Chuyên gia cảnh báo nguy hiểm nếu lạm dụng xông hơi chữa Covid-19

Chuyên gia cảnh báo nguy hiểm nếu lạm dụng xông hơi chữa Covid-19
Xông hơi sẽ giúp thuyên giảm các triệu chứng thường gặp ở F0. Tuy nhiên, việc lạm dụng xông hơi trong quá trình tự điều trị Covid-19 có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của người dân.

Nguy cơ khi lạm dụng xông hơi chữa Covid-19

Hiện nay, số lượng người dân mắc Covid-19 tại nhiều tỉnh thành trên cả nước đang tăng cao, trong đó có nhiều gia đình có tất cả các thành viên đều là F0. Trong tình hình đó, ngoài việc tiêm vaccine phòng Covid-19, kết hợp tuân thủ 5K của ngành y tế không ít F0 đang điều trị tại nhà đã chọn cách xông hơi để cảm thấy dễ chịu và giảm các triệu chứng do Covid-19 gây ra. Phương pháp này được nhiều người ưa chuộng vì khá dễ làm và sử dụng các nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm.

Theo những hình ảnh và nội dung được nhiều trên mạng có thể thấy, tùy theo mỗi người và mỗi gia đình mà các thành phần và phương pháp xông hơi lại khác nhau. Nhà nào không có máy xông hơi, có thể dùng nồi lá xông, cho các thảo dược vào, đun sôi lên một lúc, hít hà dần dần từng tí một để tránh bị bỏng hơi nóng. Ngoài dùng các thảo dược nhiều người còn nhỏ thêm vài giọt tinh dầu như tinh dầu quế, chanh, sả, gừng… vào nồi lá xông để xông.

Theo thông tin trên báo Tuổi trẻ Online, kết quả thực tế từ những bệnh nhân Covid-19 có xông mũi họng bằng tinh dầu bạch đàn, chanh, sả tại dã chiến Phú Nhuận số 1 (TP.HCM) cho thấy họ cải thiện rõ rệt các triệu chứng hô hấp và cảm sau 3 - 5 ngày, nhưng không giảm thời gian điều trị so với những người không xông. Chính vì công dụng này, hiện nhiều người chọn xông hơi để phòng ngừa, giảm triệu chứng Covid-19. Tuy nhiên, các chuyên gia có nhiều lưu ý trong việc xông hơi để đạt được hiệu quả và tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Chuyên gia cảnh báo nguy hiểm nếu lạm dụng xông hơi chữa Covid-19

Hiện nhiều người chọn xông hơi để phòng ngừa, giảm triệu chứng Covid-19. Ảnh minh họa

Trao đổi với Dân trí, BS Quách Duy Cường, Khoa Virus - Kí sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, xông hơi chỉ tác động ở ngoài bề mặt niêm mạc, không ảnh hưởng đến virus bên trong tế bào, do đó không có ngăn ngừa lây nhiễm hay chữa khỏi bệnh Covid-19.

Theo bác sĩ Cường, mục đích của phương pháp xông là làm loãng chất tiết dịch, làm mềm vảy mũi, cung cấp độ ẩm cho niêm mạc mũi bị khô, dẫn lưu các chất dịch ứ đọng vùng mũi được tốt hơn. Từ đó, xông hơi giúp bảo vệ lớp niêm mạc mũi họng, cải thiện các triệu chứng ngạt mũi, giảm xung huyết niêm mạc mũi, giúp người bệnh cảm giác thư giãn, thoải mái hơn. 

Đồng quan điểm, ThS.BS Nguyễn Thị Kim Oanh, Phụ trách Phòng khám, Khoa Khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Hữu Nghị cũng khẳng định, xông hơi không có tác dụng tiêu diệt virus SARS-CoV-2 hay chữa khỏi Covid-19. Việc xông hơi bằng các loại thảo dược như: gừng, sả, lá chanh, tỏi… sẽ giúp thuyên giảm các triệu chứng thường gặp ở F0 như: ngạt mũi, đau rát họng.

Trong khi đó, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga (Bộ Quốc Phòng) cho hay, xông hơi, đánh gió không có tác dụng tiêu diệt virus, phương pháp này chỉ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Theo bác sĩ Hoàng, việc người dân lạm dụng xông hơi trong quá trình tự điều trị Covid-19 sẽ khiến cơ thể bị mất nước, mất điện giải và có thể tổn thương niêm mạc đường hô hấp. Do đó, BS Hoàng khuyến cáo, F0 chỉ nên xông hơi nếu không sốt cao, thực hiện ở nơi kín gió và cũng không nên xông nhiều hơn một lần mỗi ngày và mỗi lần không quá 20 phút.

Về vấn đề này, TS Bùi Lê Minh, Trưởng Ngành sinh học, Viện Kỹ thuật Công nghệ cao, Đại học Nguyễn Tất Thành phân tích, theo lý thuyết, ở nhiệt độ cao 60-70 độ C thì thời gian tồn tại của virus ngoài môi trường giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, lưu ý là khi đã nhiễm bệnh thì virus chủ yếu đang nằm trong các tế bào của cơ thể, chứ không phải dạng tự do nằm bên ngoài mô, tế bào. Vì thế, muốn tiêu diệt virus thì phải tiêu diệt tế bào mang virus đó trước, và với cách làm này, bạn đang tấn công tất cả tế bào tiếp xúc với nhiệt, bất kể còn lành lặn hay đã nhiễm virus.

Theo TS Bùi Lê Minh, người dân có thể sẽ gặp phải một số nguy hiểm nếu lạm dụng xông hơi hoặc xông không đúng phương pháp như: nguy cơ bị bỏng hoặc tai nạn khác khi xông hơi; nguy cơ tổn thương biểu mô đường hô hấp và nhạy cảm hơn với virus; nguy cơ làm phát tán virus ra môi trường xung quanh và bám trên các bề mặt, tăng cơ hội lây lan của virus; nguy cơ bị sốc nhiệt…

Xông hơi đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất

Trong khi đó, chia sẻ với Tuổi trẻ Online, TS Trương Thị Ngọc Lan - phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, kiêm phó chủ tịch Hội Đông y TP.HCM cho biết, Khi người dân cần xông phòng, xông mũi họng, tuyệt đối không xông toàn thân vì vào ngày thứ 3, người bệnh thường có triệu chứng vã mồ hôi. Nếu xông toàn thân sẽ làm cơ thể ra nhiều mồ hôi hơn, làm cơ thể mất nước, suy nhược thêm.

Thời gian xông mũi nên làm trong 10 - 20 phút với 2 lần/ngày. Nếu chọn tinh dầu thì mỗi lần xông nhỏ vài giọt. Nếu dùng thảo dược tươi thì rửa sạch, thảo dược khô thì không bị nấm mốc. Người bệnh không nên lạm dụng xông quá nhiều lần có thể làm cơ thể phản ứng (co thắt lại). Ngoài ra, người dân cũng không mua tinh dầu, các loại thảo dược trên mạng khi chưa rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng ra sao. Nếu dùng hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc thì gây bất lợi sức khỏe nếu xông thường xuyên.

Chuyên gia cảnh báo nguy hiểm nếu lạm dụng xông hơi chữa Covid-19

Nên xông hơi đúng cách để đạt được hiệu quả và tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Ảnh minh họa

Điều dưỡng Lâm Lạc Thư - phó phòng điều dưỡng Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho rằng xông thuốc lá, tinh dầu chỉ giúp làm dịu triệu chứng hô hấp, dịu thần kinh, giảm đau nhức nhưng không thể giúp ngăn ngừa hay chữa khỏi bệnh Covid-19.

Do đó, phụ huynh lưu ý không lạm dụng xông hơi, không được xông trực tiếp vào người, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 30 tháng, trẻ có tiền sử động kinh, sốt co giật hay người dị ứng với tinh dầu. Trẻ có bệnh lý nền cần tuân thủ theo và chỉ định của bác sĩ. Ngoài trẻ em thì người già yếu, mắc bệnh mãn tính, suy nhược cơ thể cũng không được tùy tiện xông hơi một mình mà cần người hỗ trợ. Trong quá trình xông, nếu choáng váng, khó thở, tức ngực... cần ngưng xông ngay.

Về xông phòng ở, Viện Y dược học dân tộc TP.HCM khuyến cáo có thể sử dụng các loại tinh dầu thực vật như: tràm, quế, bạc hà, chanh, bưởi... hoặc các loại lá có tinh dầu: chanh, sả, bưởi, ngũ sắc, ngũ trảo... Dùng bếp từ cá nhân hoặc bếp hồng ngoại để đun, bắc nồi nhỏ với lượng nước vừa đủ, nhỏ 5 - 10 giọt tinh dầu, đun sôi để tinh dầu tỏa trong phòng, đồng thời người bệnh ngồi trong phòng đóng kín cửa từ 5 - 10 phút, ngày làm từ 2 - 3 lần.

Về cách xông mũi, dùng nồi nấu lá có tinh dầu hay các loại tinh dầu nấu sôi, trùm lên mặt xông, thời gian xông khoảng 15 - 20 phút. Các loại lá có tinh dầu có thể chọn lựa: lá lốt, lá trầu, lá trà, lá ngũ sắc, lá bạch đàn, tỏi, sả, bồ kết, gừng, lá bưởi... Tinh dầu có thể chọn tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu bạc hà, tinh dầu sả...

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
7 tiêu chí đánh giá bao cao su chất lượng

7 tiêu chí đánh giá bao cao su chất lượng

20-09-2024 06:56

Có nhiều loại bao cao su giá bình dân nhưng có chất lượng tốt, đảm bảo đủ những tiêu chí mà các cặp đôi đề ra. Bạn có biết như thế nào là bao cao su chất lượng tốt?

Nổi bật trang chủ
Cách tập luyện chỉ 30 phút mỗi ngày để có vòng eo 'con kiến' như Hoa hậu Kỳ Duyên
20 Tháng 09, 2024

Hoa hậu Kỳ Duyên cho biết cô dành ra mỗi ngày ít nhất 30 phút để tập những bài tập giúp đốt mỡ toàn thân, cùng với đó kết hợp ăn uống khoa học để có một vóc dáng đẹp.

Đọc thêm
Hoa hậu Lương Thùy Linh bảo trợ cho 2 em bé mất cả cha lẫn mẹ ở Cao Bằng

Hoa hậu Lương Thùy Linh bảo trợ cho 2 em bé mất cả cha lẫn mẹ ở Cao Bằng

19 Tháng 09, 2024

Hoa hậu Lương Thùy Linh đã có chuyến thăm và trao tặng nhu yếu phẩm cho người dân Cao Bằng, nơi chịu nhiều thiệt hại...

Bão số 4 mạnh cấp 8 giật cấp 10, đang hướng vào miền Trung

Bão số 4 mạnh cấp 8 giật cấp 10, đang hướng vào miền Trung

19 Tháng 09, 2024

Áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão (bão số 4 năm 2024), hướng...

CEO Đại Nam Nguyễn Phương Hằng được tha tù

CEO Đại Nam Nguyễn Phương Hằng được tha tù

19 Tháng 09, 2024

CEO Đại Nam (Bình Dương) Nguyễn Phương Hằng được giảm án và ra tù trước thời hạn.

Xe khách tông đuôi xe khách trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, 2 người chết tại chỗ

Xe khách tông đuôi xe khách trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, 2 người chết tại chỗ

19 Tháng 09, 2024

Sáng 19/8, trao đổi với Dân Việt, đại diện Ban An toàn giao thông tỉnh Bình Thuận cho biết, các cơ quan chức năng đang...

Hỗ trợ học phí cho học sinh bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Hỗ trợ học phí cho học sinh bị ảnh hưởng bởi bão lũ

19 Tháng 09, 2024

Căn cứ mức độ thiệt hại của người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3, Bộ GDĐT đề nghị các tỉnh, thành phố xem...

0.65231 sec| 2284.133 kb