I. Đau dạ dày có uống được hồng sâm không?
Đau dạ dày là tình trạng khó có thể chữa dứt điểm nếu các triệu chứng đã quá nặng. Thời gian đầu, người bệnh thường có tính chủ quan, xem nhẹ các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu… không tới các cơ sở y tế thăm khám để điều trị bệnh sớm, dẫn tới bệnh dạ dày thường để lại các biến chứng.
Việc không có đủ thông tin kiến thức trong điều trị bệnh, tự ý sử dụng các sản phẩm cho là tốt sẽ làm ảnh hưởng ngược lại đối với sức khỏe, thậm chí có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Trong đó, sâm là loại thảo dược quý hiếm, được sử dụng để bồi bổ cơ thể nên nó được mặc định là loại thảo dược bất cứ ai dùng cũng tốt cho sức khỏe. Nhưng như trên đã nói, nếu không có đủ kiến thức thì sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ sẽ rất nguy hiểm.
Vì hồng sâm - Thảo dược có lợi ích cho kinh tỳ, phế, tâm và có tính bình, vị ngọt đắng bổ khí tốt, cố thoát, giảm đau và ngăn ngừa mệt mỏi… tốt cho đối tượng đang điều trị bệnh tiểu đường, phòng ngừa ung thư, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Nhưng đối với người đau dạ dày, uống hồng sâm là điều không thể, dù là sâm nguyên chất hay các chế phẩm từ sâm đều không có lợi cho người đau dạ dày.
Khi dịch vị từ dạ dày bị tiết ra nhiều hơn bình thường gây khí tồn đọng lại nhiều trong dạ dày, nên khi sử dụng sâm sẽ làm lượng khí được tăng lên nhiều hơn sẽ khó để có thể giảm đau.
II. Một số tác dụng của hồng sâm nên biết
Tuy đau dạ dày uống hồng sâm không mang lại lợi ích, nhưng việc cung cấp thêm cho bản thân những kiến thức khác liên quan đến công dụng khác của hồng sâm sẽ rất có lợi, vì có thể lúc nào đó bạn cần sử dụng đến nó.
1. Tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch
Kích thích khả năng miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa các loại vi khuẩn, virus gây truyền nhiễm. Ngoài ra, sâm giúp làm giảm mệt mỏi, bổ sung năng lượng cho cơ thể giúp phục hồi sức khỏe tốt.
2. Cải thiện trí nhớ
Trong nhân sâm có chứa 2 thành phần Ginsenosides và hợp chất K giúp bảo vệ tế bào não khỏi các ảnh hưởng từ các gốc tự do. Đối với người bệnh mắc chứng alzheimer cải thiện được những hành vi và nhận thức.
3. Giảm mỡ máu
Các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu và tìm hiểu, do đó họ đã nghiên cứu ra được nhân sâm có khả năng giảm hàm lượng máu xấu trong cơ thể. Cũng từ Ginsenosides có trong nhân sâm, thành phần sẽ giúp giảm cholesterol thừa trong cơ thể.
4. Giảm mệt mỏi
Thành phần Adaptogenic có trong củ sâm giúp thay đổi yếu tố sinh lý trong cơ thể để từ đó thích ứng với sự mệt mỏi do lao động hoặc làm việc quá sức, giúp cơ thể khỏe mạnh.
5. Phòng chống ung thư
Tế bào ung thư tiến triển rất nhanh nếu không có những tác động hỗ trợ từ bên ngoài. Nhân sâm có khả năng gây ức chế các tế bào này, tác động đến quá trình phát triển của khối u, làm chậm lại quá trình tiến triển bệnh.
Thành phần trong sâm có thể chống lại các khối u, làm tổn hại tế bào gây bệnh, có tác dụng đối với: Ung thư buồng trứng, phổi, tuyến tiền liệt, tế bào thần kinh.
Ngoài ra, nhân sâm còn có thể hỗ trợ các tình trạng như:
- Giảm căng thẳng tâm thần.
- Hỗ trợ, cải thiện bệnh tiểu đường.
- Kéo dài tuổi thọ, ngăn ngừa lão hóa.
- Duy trì vẻ đẹp cho phái nữ.
- Ngăn ngừa tình trạng oxy hóa, giảm viêm.
- Tìm được giấc ngủ ngon.
III. Vài cách giảm đau dạ dày thay thế hồng sâm
Với bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
1. Sử dụng các vị thuốc dân gian lành tính.
Đau dạ dày là bệnh phổ biến, nên trong dân gian xưa cũng đã tìm ra được các bài thuốc từ thảo dược giúp cải thiện cơn đau và các triệu chứng khác của bệnh.
Lá tía tô, hạt bưởi, gừng, tỏi… đều là những loại thảo dược dễ tìm thấy trong cuộc sống hằng ngày, chi phí để điều trị bệnh rẻ.
Tuy nhiên, hiệu quả mang lại chậm, người bệnh cần có tính kiên nhẫn, điều trị trong các trường hợp nhẹ, giúp thuyên giảm cơn đau. Nếu trong trường hợp nặng hơn, chỉ có tác dụng giảm đau và không trị dứt điểm bệnh.
2. Sử dụng thuốc đặc trị đau dạ dày
Các phương pháp chữa đau dạ dày bằng các bài thuốc dân gian không phải ai cũng biết nhưng thuốc tây đặc trị được sử dụng để giảm cơn đau dạ dày thì ai cũng biết và sẽ luôn tìm đến nó đầu tiên.
Các nhóm thuốc thường được bác sĩ chỉ định sử dụng bao gồm:
- Nhóm thuốc ức chế bơm proton.
- Nhóm thuốc kháng axit.
- Nhóm thuốc ức chế thụ thể H2.
Với tác dụng giảm được các triệu chứng của cơn đau dạ dày như giảm lượng axit, trung hòa axit để chứng ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu… được cải thiện.
Tuy nhiên việc sử dụng thuốc tây giảm đau có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, nếu muốn sử dụng thuốc tây để giảm đau dạ dày, người bệnh cần tới các cơ sở y tế thăm khám để các bác sĩ có thể theo dõi sát sao.
3. Thăm khám y tế
Ngay từ thời điểm bắt đầu xuất hiện các triệu chứng, người bệnh nên dành thời gian tới các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng và đưa ra liệu trình phù hợp.
Khi tới khám, người bệnh sẽ được hướng dẫn đi làm một vài xét nghiệm sau:
- Nội soi dạ dày.
- Xét nghiệm tổng chỉ số phân tích tế bào máu.
- Kiểm tra tìm sự tồn tại của vi khuẩn Hp.
- Tìm sự xuất hiện của hồng cầu trong phân.
- Biện pháp sinh thiết dạ dày.
Nếu không muốn lo lắng, suy nghĩ rằng đau dạ dày dùng thuốc này có khỏi không, phương pháp này có hiệu quả không, uống được hồng sâm không… thì người bệnh nên dành thời gian tới các cơ sở y tế thăm khám sớm.
Tuy hồng sâm quý hiếm và bồi bổ sức khỏe tốt, nhưng nếu bồi bổ không đúng thời điểm và lạm dụng sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm