Đau lưng dưới, đau mông, đau đùi có thể là do viêm khớp cùng chậu
Viêm khớp cùng chậu là một trong những bệnh khó chẩn đoán và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Các triệu chứng của nó có thể khiến bệnh nhân nhầm lẫn với một số bệnh xương khớp khác của vùng cột sống thắt lưng, khiến người bệnh chủ quan và không điều trị kịp thời gây dính khớp, teo cơ mông, đùi thậm chí là tàn phế suốt đời. Vậy viêm khớp cùng chậu là bệnh gì, làm sao để phát hiện bệnh và cách điều trị nếu không may mắc phải?
Viêm khớp cùng chậu là bệnh gì?
Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm khớp tại phần khớp xương cùng và xương chậu - phần cuối hình tam giác của cột sống, kết nối giữa xương sống và xương chậu, một số người còn hay gọi là viêm khớp vùng chậu hoặc viêm khớp xương chậu.
Viêm khớp có thể diễn ra tại 1 bên hoặc cả hai bên và là nguyên nhân chính gây ra viêm cột sống dính khớp. Viêm khớp cùng chậu thường gây đau lưng dưới vùng cùng cụt, đau mông, đau hông hoặc đau đùi, thậm chí kéo xuống cả hai bàn chân, đau tăng lên khi đi lại, đứng lâu hoặc bước lên cầu thang, khiến người bệnh di chuyển khó khăn.
Viêm khớp cùng chậu gây tổn thương, sưng đỏ, khó chịu
Dấu hiệu nhận biết viêm khớp vùng chậu
Để không bị nhầm lẫn viêm khớp cùng chậu với các bệnh lý xương khớp khác, bạn cần lưu ý các triệu chứng sau đây:
- Dấu hiệu đầu tiên, dễ cảm nhận nhất đó là đau ở vùng lưng dưới, đau mông và vùng cột sống thắt lưng dưới.
- Đau nặng hơn khi đứng lâu hoặc khi dồn trọng lực sang một bên chân, đau tăng khi xoay hông hoặc khi đi lên cầu thang, chạy bộ,…
- Tê cứng chân khi đứng lâu hoặc ngồi lâu, khó khăn khi gập duỗi.
- Vùng khớp cùng chậu thấy sưng nóng, đau đỏ, rát buốt, thỉnh thoảng có cảm giác bị sốt nhẹ.
- Đau ở mọi tư thế đối với thai phụ.
Nguyên nhân gây viêm khớp xương chậu
Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm khớp cùng chậu, trong đó nguyên nhân chính là do có tiền sử bệnh lý xương khớp như viêm khớp, thoái hóa cột sống, cột sống dính khớp…
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như:
- Dị tật bẩm sinh gây áp lực lên xương chậu, khiến khớp cùng chậu bị bào mòn gây đau nhức
- Di chứng của phẫu thuật khớp háng hoặc ghép xương lấy từ cánh chậu sai kỹ thuật
- Chấn thương ở vùng xương chậu, xương cụt
- Ngồi lâu hoặc đứng lâu một chỗ trong khoảng thời gian dài
- Rối loạn hệ miễn dịch gây viêm và tấn công màng hoạt dịch, làm tổn thương sụn khớp cùng chậu.
Vận động sai cách có thể gây viêm khớp cùng chậu
Phương pháp điều trị viêm khớp cùng chậu
Để điều trị viêm khớp cùng chậu, các bác sĩ sẽ căn cứ theo thực trạng của bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Cụ thể:
Vật lý trị liệu
Đây là phương pháp giúp bệnh nhân thực hiện các bài tập vận động để kéo giãn cơ, tăng sự dẻo dai, linh hoạt của xương khớp, giúp làm ổn định các nhóm cơ quanh khớp cùng chậu. Người bệnh có thể tự tập tại nhà hoặc đến phòng khám để kỹ thuật viên hỗ trợ thêm. Tuy nhiên, người bệnh trước khi tự tập bài tập nào, cần được chuyên gia hướng dẫn cẩn thận, tránh tập sai động tác có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng.
Tập vật lý trị liệu cải thiện viêm khớp cùng chậu với chuyên gia
Dùng thuốc Tây
Việc dùng thuốc cũng là một trong những phương pháp giúp bệnh nhân dễ chịu hơn, tuy nhiên hiện chưa có loại thuốc Tây đặc hiệu giúp trị dứt điểm các bệnh xương khớp, mà chủ yếu chỉ giúp bệnh nhân cải thiện các triệu chứng do viêm khớp cùng chậu gây ra, ví dụ như:
- Dùng thuốc giảm đau như Acetaminophen, Ibuprofen, Paracetamol
- Thuốc giãn cơ giúp làm giảm tình trạng co thắt cơ
- Thuốc ức chế TNF dùng để ức chế các yếu tố hoại tử, giảm bớt tình trạng sưng viêm, viêm cột sống dính khớp. Một số loại thuốc có thể kể đến là Adalimumab, Certolizumab, etanercept, infliximab...
Tuy nhiên các loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ, có thể gây hại tới gan, thận, dạ dày, ngoài ra nếu sử dụng trong thời gian dài có thể khiến sụn khớp và vùng xương dưới sụn khớp bị tổn thương. Vì vậy người bệnh viêm khớp cùng chậu cần sử dụng và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng để tránh gặp các tác dụng phụ không mong muốn.
Tiêm vào khớp
Trong trường hợp bệnh nhân gặp tác dụng phụ, không dùng các loại thuốc Tây dưới dạng uống, bệnh nhân có thể sẽ được bác sĩ chỉ định tiêm Corticosteroid vào khớp, nhằm giúp giảm viêm và giảm đau.
Tiêm thuốc cho bệnh nhân viêm khớp cùng chậu
Phẫu thuật
Nếu các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật không xâm lấn hoặc xâm lấn tối thiểu. Phương pháp này cũng là phương pháp được áp dụng sau cùng, khi khớp cùng chậu bị tổn thương nghiêm trọng, không thể phục hồi và khó đảm nhiệm chức năng bình thường.
Chữa viêm khớp cùng chậu bằng Đông y
Bên cạnh các phương pháp trên, người bệnh hiện nay cũng có xu hướng sử dụng các phương pháp Đông y để điều trị viêm khớp cùng chậu. Tiêu biểu trong số đó là thuốc Xương Khớp Đông y thế hệ 2 ra đời từ bài thuốc chữa đau xương khớp bí truyền có hiệu quả thực sự.
Thuốc Xương Khớp Đông y thế hệ 2 không chỉ giúp loại bỏ các chứng đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, cứng cơ xương khớp, nhức mỏi, tay chân tê bại, mà còn tác động vào cơ địa, tăng cường sức khỏe cho xương khớp, nhờ vậy sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Thuốc Xương Khớp Đông y thế hệ 2 được sản xuất tại Nhà máy Dược phẩm chuẩn GMP-WHO dạng viên nén tiện dụng. Người bệnh viêm khớp cùng chậu có thể tham khảo, tìm mua tại các hiệu thuốc trên toàn quốc, để điều trị bệnh viêm khớp cùng chậu, ngăn ngừa bệnh tiến triển.
XƯƠNG KHỚP NHẤT NHẤTBạn bị: • Viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp? • Thoái hóa khớp? • Thoái hóa, vôi hóa, gai đôi cột sống cổ? • Thoái hóa, vôi hóa, gai đôi cột sống lưng? Đã có Xương Khớp Nhất Nhất nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm