I - Đau dạ dày có nên ăn cà chua không?
Cà chua là loại quả cung cấp nguồn năng lượng, cũng như lượng dưỡng chất phong phú cho cơ thể. Vậy nhưng, bên cạnh việc chứa các dưỡng chất có lợi cho cơ thể như vitamin A, C… thì cà chua còn có lượng acid không nhỏ.
Nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều acid này sẽ rất dễ tác động tiêu cực tới dạ dày, gây viêm loét niêm mạc của cơ quan này khiến cho bệnh trầm trọng hơn. Chính vì thế, người đau dạ dày có ăn được cà chua không thì đáp án chính là nên hạn chế với các đối tượng bệnh ở thể nặng.
Mặc dù hạn chế ăn cà chua khi đau dạ dày nhưng các đối tượng mới chớm đau vẫn có thể sử dụng nguyên liệu này. Các chất có trong cà chua cung cấp dưỡng chất có lợi đối với sức khỏe người bệnh. Vậy nên người mới chớm đau dạ dày khi dùng cà chua nên sử dụng đúng cách đi kèm với liều lượng phù hợp.
Người bị đau dạ dày nặng nên hạn chế ăn cà chua để bảo vệ sức khỏe
II - Vì sao ăn cà chua không tốt cho dạ dày
Theo đó, lượng acid có trong cà chua sẽ rất dễ làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày vốn đang bị suy yếu của người bệnh. Mặt khác lượng lớn pectin và nhựa phenolic trong cà chua sẽ bào mòn lớp niêm mạc gây ra phản ứng kích thích đến dạ dày.
Theo nghiên cứu, nếu bạn ăn cà chua khi đói thì 2 hoạt chất trên sẽ phản ứng với acid trong dạ dày và làm tổn thương cơ quan này. Ngoài ra, dưới đây là 2 lý do chính khiến cà chua không tốt cho người đang mắc bệnh dạ dày:
1. Dạ dày không thể dung nạp cà chua
Cà chua là nguyên liệu giàu axit nên dễ tạo ra phản ứng với các đối tượng bị trào ngược dạ dày hoặc ợ nóng. Khi ăn cà chua, nồng độ axit từ thực phẩm này sẽ tăng lên trong dạ dày và nhanh chóng tiếp xúc với thực quản. Dễ hiểu khi ăn cà chua, người bệnh liên tục bị ợ hơi, ợ nóng kèm cảm giác nóng rát ở thực quản.
Ngoài ra gây ra những cơn đau dạ dày sau khi ăn nhiều cà chua đó chính là fructose - loại đường tự nhiên xuất hiện trong cà chua. Theo nghiên cứu, đối tượng mang cơ địa khó tiêu hóa, nhạy cảm sẽ phản ứng trầm trọng với đường fructose.
Vì vậy nếu bạn cố gắng “ép” cơ thể phải tiêu thụ đường fructose thông qua việc ăn nhiều cà chua sẽ làm cho hệ tiêu hóa kém. Lúc này đường trong cà chua sẽ lên men dưới tác động của vi khuẩn đường ruột gây ra các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy…
Thông thường, nếu bạn chỉ tiêu thụ một lượng nhỏ cà chua thì sẽ không đáng lo ngại. Tuy nhiên người bệnh thuộc nhóm không dung nạp fructose khi ăn nhiều cà chua sẽ tác động xấu cho dạ dày.
Cơ thể người bệnh không dung nạp đường fructose trong cà chua
2. Phản ứng bị dị ứng
Cà chua không phải là nhóm thực phẩm gây dị ứng điển hình nhưng số ít người bệnh vẫn phản ứng sau khi ăn cà chua. Lúc này khu vực dạ dày có cảm giác đau âm ỉ, đầy hơi hoặc chân tay bị chuột rút sau khi ăn.
Song song với đó, cà chua cũng được cho là có mối liên quan tới latex. Theo đó, có tới gần 50% đối tượng phản ứng latex dễ bị dị ứng chéo với một số nguyên liệu trong đó là cà chua.
III - Người đau dạ dày khi ăn cà chua cần chú ý gì?
Người vừa mới chớm biểu hiện đau dạ dày vẫn có thể sử dụng cà chua trong thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày. Tuy nhiên để tránh tác động của cà chua đối với trạng thái bệnh thì khi ăn cần chú ý đến vấn đề sau:
1. Chọn cà chua đạt chuẩn
Đừng bỏ qua bước tỉ mỉ lựa chọn cà chua để bảo vệ dạ dày của chính mình! Bạn cần ưu tiên chọn những quả cà chua tươi và có độ chín vừa phải, tránh chọn cà chua còn xanh hoặc chín nẫu.
Mẹo nhỏ khi chọn cà chua chính là bạn nên chọn những quả trông chín mọng, có màu đỏ tươi và phần vỏ bóng. Cần chú ý quan sát với các quả cà chua chạm vào bị mõm sâu, vỏ bị thâm, nát kèm mùi hôi khó chịu. Đây là cà chua có dấu hiệu bị hỏng nên khi ăn sẽ không có lợi đối với sức khỏe.
Nên tránh sử dụng cà chua xanh để khiến bệnh dạ dày trở nên nghiêm trọng
2. Chế biến cà chua đúng cách
Khi chế biến cà chua, bạn hãy ngâm chúng với nước muối loãng (hoặc sử dụng nước gạo) nhằm loại bỏ những chất bảo quản hay bụi bẩn, vi khuẩn còn bám trên bề mặt cà chua.
Trong giai đoạn sơ chế cà chua, bạn cần chần sơ cà chua với nước ấm để tách bỏ vỏ và hạt cà chua. Ngoài ra không nấu cà chua quá lâu vì một số thành phần bị biến chất và tác động xấu tới sức khỏe dạ dày.
3. Sử dụng cà chua đã làm chín
Bạn chỉ ăn cà chua sau khi chúng đã nấu chín, tránh ăn cà chua sống. Cà chua khi được chế biến cẩn thận sẽ hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột, làm tổn thương niêm mạc dạ dày và giúp hệ tiêu hóa vận hành hiệu quả.
4. Cần tránh các nguyên liệu kết hợp với cà chua
Khi chế biến món ăn, mọi người thần trọng khi phối kết hợp các nhóm thực phẩm với nhau. Đối với cà chua, mọi người nên hạn chế kết hợp với các nguyên liệu dưới đây để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
- Cà rốt: là thực phẩm chứa các loại enzyme có thể phân tách hàm lượng vitamin C có trong cà chua nhanh chóng. Tuy nhiên, điều này vô tình gây ra áp lực cho dạ dày và ảnh hưởng xấu đến sự hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.
- Khoai tây: Nếu như cà chua mang đặc tính không tan trong acid thì khoai tây lại chứa lượng lớn acid clohydric. Vậy nên, nếu kết hợp 2 thực phẩm này với nhau sẽ rất dễ gây đầy bụng, khó tiêu…
- Khoai lang: Khoai lang kết hợp cùng cà chua cũng rất dễ gây đau bụng, tiêu chảy hoặc là buồn nôn…
- Tôm: Khi chế biến tôm với cà chua khiến cơ thể sản sinh ra asen - hợp chất gây tổn hại niêm mạc dạ dày. Do đó trong quá trình nấu ăn, mọi người nên tránh việc phối hợp tôm cùng cà chua với nhau để bảo vệ dạ dày tốt nhất.
- Dưa chuột: phần lớn nhiều món ăn salad sử dụng cà rốt, cà chua, dưa chuột để tạo độ tươi ngon, thanh mát cho món ăn. Tuy nhiên enzyme catabolic tiến hành phá hủy cấu trúc vitamin C trong cà chua gây ra sức ép lớn tới dạ dày.
Không nên sử dụng cà chua cùng lúc với khoai tây, khoai lang
Bài viết đã giúp khách hàng tìm ra đáp án cho vấn đề "đau dạ dày có ăn được cà chua không?" Dựa trên góc tiếp cận đó, người bệnh nên biết cách sử dụng cà chua an toàn, khoa học trong thực đơn để bảo vệ sức khỏe dạ dày tốt nhất. Đừng quên khi kết hợp các nguyên liệu với cà chua cần tìm hiểu về thành phần để tránh tạo ra tổn hại đến chức năng dạ dày.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm