I - Bà bầu mệt mỏi bủn rủn chân tay là dấu hiệu bệnh gì?
Nhiều chuyên gia cho rằng bà bầu mệt mỏi bủn rủn chân tay trong thai kỳ là hiện tượng không quá nguy hiểm. Cơ thể mẹ bầu có thể là do thiếu sắt và canxi hoặc mẹ bị tụt huyết áp. Các yếu tố này được phân tích cụ thể như sau:
1. Bà bầu bị bủn rủn tay chân do tụt huyết áp
Tụt huyết áp là tình trạng xảy ra khi chỉ số huyết áp xuống dưới 90/60mmHg, có thể xảy ra đột ngột hoặc thường xuyên ở một số mẹ bầu.
Chân tay bủn rủn, người gần như không có sức lực là một trong những triệu chứng điển hình ở mẹ bầu tụt huyết áp. Bên cạnh đó, mẹ bầu hạ huyết áp còn gặp phải các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt, da tái nhợt, đổ mồ hôi lạnh, thở nhanh hoặc khó thở, người nhức mỏi.
Nguyên nhân mẹ bầu bị tụt huyết áp có thể là do lao động quá sức, mang thai đôi hoặc mang thai ba. Cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng (thiếu vitamin B12, axit folic), sự thay đổi hormone trong thai kỳ (lượng progesterone tăng cao làm mạch máu giãn ra, cản trở tới sự lưu thông tuần hoàn máu).
2. Tay chân bủn rủn khi mang thai do thiếu canxi
Nhu cầu canxi của mẹ bầu trong thai kỳ tăng vượt trội để cân đối thể trạng của thai nhi. Vào 3 tháng cuối thai nhi đánh dấu thời điểm trẻ phát triển xương khớp do đó nên mẹ rất cần gia tăng canxi.
Ngoài ra, canxi có vai trò quan trọng đối với mẹ bầu như: giúp phòng ngừa tiền sản giật, ngăn ngừa tăng huyết áp hoặc hạn chế nguy cơ tử vong cho cả mẹ và bé trong thai kỳ.
Nếu không được bổ sung đầy đủ hàm lượng canxi mẹ bầu thường có biểu hiện như: chân tay bủn rủn người mệt mỏi khi mang thai, chân tay tê bì như có kiến bò, hay mất ngủ, đau lưng, nhức mỏi khắp người.
3. Bầu mệt mỏi bủn rủn tay chân do thiếu sắt
Nhu cầu sắt trong thai kỳ là rất lớn, sắt tham gia quá trình tạo máu để nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển thai nhi. Nếu mẹ không bổ sung đầy đủ sắt thì nguy cơ thiếu máu là rất cao, tình trạng này có thể làm cho bà bầu mệt mỏi bủn rủn chân tay.
Không những vậy, bà bầu thiếu sắt còn có một số dấu hiệu khác như: đau đầu, người choáng váng, chân tay lạnh, da nhợt nhạt, đau thắt ngực, suy giảm trí nhớ (đầu óc lúc nhớ lúc quên), khó tập trung.
Cơ thể mẹ bầu thiếu sắt do chế độ dinh dưỡng không bổ sung lượng sắt cần thiết. Vấn đề này bắt nguồn từ điều kiện kinh tế không đảm bảo hay mẹ bầu chưa chú trọng tới bữa ăn hàng ngàyhoặc mẹ gặp phải vấn đề bất thường trong quá trình hấp thu sắt (rối loạn hấp thu sắt).
II - Cách khắc phục chân tay bủn rủn người mệt mỏi khi mang thai
Bầu mệt mỏi bún rủn chây tay gây gián đoạn tới công việc hàng ngày và làm cho tâm trạng đi xuống. Thể chất và tinh thần mẹ bầu bị tác động sẽ chi phối đến sự phát triển của thai nhi. Đừng để tình trạng này kéo dài lâu, mẹ hãy vận một số mẹo sau nhé:
1. Tập luyện thể dục thể thao phù hợp
Tập thể dục thể thao đều đặn giúp tăng cường lưu thông máu, kiểm soát huyết áp ổn định. Khi vận động sẽ tăng cường chức năng cho hệ tiêu hóa, nâng cao thể trạng và khắc phục tình trạng mệt mỏi ở mẹ mang bầu. Đồng thời, đây còn là biện pháp giúp cải thiện trí thông minh, thúc đẩy sự phát triển của thai nhi.
Một số hình thức tập luyện phù hợp với sức khỏe của mẹ bầu đó là: đi bộ, tập yoga (cần lựa chọn tư thế phù hợp với mẹ bầu, đảm bảo an toàn), đạp xe, thiền, bơi lội.
Mỗi ngày, mẹ bầu nên dành khoảng 20-30 phút để vận động. Tuy nhiên, nên hỏi ý kiến của bác sĩ để xây dựng bài tập luyện phù hợp và không nên tập quá sức mẹ nhé.
2. Tích cực thay đổi tư thế
Chân tay bủn rủn người mệt mỏi khi mang thai còn xuất phát từ tư thế của bà bầu. Nếu như công việc hàng ngày của mẹ bầu là làm việc văn phòng và sử dụng máy tính thì mẹ nên thường xuyên thay đổi tư thế.
Chẳng hạn như cứ sau mỗi 30 phút, mẹ bầu đứng lên đi lại một lần hoặc kê chân cao khi ngồi làm việc. Biện pháp này sẽ giúp mẹ xoa dịu đi cảm giác chân tay bủn rủn, người mệt mỏi khi phải ngồi trong thời gian dài làm việc máy tính.
3. Mẹ bầu ngâm chân trước khi ngủ
Ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ là giải pháp hữu hiệu giúp giảm nhanh cảm giác đau mỏi, bủn rủn chân ở mẹ bầu. Không những vậy, ngâm chân bằng nước ấm còn giúp tăng cường lưu thông máu, giúp mẹ bầu ngủ sâu giấc hơn và nhờ đó có sức khỏe tốt hơn.
Đối với mẹ bầu nào đang xuất hiện dấu hiệu căng thẳng thì việc ngâm chân này sẽ giúp tinh thần của mẹ ngày càng thoải mái hơn. Trong quá trình ngâm chân thì mẹ bầu cần lưu ý tới một số vấn đề như sau:
- Cần đảm bảo nước ngâm chân cho mẹ bầu có nhiệt độ vừa phải trong khoảng 38 - 43 độ C. Nước quá nóng hoặc quá lạnh có thể làm tổn thương da, gây bỏng da và làm ảnh hưởng tới tuần hoàn máu dưới da.
- Thời gian ngâm chân lý tưởng kéo dài từ 15 - 20 phút: mẹ không nên ngâm quá lâu vì có thể khiến cho da chân nhăn nheo, gây cản trở tuần hoàn máu.
- Phương pháp này thường cho kết quả khá chậm, nên mẹ bầu nên kiên trì thực hiện trong thời gian dài để thu được hiệu quả cao nhất.
- Mẹ có thể ngâm chân với thảo dược để giảm triệu chứng đau nhức, tê bì chân.
4. Tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể
Như đã đề cập ở trên, thiếu chất dinh dưỡng đặc biệt là sắt và canxi là nguyên nhân hàng đầu khiến cho chân tay bủn rủn người mệt mỏi khi mang thai. Vì vậy, muốn khắc phục được tình trạng này thì trước hết cần có chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý.
Mẹ bầu có thể tham khảo một số biện pháp tăng cường chất dinh dưỡng cho cơ thể như sau:
- Bổ sung sắt và canxi thông qua thực phẩm (các loại cá, sữa, cam, rau xanh, hạt vừng, hạnh nhân…).
- Bổ sung vitamin và dưỡng chất nâng cao khả năng hấp thu canxi và sắt: vitamin C, vitamin D, MK7.
- Đặc biệt chú ý tới một số loại vitamin và khoáng chất làm giảm cảm giác mệt mỏi, khắc phục tình trạng chân tay bủn rủn khi mang thai như: kẽm, vitamin A, E, vitamin nhóm B, omega 3, axit folic.
5. Ngủ đúng tư thế
Ngủ đúng tư thế sẽ giúp làm giảm đau nhức cơ bắp, hạn chế tình trạng chân tay bủn rủn người mệt mỏi khi mang thai. Mẹ bầu không nên nằm sấp hoặc nằm ngửa vì tư thế này khiến thai nhi chèn ép cột sống, lưng, và ruột khiến cho lưng đau nhức mỏi, tiêu hóa kém.
Hơn thế nữa, nằm ngủ sai tư thế còn làm tăng nguy cơ ngừng thở khi ngủ, đe dọa tới tính mạng của mẹ và bé. Tư thế ngủ đúng dành cho bà bầu được khuyến khích thực hiện gồm:
- Nằm nghiêng về bên trái: tư thế ngủ giúp vận chuyển dinh dưỡng và máu tới bào thai hiệu quả nhất. Mặt khác nằm nghiêng phía trái giảm áp lực lên phần chân, giảm tình trạng chân tay bủn rủn hoặc đau nhức, giảm tê phù chân. Tư thế ngủ này còn mang đến cảm giác dễ chịu và thoải mái nhất cho bà bầu.
Trên đây là toàn bộ thông tin về chân tay bủn rủn người mệt mỏi khi mang thai, mong rằng mẹ bầu đã có thêm nhiều hiểu biết về nguyên nhân cũng như cách cải thiện. Hy vọng mẹ sẽ nhanh chóng vượt qua được tình trạng này và tận hưởng nhiều niềm vui trong thai kỳ nhé.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm