Viêm chân răng hàm dưới là vấn đề răng miệng rất thường gặp
Viêm chân răng là gì?
Răng có cấu tạo nhiều lớp, ngoài cùng là men răng, bên trong có ngà răng và ở giữa là tủy răng nơi chứa các tổ chức mềm gồm mạch máu, thần kinh và mô liên kết. Chân răng là phần chúng ta không thể nhìn thấy bên ngoài vì chân răng nằm hoàn toàn trong xương ổ răng và được che phủ bên ngoài bởi lợi hay còn gọi là nướu răng.
Viêm chân răng bao gồm cả viêm chân răng hàm trên và viêm chân răng hàm dưới. Trong đó, viêm chân răng hàm dưới phổ biến hơn.
Viêm chân răng gồm viêm chân răng hàm dưới và viêm chân răng hàm trên
Triệu chứng của viêm chân răng hàm dưới và viêm chân răng hàm trên
Triệu chứng ban đầu của viêm chân răng là:
- Đau nhức nhẹ
- Sưng nướu
- Hôi miệng
- Chảy máu tại vị trí viêm
Khi vi khuẩn phát triển có thể xuất hiện các túi mủ - ổ áp xe ở lợi hoặc xung quanh chân răng khiến tình trạng đau nhức tăng lên, lan khắp hàm, tai và cổ đặc biệt khi nhai.
Vùng lợi sưng to, ấn vào dễ chảy máu, đôi khi có mủ hoặc máu ở bờ lợi viền quanh răng, có thể khiến da mặt sưng, nóng, đỏ, xuất hiện hạch cổ, sốt và hôi miệng.
Nếu viêm chân răng không được xử lý triệt để đúng cách bệnh dễ diễn biến thành mạn tính khiến các cơn đau nhức kéo dài, tái phát liên tục, các ổ áp xe phát triển nhanh có thể khiến xương bọc xung quanh chân răng bị tiêu, tụt lợi gây ra tình trạng viêm quanh răng.
Nghiêm trọng nhất khi vi khuẩn tại các ổ áp xe di chuyển vào máu, gây nhiễm khuẩn huyết có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Nguyên nhân gây viêm chân răng
Viêm lợi chân răng
- Vệ sinh răng miệng kém, thức ăn ứ đọng ở kẽ răng khiến vi khuẩn sinh sôi
- Không thường xuyên lấy cao răng
- Tổn thương lợi do vật nhọn như do dùng tăm xỉa răng
Viêm lợi chân răng hàm
Viêm lợi chân răng hàm cũng khá phổ biến. Bên cạnh những nguyên nhân gây viêm lợi kể trên còn do hiện tượng răng mọc lệch, mọc răng khôn chèn ép cấu trúc dẫn đến viêm sưng.
Viêm tủy răng
Nguyên nhân chủ yếu là do răng bị sâu hoặc do răng chấn thương tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập tiếp xúc trực tiếp với tủy răng, phát triển và gây viêm. Các vấn đề vệ sinh răng miệng kém cũng là yếu tố chính gây sâu răng.
Viêm tủy răng do sâu răng không được điều trị
Những cách điều trị viêm chân răng hàm dưới
Viêm chân răng gây đau đớn, khó chịu, nếu không điều trị có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm, do vậy bạn có thể áp dụng những phương pháp sau để cải thiện hiệu quả vấn đề này.
1. Súc miệng bằng nước muối sinh lý
Súc miệng bằng nước muối sinh lý 3 lần/ngày giúp sát khuẩn, giảm viêm, sưng nướu.
Khi bệnh lý ở mức nhẹ, chưa có hiện tượng chảy mủ, biện pháp này có hiệu quả nhưng trường hợp bệnh nặng hơn thì cần áp dụng phối hợp các biện pháp khác.
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng biện pháp này thường xuyên để dự phòng các bệnh lý răng miệng nói chung.
2. Dùng tỏi
Tỏi chứa hoạt chất có tính kháng sinh tự nhiên rất mạnh, qua đó giảm viêm và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nên thường xuyên được áp dụng để điều trị các bệnh lý nha khoa đặc biệt là viêm chân răng.
Cách làm: Lấy một tép tỏi nghiền nát, cho thêm 1 ít muối rồi dùng tăm bông thoa hỗn hợp vào chỗ sưng đau răng. Thực hiện ngày 3-4 lần, triệu chứng đau nhức sẽ dịu đi nhanh chóng.
3. Dùng lá lốt
Bên cạnh việc sử dụng lá lốt như một loại rau hàng ngày, loại rau này còn được dùng như một vị thuốc Đông y điều trị rất hiệu quả các bệnh răng miệng.
Cách làm: Lá lốt 20g, muối 3g. Giã nát, hòa với 50ml nước, chia làm 3 lần ngậm dần trong ngày. Mỗi lần ngậm 5 phút sau đó súc miệng sạch với nước.
Lá lốt được sử dụng điều trị các bệnh lý răng miệng
4. Dùng gừng tươi
Gừng tươi có tác dụng giảm sưng, giảm đau chân răng. Bạn có thể áp dụng gừng tươi bằng cách cắt thành nhiều lát nhỏ rồi phơi khô, đun sôi với nước, dùng nước này súc miệng hoặc có thể uống trực tiếp, nhưng cũng không nên uống quá nhiều để tránh gây nóng.
5. Dùng mật ong
Mật ong là nguyên liệu có tính diệt khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng vô cùng thích hợp để chữa viêm chân răng.
Cách áp dụng rất đơn giản, chỉ cần dùng bông gòn thấm mật ong, thoa trực tiếp lên vùng chân răng bị viêm. Một ngày thực hiện vài lần để giảm viêm chân răng nhanh chóng.
6. Dùng thuốc Tây
Tây y điều trị viêm chân răng chủ yếu dựa trên cơ chế kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau bằng việc sử dụng các thuốc kháng sinh, chống viêm, thuốc giảm đau phổ biến như paracetamol, ibuprofen.
Tuy nhiên các thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ, các loại kháng sinh cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ do có rất nhiều loại, cần có chuyên môn để lựa chọn loại thuốc phù hợp.
7. Sử dụng xịt răng miệng thảo dược
Xu hướng mới hiện nay trong điều trị các bệnh răng miệng là áp dụng các bài thuốc Đông y do đặc tính an toàn và hiệu quả lâu dài.
Đông y có bài thuốc trị bệnh răng miệng hiệu quả, gồm các loại thảo dược quý như kim ngân hoa, lá trầu không, hoa đu đủ đực, lá đào…
Hiện nay, bài thuốc này đã được nghiên cứu ứng dụng, sản xuất tại Nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất hiện đại, thành sản phẩm Xịt Răng Miệng thảo dược. Sản phẩm có dạng vòi xịt dài giúp dễ dàng đưa dung dịch đến vị trí cần tác động đảm bảo vệ sinh, giúp hỗ trợ làm giảm đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng.
Xịt Răng Miệng thảo dược hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị viêm chân răng hàm dưới có thể tham khảo sử dụng.
XỊT RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤTCông dụng:
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm