Theo ông Tuấn, bình thường một năm, tín dụng ngành ngân hàng tăng trưởng hơn 1 triệu tỷ đồng, BĐS chiếm 20%, khoảng 200.000 tỷ đồng. Năm ngoái, phát hành trái phiếu toàn thị trường khoảng 600.000 tỷ đồng, riêng BĐS khoảng 200.000 tỷ đồng. Tiền vào BĐS từ kênh trái phiếu tương đương toàn bộ hệ thống cấp tín dụng. Năm nay, sau khi có vụ việc của một số doanh nghiệp, việc phát hành chững lại, giảm 50% dòng tín dụng. Điều đó làm cảm giác thị trường thiếu tiền, gặp khó khăn hơn, nhưng một thời gian sẽ bình ổn lại và được giải quyết.
Ông Trịnh Văn Tuấn.
Ông Tuấn nhấn mạnh việc chấn chỉnh phát hành trái phiếu có thể gây ảnh hưởng tạm thời nhưng về dài hạn là cần thiết, doanh nghiệp tốt vẫn có thể phát hành theo đúng quy định. Thời gian tới, việc phát hành trái phiếu sẽ được phục hồi để thị trường BĐS có dòng tiền kinh doanh.
Theo Chủ tịch OCB, thực chất Ngân hàng Nhà nước không có chỉ đạo nào về siết tín dụng mà thực chất là kiểm soát tín dụng vào BĐS. Việc này đã được thực hiện từ lâu. Thông thường, các ngân hàng không đưa ra con số cụ thể về cấp tín dụng nhưng cơ quan điều hành sẽ có khuyến cáo, nhắc nhở khi cần thiết. Các ngân hàng vẫn tự do cho vay, nhưng nếu bị đánh giá rủi ro cao thì room tín dụng thấp. Do đó, các ngân hàng buộc phải cân đối để mức rủi ro tín dụng trong ngưỡng đặt ra.
Chủ tịch OCB Trịnh Văn Tuấn thừa nhận tại OCB không còn nhiều nhưng đủ room cho nhà đầu tư vay ở mức độ cho phép. Ngân hàng duy trì cấp tín dụng, quan điểm không làm quá rộng quá nhiều, đảm bảo cam kết cao nhất với các đối tác thường xuyên. Các chính sách tín dụng của ngân hàng không thay đổi từ đầu năm đến nay.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm