Các phương pháp điều trị trĩ cho bà bầu hiệu quả, an toàn
MỤC LỤC
Vì sao bà bầu lại hay bị trĩ?
Triệu chứng trĩ khi mang thai
Bị trĩ khi mang thai có nguy hiểm không?
Nguyên tắc điều trị trĩ cho bà bầu
Các phương pháp điều trị trĩ cho bà bầu
Điều trị bệnh trĩ sau khi sinh con
Vì sao bà bầu lại hay bị trĩ?
Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị căng giãn quá mức, dẫn đến viêm, sưng và chảy máu hậu môn, gồm 2 dạng: trĩ nội và trĩ ngoại.
Bệnh gây nhiều khó chịu cho người bệnh, gây đau, khó chịu khi đi vệ sinh. Nếu kéo dài người bệnh có nguy cơ thiếu máu do chảy máu liên tục.
Phụ nữ có thai là một trong những nhóm đối tượng dễ mắc bệnh trĩ, điều này được giải thích là do các nguyên nhân sau đây:
Thai nhi phát triển nhanh chóng trong tử cung, chèn ép lên các tĩnh mạch và tăng áp lực lên các cơ vòng vùng chậu và khu vực hậu môn - trực tràng, dẫn đến trĩ.
Nồng độ nội tiết tố progesterone tăng cao quá mức khiến thành tĩnh mạch bị giãn và dễ sưng lên. Progesterone cũng được chứng minh làm suy yếu nhu động ruột, tăng tình trạng táo bón ở phụ nữ mang thai.
Chế độ ăn uống không khoa học: Bổ sung quá nhiều dưỡng chất, chế độ ăn thiếu cân bằng, cộng thêm căng thẳng, stress và ít vận động làm tăng cao nguy cơ mắc trĩ ở các mẹ bầu.
Các yếu tố tác động lên hậu môn làm gia tăng nguy cơ bệnh trĩ: tăng cân quá nhiều khi mang thai, thường xuyên rặn khi đi vệ sinh, ngồi hoặc đứng trong thời gian dài…
Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị trĩ
Triệu chứng trĩ khi mang thai
Khi bị trĩ trong thai kỳ, các mẹ có thể gặp phải các triệu chứng phổ biến như:
Chảy máu khi đi đại tiện.
Rối loạn nhu động ruột.
Xuất hiện vùng da nổi lên gần hậu môn.
Hậu môn có cảm giác ngứa ngáy, sưng và đau.
Tuy nhiên với trường hợp trĩ nội thường không đau ngay cả khi chảy máu. Các mẹ có thể thấy máu trên thành bồn cầu hoặc giấy lau sau khi đi vệ sinh.
Bị trĩ khi mang thai có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ nhìn chung không quá nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh, tuy nhiên với phụ nữ mang thai cần đặc biệt lưu ý do bệnh có thể gây ảnh hưởng đáng kể.
Nếu trĩ không được điều trị kịp thời, táo bón kéo dài, phân có thể bị tồn đọng trong trực tràng.
Điều này có thể khiến cho một số chất độc thông qua thành trực tràng thâm nhập vào máu và đi tới gây tổn thương cho các cơ quan khác. Không chỉ mẹ và cả thai nhi đều có thể gặp phải những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Quá trình sinh nở đòi hỏi người phụ nữ phải dùng một lực rặn rất mạnh, gây ra tác động rất mạnh đến các tĩnh mạch vùng tử cung và hậu môn. Do đó, nếu không được điều trị khỏi trong thai kỳ, bệnh trĩ ở bà bầu có xu hướng trở nặng sau khi sinh.
Bên cạnh đó, các bác sĩ khuyến cáo nếu bị trĩ trong thai kỳ, phụ nữ không nên đẻ thường mà nên đẻ mổ, nhằm tránh khiến bệnh trĩ chuyển biến nặng sau sinh.
Nguyên tắc điều trị trĩ cho bà bầu
Trong thai kỳ, rất nhiều loại thuốc bị chống chỉ định, không thể tự ý sử dụng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi.
Do đó, khi có dấu hiệu bệnh trĩ, các mẹ nên đi thăm khám càng sớm càng tốt để được điều trị và theo dõi bởi các bác sĩ sản khoa có chuyên môn.
Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng các thuốc điều trị trĩ ngoài hiệu thuốc.
Việc giữ tâm lý e ngại hay trì hoãn việc thăm khám, có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn, làm chậm trễ việc điều trị, bỏ lỡ thời cơ điều trị hiệu quả từ giai đoạn sớm của bệnh.
Các phương pháp điều trị trĩ cho bà bầu
Ở giai đoạn đầu của bệnh trĩ, phương pháp điều trị chủ yếu là thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người bệnh.
Với trường hợp trĩ nặng, các mẹ bầu có thể được xem xét thực hiện các biện pháp can thiệp xử lý búi trĩ.
Một số phương pháp chữa bệnh trĩ an toàn, hiệu quả tại nhà mà mẹ bầu có thể áp dụng là:
Dùng dầu dừa
Dầu dừa là tinh dầu tự nhiên, có độ lành tính cao với thành phần có chứa nhiều axit béo. Việc sử dụng dầu dừa có tác dụng làm dịu vùng niêm mạc hậu môn, giảm ngứa rát và sưng viêm.
Ngoài ra nó còn giúp phòng ngừa viêm nhiễm và giảm áp lực lên búi trĩ khi đại tiện, giúp việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn.
Cách thực hiện:
Vệ sinh hậu môn với nước sạch, sau đó dùng khăn lau khô. Tránh dùng loại khăn thô cứng để làm giảm mức độ tổn thương do búi trĩ gây ra.
Lấy một lượng dầu dừa vừa phải cho vào vùng hậu môn đợi trong khoảng 15 phút rồi dùng khăn giấy thấm bớt dầu.
Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày để làm dịu vùng hậu môn và giảm ngứa ngáy.
Dầu dừa có thể được dùng để chữa trĩ khi mang thai cho phụ nữ
Dùng vừng đen
Khi bị trĩ trong thai kỳ, các mẹ có thể áp dụng phương pháp sử dụng vừng đen. Trong vừng đen có chứa nhiều axit béo và chất chống oxy hóa giúp kích thích tiêu hóa, trị táo bón.
Đặc biệt vừng đen được xem là nguyên liệu lành tính, hỗ trợ làm giảm áp lực lên trực tràng – hậu môn khi đi tiêu.
Cách thực hiện:
Rửa sạch hậu môn, sau đó dùng khăn bông sạch thấm khô.
Lấy 1 lượng dầu vừng đen ra ngón tay hoặc tăm bông bôi trực tiếp xung quanh.
Đợi khoảng 10-15 phút dùng khăn giấy để thấm bớt lượng dầu.
Ngoài việc bôi, các mẹ cũng có thể sử dụng vừng đen nấu cháo, ăn cách ngày trong liên tục 1 tháng để giảm táo bón cũng có tác dụng làm co búi trĩ hiệu quả.
Dùng rau diếp cá
Rau diếp cá có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, thanh nhiệt và giải độc, là một trong những phương pháp chữa bệnh trĩ tại nhà quen thuộc nhất.
Phương pháp này thực hiện vô cùng đơn giản, an toàn và có thể sử dụng cho cả phụ nữ mang thai.
Trong thành phần của rau diếp cá chứa iso quercetin và quercetin – tinh chất có tác dụng ngăn chặn tình trạng ứ huyết tại tĩnh mạch bị phình giãn và làm bền mao mạch.
Ngoài ra, rau diếp cá còn có hoạt chất acetaldehyde có đặc tính kháng khuẩn và giảm viêm mạnh nên là cách điều trị bệnh trĩ cho phụ nữ mang thai nên thử.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị 200g lá diếp cá tươi, rửa sạch sau đó vớt ra để ráo.
Giã nát và vắt bớt nước sau đó đưa tay đắp trực tiếp vào hậu môn trong 15 phút.
Thực hiện phương pháp này từ 1 – 2 lần/ ngày.
Rau diếp cá cũng có thể được dùng để chữa trị cho các mẹ bầu
Thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt
Bên cạnh việc thực hiện các phương pháp trị bệnh trĩ tại nhà, thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt cũng vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu khi bị trĩ.
Những lưu ý cho mẹ là:
Bổ sung chất xơ từ các loại rau củ quả nhằm giảm thiểu tình trạng táo bón.
Tránh ăn quá nhiều thịt đỏ, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.
Uống nhiều nước như nước lọc, nước ép trái cây, nước rau diếp cá, nghệ tươi…
Đồng thời tránh sử dụng các loại nước dễ gây kích ứng ruột như cà phê, nước ngọt, rượu, bia
Ngâm và vệ sinh vùng hậu môn bằng nước muối ấm hàng ngày, giữ hậu môn sạch sẽ, khô thoáng
Sau khi đi vệ sinh nên dùng nước để rửa, không dùng giấy vệ sinh quá cứng để tránh làm xước hậu môn
Thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khỏe và sự tiến triển của bệnh trĩ
Lưu ý, bệnh trĩ không thể nào tự biến mất sau khi sinh con. Do đó, sau khi sinh, bạn có thể tham khảo sử dụng thuốc điều trị bệnh, để ngăn ngừa tình trạng trĩ tiến triển nặng hơn.
Điều trị bệnh trĩ sau khi sinh con
Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh trĩ sau khi sinh con gồm:
Kem bôi hoặc thuốc mỡ chứa hydrocortisone: Giúp giảm viêm, ngứa và đau.
Thuốc giảm đau: Paracetamol (acetaminophen) hoặc ibuprofen có thể giúp giảm đau tạm thời.
Thuốc làm mềm phân: Như docusate giúp ngăn ngừa táo bón và làm cho việc đi tiêu dễ dàng hơn, giảm áp lực lên búi trĩ.
Thuốc nhuận tràng: Các loại thuốc nhuận tràng nhẹ như psyllium hoặc methylcellulose có thể giúp giảm táo bón.
Sản phẩm làm co mạch: Một số loại thuốc bôi có chứa phenylephrine giúp co mạch máu và giảm kích thước búi trĩ.
Thuốc đặt trực tràng: Suppositories có thể được sử dụng để giảm triệu chứng trĩ nội.
Thuốc trĩ từ thảo dược: Giảm đau rát, bền thành mạch, cầm máu, co búi trĩ, ngăn ngừa trĩ tái phát
Thuốc trĩ từ thảo dược dạng viên nén tiện sử dụng có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO Thuốc Trĩ Nhất Nhất Giảm đau rát, bền thành mạch, cầm máu, co búi trĩ, ngăn ngừa trĩ tái phát |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm