Làm sạch phần vỏ của gừng tươi cho vào cối hoặc máy xay để làm nhuyễn. Tách bỏ phần bã và nước cốt sau đó hòa nước gừng cùng với mật ong theo tỷ lệ 2:1. Cuối cùng cho 250ml nước, 1 nửa thìa cốt chanh vào cốc nước gừng mật ong rồi khuấy đều.

Chú ý: Người bao tử từng cơn không nên uống trà gừng khi đói hoặc vào ban đêm. Đồng thời bạn cũng không nên dùng cho các đối tượng như trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, mẹ bỉm đang cho con bú, người mắc bệnh rối loạn chảy máu…

đau dạ dày quặn từng cơn uống trà gừng

1.2 Dùng lá bạc hà

Lá bạc hà có khả năng giảm tình trạng ợ chua, đau bụng do khó tiêu. Ngoài ra, nó còn có khả năng tăng cường hoạt động cho đường ruột, xoa dịu những cơn co thắt rất hiệu quả. Cách giảm đau dạ dày từng cơn bằng lá bạc hà như sau:

  • Cách 1: Ăn trực tiếp lá bạc hà tươi (1 - 2 lá), nhai từ từ rồi nuốt để cho tinh dầu thấm vào bên trong và kiểm soát dần cơn đau.
  • Cách 2: Dùng 1 nhánh bạc hà, hãm với nước sôi (chừng 15 phút). Sau đó để nước nguội một chút, bạn hãy bắt đầu uống từ từ để giảm đau dạ dày quặn từng cơn.

1.3 Sử dụng trà mật ong

Mật ong có đặc tính nổi trội là sát khuẩn, sát trùng đường tiêu hóa hiệu quả. Vì vậy nó thường được dùng để chữa lành các vết viêm do nhiễm trùng, khử vi khuẩn gây hại trong dạ dày, bằng cách sau:

  • Hãy chuẩn bị 1 cốc nước ấm (từ 70 - 100ml) rồi cho 1 thìa cà phê mật ong vào trong cốc nước này.
  • Dùng thìa khuấy đều 2 hỗn hợp để chúng hòa quyện với nhau sau đó từ từ thưởng thức.

trà mật ong giảm đau bảo tử từng cơn

1.4 Massage bụng

Massage bụng cũng chính là một cách để giảm đi những cơn đau dạ dày quặn thắt từng cơn. Phương pháp giải phóng sự tích tụ khí và chất lỏng tại khu vực bụng, đồng thời tăng cường hoạt động cho nhu động ruột, cải thiện hoạt động của dạ dày. Cách massage bụng giảm đau quặn thắt dạ dày gồm có:

  • Đặt tay lên khu vực bụng đang đau sau đó dùng lực tay nhẹ nhàng xoa bóp theo chiều kim đồng hồ.
  • Hãy tiến hành liên tục và duy trì trong khoảng 15 phút để làm ấm bụng giúp cơn đau được xoa dịu và giảm dần.

1.5 Chườm nóng

Nhiệt độ nóng từ khăn chườm sẽ giúp tăng cường sự lưu thông tới khu vực bụng, làm giảm đau dạ dày từng cơn đang hình thành tại đây. Ngoài ra, hơi nóng cũng giúp phân tán cơn đau giúp cho bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn chỉ cần:

  • Dùng khăn nóng hoặc chai thủy tinh chứa nước nóng để chườm lên bụng, di chuyển đều đặn quanh khu vực này nhằm phân tán cơ đau.
  • Thực hiện đến khi túi chườm hoặc là chai thủy tinh hết nóng thì dừng lại.

chườm nóng giảm đau dạ dày quặn từng cơn

2. Thăm khám, dùng thuốc đặc trị

Khi đau dạ dày từng cơn kéo dài hoặc trở thành bệnh mạn tính thì những phương pháp chữa mẹo tại nhà sẽ không đạt hiệu quả.

Lúc này, bệnh nhân cần thăm khám sớm nếu cơn đau dữ dội, kèm theo các triệu chứng như nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen… Mặt khác, với những trường hợp muốn khắc chế cơn đau dạ dày co thắt từng cơn do bệnh mạn tính.

3. Cách khắc phục đau dạ dày quặn từng cơn do viêm loét dạ dày theo Đông Y Thế Hệ 2

Trong các trường hợp tình trạng đau dạ dày quặn từng cơn do bệnh viêm loét dạ dày, người bệnh có thể lựa chọn cách chữa bệnh bền vững và hạn chế phụ như Viên dạ dày Ngự Y Mật Phương - Đông y thế hệ 2 của dược phẩm Nhất Nhất, đem đến hiệu quả vượt trội trong khắc chế những tổn thương tại cơ quan tiêu hóa này.

Sản phẩm được bào chế theo phương thuốc dạ dày "quốc bảo" y học cung đình Ngự y mật phương chỉ dành để chữa bệnh cho các bậc vua chúa thời Nguyễn xưa.

Viên dạ dày Ngự Y Mật Phương - Đông y thế hệ 2 không chỉ dừng lại ở việc khắc phục triệu chứng đau dạ dày, đẩy lùi bệnh, phục hồi lại những tổn thương tại vùng niêm mạc dạ dày, mà còn tác động tới cả cơ địa, dần dần củng cố, làm thay đổi cơ địa dạ dày đã suy yếu của người bệnh, từ đó hạn chế được nguy cơ tái phát bệnh.

V - Mẹo phòng ngừa hiện tượng bao tử bị đau quặn nhói từng cơn

Bệnh đau dạ dày quặn từng cơn rất dễ tái phát nếu người bệnh không ăn uống, sinh hoạt khoa học. Đó là lý do người bệnh cần đặc biệt chú ý tới những vấn đề cụ thể như sau:

1. Lên thực đơn dinh dưỡng cân đối

Đối với những ai hay bị đau dạ dày từng cơn, bạn nên tăng cường bổ sung rau, củ được chế biến theo dạng lỏng, dễ tiêu hóa. Ngoài ra, người bệnh cần chấp hành nghiêm túc quy tắc ăn uống khoa học dưới đây:

  • Ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, nhưng hạn chế tối đa việc ăn tối quá no để không gây áp lực cho dạ dày.
  • Hạn chế việc ăn những món chế biến dưới dạng chiên, rán, đồ ăn gia vị cay nóng hoặc có gia vị mặn.
  • Hạn chế ăn thực phẩm có tính axit cao đặc biệt là các loại quả như cam, quýt… hay các món như giấm, thực phẩm lên men…
  • Tránh sử dụng khó tiêu, đầy bụng và xuất hiện nhiều muối như: thịt nguội, lạp xưởng, chế phẩm từ đậu...
  • Không nên uống những đồ có ga, nước ngọt hay những thức uống có chất kích thích cao.

đau dạ dày co thắt từng cơn phải làm sao

2. Tổ chức lại thói quen sinh hoạt hợp lý

Đối với những người hay bị đau dạ dày quặn thắt từng cơn, bạn nên giữ cho tinh thần thật thoải mái. Bởi tâm lý cũng tác động đến mức độ đau. Song song với đó, hãy dành thời gian mỗi ngày tập luyện mỗi ngày và hạn chế thức khuya.

Khi bạn duy trì được các thói quen tích cực, sức khỏe của cơ thể cũng dần được cải thiện. Theo các chuyên gia, việc bệnh nhân thay đổi thói quen kết hợp với dùng thuốc chính là biện pháp tối ưu để xử lý căn nguyên sâu xa gây ra cơn đau dạ dày.

Khi bị đau dạ dày từng cơn bệnh nhân tuyệt đối không nên chủ quan vì có thể cơ quan tiêu hóa báo hiệu các bệnh lý nguy hiểm. Căn cứ vào tần suất và khu vực đay mà người bệnh cần tìm phương pháp xử lý cần thiết để tránh tổn hại tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Đau dạ dày quặn từng cơn nguy hiểm không? Làm sao để xoa dịu?

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Đau nhức xương cánh tay trái: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Đau nhức xương cánh tay trái: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

30-10-2024 16:47

Đau nhức xương cánh tay trái gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày, thậm chí gây khó khăn cho công việc. Để điều trị đau nhức xương cánh tay, cần hiểu rõ được nguyên nhân gây bệnh.

Nổi bật trang chủ
Hoa hậu Thùy Tiên đề nghị ê-kíp tắt camera, ngừng quay cảnh bất hòa?
30 Tháng 10, 2024

Hoa hậu Thùy Tiên đề nghị ê-kíp "Sao nhập ngũ" tắt máy quay, ngừng quay cảnh MisThy và Phương Anh Đào tranh luận.

Đọc thêm
Ruben Amorim đồng ý dẫn dắt Man United

Ruben Amorim đồng ý dẫn dắt Man United

30 Tháng 10, 2024

Tờ Manchester Evening News đưa tin Ruben Amorim đã đồng ý dẫn dắt Man United.

'Tuýt còi' hầu đồng không đúng quy định, chưa đủ!

'Tuýt còi' hầu đồng không đúng quy định, chưa đủ!

30 Tháng 10, 2024

Bộ VH,TT&DL gửi văn bản tới Sở VH,TT&DL tỉnh Bắc Ninh đề nghị cần chấn chỉnh ngay hoạt động hầu đồng không đúng quy định....

Trùng tu di tích: Đừng để làm xong mới rút kinh nghiệm

Trùng tu di tích: Đừng để làm xong mới rút kinh nghiệm

30 Tháng 10, 2024

Trùng tu di tích là cần thiết để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Tuy nhiên, trùng tu như thế...

Đà Nẵng lý giải nguyên nhân gạch vỉa hè bị lật tung trong bão số 6

Đà Nẵng lý giải nguyên nhân gạch vỉa hè bị lật tung trong bão số 6

30 Tháng 10, 2024

Ngày 29/10, Sở Giao thông vận tải TP.Đà Nẵng đã có thông tin liên quan đến việc hư hỏng vỉa hè đường Như Nguyệt do...

Chiếu miễn phí 4 bộ phim kinh điển về Hà Nội

Chiếu miễn phí 4 bộ phim kinh điển về Hà Nội

30 Tháng 10, 2024

Trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 7 sẽ trình chiếu miễn phí 4 bộ phim kinh điển về Hà...

0.73276 sec| 2295.906 kb