Tăng cường sức khỏe hậu Covid-19 là điều quan trọng
Những di chứng hậu Covid-19
Hiện nay, khi đã từ bỏ chủ trương “zero COVID” cũng như sự xuất hiện của biến chủng Omicron đồng nghĩa với việc chúng ta có nguy cơ phơi nhiễm virus SARS-CoV-2 bất cứ lúc nào. Đáng kể hơn, dù đã tiêm đủ liều vaccine, thực hiện tốt 5K hoặc thậm chí đã từng mắc Covid-19 thì bạn vẫn có nguy cơ tái nhiễm.
Sau khi tiêm vaccine cũng như đa số các trường hợp lây nhiễm Omicron đều có triệu chứng nhẹ, ít trường hợp biến chứng nặng, phải nhập viện, tỉ lệ tử vong đã giảm đáng kể. Nhưng các thống kê cho thấy, hậu Covid-19 nhiều người vẫn có nhiều di chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như mệt mỏi, khó thở, đau cơ xương khớp, mất ngủ, hay quên, đau đầu…
Vì vậy, sau khi đã khỏi Covid-19, người bệnh nên có chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý để tăng cường sức khỏe, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.
Biến chủng Omicron làm tăng nguy cơ lây nhiễm
Bổ sung gì giúp tăng cường sức khỏe hậu Covid-19?
Nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin C, D và kẽm dùng hàng ngày là các “vũ khí” hữu hiệu gia cố miễn dịch cơ thể, giúp phòng tránh Covid-19 hoặc tái mắc và phục hồi cơ thể trong giai đoạn hậu Covid-19.
1. Bổ sung vitamin C
Vitamin C có khả năng giúp cơ thể tăng cường đề kháng, chống lại các bệnh do virus đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm… cũng như giúp giảm nhẹ các triệu chứng nếu mắc bệnh. Ngoài ra, vitamin C còn là chất chống oxy hóa, giúp giảm tình trạng viêm toàn thân, viêm đường hô hấp (đặc biệt, viêm phổi là một biến chứng nghiêm trọng của Covid-19 có thể dẫn đến suy hô hấp hoặc thậm chí tử vong).
Vì vậy, trong mùa dịch này, bạn nên bổ sung đủ lượng vitamin C cho cơ thể mỗi ngày kể cả chưa hoặc đã mắc Covid-19.
Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng
Bổ sung vitamin C bao nhiêu là đủ?
Nhu cầu vitamin C hàng ngày của cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, nhu cầu dinh dưỡng và các thay đổi đi kèm. Tuy nhiên, theo các bác sĩ khuyến cao lượng vitamin C tối đa cho người lớn không nên quá 2.000mg/ngày.
Trung bình, liều vitamin C hàng ngày được đề nghị dựa trên độ tuổi, cụ thể:
- Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi: 40mg;
- 7-12 tháng: 50mg;
- 1-3 tuổi: 15mg;
- 4-8 tuổi: 25mg;
- 9-13 tuổi: 45mg;
- 13-18 tuổi: 75mg cho trẻ em trai, 65mg cho trẻ em gái;
- Trên 18 tuổi: 90mg cho nam giới, 75mg cho phụ nữ;
- Phụ nữ mang thai: 85mg;
- Phụ nữ cho con bú: 120 mg.
Việc bổ sung vitamin C cũng khá đơn giản. Bạn có thể bổ sung bằng cách ăn nhiều hoa quả và rau tươi hoặc sử dụng các sản phẩm C sủi có bán tại nhà thuốc. Các nguồn vitamin C tốt là trái cây có múi như chanh và cam, các loại rau cải cũng giàu vitamin C. Nếu muốn giữ được tất cả các chất dinh dưỡng từ một thực phẩm nhất định, không nên nấu quá lâu ở nhiệt độ cao hoặc có thể ăn sống thì hàm lượng bổ sung sẽ cao hơn.
2. Bổ sung vitamin D
Vitamin D cũng là vitamin tăng cường sức khỏe nên bổ sung thêm. Vitamin D có chức năng duy trì lượng canxi và phospho trong máu tối ưu. Theo một nghiên cứu y khoa, bổ sung vitamin D đầy đủ giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.
Bổ sung Vitamin D bao nhiêu là đủ?
Liều Vitamin D khuyến cáo:
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (đến 12 tháng): 400 IU (đơn vị quốc tế);
- Trẻ em và người lớn từ 1 đến 70 tuổi: 600 IU;
- Người lớn trên 70 tuổi: 800 IU
Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng 2 cách:
Bổ sung qua chế độ ăn uống: một số loại thực phẩm như lòng đỏ trứng, pho mát, thịt bò, nấm, dầu cá có hàm lượng vitamin D rất cao. Các loại cá béo như cá hồi, cá thu và cá ngừ cũng có thể giúp điều trị chứng thiếu hụt vitamin D. Ngoài ra, một số loại thực phẩm khác cũng có chứa vitamin D bao gồm sữa chua, sữa, nước cam, ngũ cốc.
Tận dụng ánh nắng mặt trời: Ánh sáng mặt trời vẫn là nguồn gốc tự nhiên mạnh mẽ nhất cho sản xuất vitamin D. Bạn không phải mất hàng giờ dưới ánh mặt trời, đơn giản chỉ cần dành khoảng 15 phút bên ngoài mỗi ngày. Chỉ có hai bàn tay và khuôn mặt của bạn tiếp xúc trong thời gian đó là đủ. Chỉ cần khoảng 15 phút tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mùa hè có thể cung cấp cho bạn với 3.000 - 5.000IU vitamin D.
3. Bổ sung kẽm
Kẽm là nguyên tố cần thiết cho quá trình tổng hợp ADN và nhân lên của tế bào. Chính vì vậy, đối với những tế bào tăng sinh mạnh như tế bào miễn dịch, kẽm có vai trò vô cùng quan trọng. Ngoài vai trò trong hệ thống miễn dịch, kẽm cũng làm giảm stress oxy hóa, ổn định cấu trúc protein, điều hòa và thúc đẩy hàng trăm phản ứng hóa học trong cơ thể. Kẽm cũng cần thiết cho việc giải phóng chất dẫn truyền thần kinh trong não. Kẽm giúp làm chậm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ viêm phổi và các bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng khác.
Chính vì vậy, kẽm là dưỡng chất quan trọng cần bổ sung để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cũng như nhanh chóng hồi phục sau bị bệnh.
Kẽm có vai trò quan trọng đối với sức khỏe
Bổ sung kẽm như thế nào?
Để bổ sung kẽm đủ lượng, an toàn và hiệu quả, nhiều người tin chọn giải pháp từ viên uống bổ sung. Giải pháp này không chỉ hiệu quả mà còn tiện dụng, phù hợp với những người bận rộn, khó đảm bảo thực đơn ăn uống mỗi ngày có chứa các thực phẩm giàu kẽm, phù hợp với những nhóm có nguy cơ cao thiếu kẽm như người cao tuổi, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, phụ nữ có thai…
Lưu ý khi lựa chọn viên uống bổ sung kẽm là nên chọn kẽm gluconate (zinc gluconate), bởi đây là dạng kẽm mà cơ thể dễ hấp thu nhất.
Hiện có rất nhiều sản phẩm bổ sung kẽm trên thị trường. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả cao, nên chọn sản phẩm được sản xuất bởi các công ty dược uy tín, có quy trình sản xuất và phân phối đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, tiêu biểu như Zinc Gluconate Nhất Nhất do Dược Phẩm Nhất Nhất sản xuất – doanh nghiệp vừa nhận được Giải Vàng Chất lượng Quốc gia năm 2020, giải thưởng do Thủ tướng Chính phủ trao tặng.
Zinc Gluconate Nhất Nhất hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Kết hợp bổ sung kẽm và các món ăn tăng cường sức khỏe, nghỉ ngơi hợp lý giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, giảm các di chứng hậu Covid-19.
ZINC GLUCONATE NHẤT NHẤT- Bổ sung Kẽm - Giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm